Thuế tiêu thụ đặc biệt và vai trò công cụ điều tiết vĩ mô đối với ngành bia rượu
Chúng ta có những đặc điểm rất khác biệt so với các quốc gia trên thế giới, vì vậy việc lựa chọn phương pháp tính thuế cần được nghiên cứu, tính toán cẩn trọng để đạt được mục tiêu chính sách.

Thuế tiêu thụ đặc biệt và vai trò công cụ điều tiết vĩ mô đối với ngành bia rượu. Ảnh: Minh hoạ/Internet.
Công cụ thuế nói chung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Trước hết, Thuế giúp ổn định thị trường, điều tiết nền kinh tế. Bằng công cụ thuế, nhà nước có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế này hay hạn chế hoạt động kinh tế khác trong nền kinh tế. Thuế tác động đến cung cầu của thị trường theo đó điều tiết hoạt động của thì trường, điều chỉnh chu kỳ kinh tế. Bên cạnh vai trò tạo ra nguồn thu ngân sách ổn định lâu dài để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công của nhà nước, vận hànhbộ máy nhà nước, và chi cho đầu tư phát triển, thuế còn đóng vai trò tái cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế, phù hợp theo đúng định hướng của nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội thông qua việc phân phối lại thu nhập.
Cũng giống như các sắc thuế khác, Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cũng có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong công tác điều hành chính sách vĩ mô của Nhà nước. Cụ thể, Thuế TTĐB là loại thuế gián thu được Nhà nước sử dụng như một công cụ hiệu quả để điều tiết sản xuất, tiêu dùng và thu nhập của người tiêu dùng đối với một số hàng hóa, dịch vụ nhất định. Thuế đánh một lần ở khâu sản xuất/nhập khẩu, khi luân chuyển qua khâu lưu thông sẽ không bị đánh thuế. Mục tiêu chính của sắc thuế này là nhằm điều chỉnh hành vi người tiêu dùng. Thuế tiêu thụ đặc biệt có diện đánh thuế hẹp, chỉ áp dụng đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước muốn điều tiết tiêu dùng ở mức hợp lý, không khuyến khích sử dụng.
Để phát huy và nâng cao hiệu quả của công cụ thuế nói chung và thuế TTĐB nói riêng, vừa qua Bộ Tài chính đã có Đề xuất xây dựng Dự án Luật thuế TTĐB (sửa đổi) trình Chính Phủ trên cơ sở thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn phát sinh và phù hợp với xu hướng cải cách thuế của các nước.
Các phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Luật thuế TTĐB của Việt Nam từ khi được ra đời vào năm 1990, qua nhiều lần sửa đổi đến nay đều chỉ quy định và áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm (hay còn gọi là phương pháp tính thuế tương đối) với căn cứ tính thuế là giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Mức thuế suất được quy định khác nhau đối với từng mặt hàng, trong đó mức thuế suất thuế TTĐB cao nhất hiện nay là 150% áp dụng đối với xe ô tô (xe 09 chỗ ngồi trở xuống, dung tích xi lanh trên 6.000cm3). Đối với một số mặt hàng, nhà nước có xu hướng điều chỉnh tăng dần thuế suất theo lộ trình để phù hợp với yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội (ví dụ như thuốc lá, rượu, bia).
Một điểm nổi bật trong Đề nghị xây dựng Dự án Luật thuế TTĐB lần này của Bộ Tài chính đang được dư luận chú ý là đề xuất bổ sung căn cứ tính thuế TTĐB theo phương pháp thuế tuyệt đối, phương pháp thuế hỗn hợp, bên cạnh phương pháp tương đối truyền thống mà Việt Nam vẫn áp dụng từ trước đến nay. Cụ thể, phương pháp tính thuế tuyệt đối là đánh mức thuế tuyệt đối trên một lượng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế còn phương pháp tính thuế hỗn hợp kết hợp cả cách tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và mức thuế tuyệt đối. Trên thế giới, tuỳ mục tiêu kinh tế - xã hội và đặc thù thị trường của các hàng hoá dịch vụ cần điều tiết sản xuất, tiêu dùng, các quốc gia sẽ lựa chọn áp dụng linh hoạt phương pháp tính thuế TTĐB phù hợp với điều kiện cụ thể của quốc gia mình bởi mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.
Thuế tương đối có tính chất lũy tiến, áp dụng trên giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ. Vì vậy sản phẩm có giá bán càng cao thì số thuế TTĐB phải nộp càng lớn. Về khía cạnh điều tiết thị trường, khi tính thuế theo tỷ lệ phần trăm thuế trên giá bán sẽ tạo ra sự công bằng tương đối cho các phân khúc hàng hoá, dịch vụ trên thị trường vì người mua sẵn sàng trả mức giá nào thì cũng sẵn sàng với mức thuế tương ứng, theo đó tạo sự linh hoạt trong việc điều tiết tiêu dùng tương ứng với mức thu nhập. Do đó, phương pháp này thường được sử dụng tại các quốc gia mà phân khúc hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB trên thị trường được phân loại rõ rệt, sản phẩm cùng loại nhưng giá bán có sự khác biệt lớn. Theo phương pháp này, thuế sẽ tự điều chỉnh theo lạm phát, chính phủ không phải thường xuyên điều chỉnh mức thuế suất theo ảnh hưởng của lạm phát. Tuy nhiên, mặt hạn chế của phương pháp này là việc tính thuế căn cứ vào giá bán nên có thể gia tăng chi phí quản lý của nhà nước do phải kiểm soát giá cả và cũng khó dự đoán nguồn thu ngân sách.
Thuế tuyệt đối được áp dụng dựa trên lượng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và áp dụng mức thuế cố định đối với mỗi đơn vị sản lượng của một loại sản phẩm có các tính chất tương tự. Phương pháp tính thuế tuyệt đối được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển tại Châu Âu và hiện nay, một số nước trong khu vực ASEAN cũng đã áp dụng cách tính thuế này đối với các mặt hàng như thuốc lá, rượu bia. Phương pháp thuế tuyệt đối khi áp dụng sẽ ảnh hưởng tức thì đến hành vi tiêu dùng, đặc biệt đối với nhóm mặt hàng ở phân khúc phổ thông giá thấp. Khi áp dụng thuế tuyệt đối, mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất/nhập khẩu bán ra sẽ chịu một khoản thuế như nhau như một mức giá tối thiểu mà không phân biệt phân khúc của sản phẩm và giá bán sản phẩm tương ứng. Theo đó, trên phương diện thị trường, các sản phẩm ở phân khúc giá cao sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn vì giá bán sẽ tăng lên ít hơn so với cách tính thuế theo tỷ lệ phần trăm trong khi các sản phẩm ở phân khúc giá trung bình và thấp, giá bán sẽ tăng lên nhiều hơn. Điều này vô hình chung có thể tạo ra sự thiếu công bằng giữa các doanh nghiệp.
Thuế hỗn hợp là sự kết hợp giữa hai phương thức tính thuế tương đối và thuế tuyệt đối. Phương thức này kết hợp được những ưu điểm của cả hai phương thức trên nhưng việc kết hơp cũng dẫn đến tính toán có thể phức tạp hơn và khó dự tính số thu ngân sách. Một số quốc gia sử dụng phương pháp này như một bước chuyển trung gian trước khi thay đổi từ phương pháp tương đối sang phương pháp tuyệt đối.
Những điều chỉnh về Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành rượu bia trong bối cảnh hiện nay
Nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm rượu, bia nhằm điều tiết sản xuất và tiêu dùng, hạn chế lạm dụng đồ uống có cồn để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Trong đó, các quốc gia cũng sử dụng các phương pháp tính thuế khác nhau tuỳ theo tình hình cụ thể của mỗi quốc gia. Hiện nay, có một số ý kiến đề xuất Việt Nam nên nghiên cứu, áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối hoặc thuế hỗn hợp đối với các sản phẩm rượu bia như một số quốc gia trên thế giới đang áp dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, thị trường rượu bia của Việt Nam có những đặc điểm rất khác biệt so với các quốc gia trên thế giới, vì vậy việc lựa chọn áp dụng phương pháp tính thuế nào phải được các nhà làm chính sách nghiên cứu, tính toán cẩn trọng và đánh giá kỹ lưỡng để gây ít ảnh hưởng nhất đến các doanh nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu chính sách.
Những biến động lớn trên thế giới và đại dịch Covid vừa qua đã ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Các doanh nghiệp ngành bia rượu cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng này và theo quan sát gần đây, kết quả kinh doanh của ngành bia rượu trong thời gian vừa qua được ghi nhận có sự sụt giảm đáng kể. Đại dịch Covid-19 từ cuối năm 2019 và cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu từ chiến tranh Nga-Ukraina đã tác động rất lớn đến sản lượng sản xuất và tiêu thụ bia nói riêng và các đồ uống có cồn nói chung, gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất rượu bia trong nước.
Tại thời điểm hiện nay, khi các doanh nghiệp đang phải tập trung khắc phục khó khăn và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn hậu Covid-19, chính phủ cần ưu tiên tiếp tục có các biện pháp hỗ trợ, giúp doanh nghiệp sớm ổn định sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện cần thiết phải sửa đổi chính sách thuế TTĐB để đáp ứng yêu cầu quản lý và thực tiễn thì giải pháp chính sách như Bộ Tài chính đề xuất về việc tiếp tục duy trì phương pháp tính thuế tương đối đối với rượu bia, nghiên cứu điều chỉnh thuế suất theo lộ trình là phương án phù hợp.
(*) Bà Hương Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam
- Cùng chuyên mục
Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ
Mặc dù chi phí được cắt giảm đáng kể nhưng doanh thu đi lùi ở mảng chuyển nhượng bất động sản và casino đã khiến Du lịch Phú Quốc lỗ lớn năm 2024.
Tài chính - 07/05/2025 17:22
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Dưới giai đoạn điều hành của CEO Đào Nam Hải (2022-2024), kết quả kinh doanh của Petrolimex có những chuyển biến đáng chú ý.
Tài chính - 07/05/2025 11:39
Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX
Trong hai ngày vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán chưa ghi nhận diễn biến bùng nổ, thanh khoản cũng kém sôi động. Song về dài hạn, việc đưa hệ thống KRX vào vận hành sẽ mở ra các sản phẩm mới, giúp thị trường chứng khoán vận hành tích cực hơn và có thể được nâng hạng trong thời gian gần.
Tài chính - 07/05/2025 09:02
Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp lớn để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với TTCK Việt Nam và tăng cường sự ủng hộ của NĐTNN đối với việc nâng hạng.
Tài chính - 07/05/2025 08:58
Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành loạt quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Tài chính - 07/05/2025 08:51
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
Cổ phiếu PGI giảm gần 6% trong bối cảnh nhóm bảo hiểm phiên 6/5 diễn biến tích cực khi toàn ngành tăng 1,77%, với nhiều mã tăng tốt như BVH, PVI…
Tài chính - 07/05/2025 07:55
Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới
Tháng 4/2025, giá vàng thế giới tăng hơn 7% nhưng giá vàng trong nước tăng tới 10%. Trong khi đó, giá USD trong nước tăng gần 1% dù trên thị trường quốc tế giảm hơn 3%
Tài chính - 07/05/2025 07:00
Bất động sản An Gia không chia cổ tức 2 năm liên tiếp
Bất động sản An Gia không có kế hoạch chia cổ tức trong 2024 và 2025. Doanh nghiệp dự kiến lãi 340 tỷ đồng năm nay nhờ kinh doanh dự án The Gió Riverside.
Tài chính - 07/05/2025 07:00
Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán rơi vào vùng trống thông tin sau mùa BCTC quý I/2025 và ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, các thông tin mới đây từ việc niêm yết lên HoSE của Vinpearl hay SCIC thoái vốn… được kỳ vọng sẽ là chất xúc tác tốt với VN-Index.
Tài chính - 06/05/2025 15:41
Chuyên gia BSC: Hệ thống KRX giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng
TS. Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng hệ thống KRX chính thức vận hành được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề giải quyết các nút thắt, tiến tới được nâng hạng và gia tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài chính - 06/05/2025 11:11
Cao điểm nợ trái phiếu đáo hạn sắp tới
Quý I lượng trái phiếu đáo hạn không lớn nhưng sẽ tăng dần trong các quý còn lại của năm, đặc biệt là quý III và IV. Trong đó, bất động sản chiếm phân nửa với hơn 100.000 tỷ đồng.
Tài chính - 05/05/2025 16:33
Cần sự 'khác biệt' để định vị thương hiệu ngân hàng Việt
GS. John A. Quelch, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard cho biết, đa số thương hiệu ngân hàng Việt đều khá giống nhau. Cần có sự khác biệt để định vị thương hiệu ngân hàng tốt hơn.
Tài chính - 05/05/2025 16:10
'Miễn nhiễm' thông tin thuế quan, cổ phiếu TTC AgriS vượt đỉnh 3 năm
Cổ phiếu TTC AgriS đã tăng hơn gấp rưỡi tính từ đầu năm và lên vùng giá cao nhất trong 3 năm qua. Doanh nghiệp đang triển khai phương án huy động gần 500 tỷ đồng từ cổ đông.
Tài chính - 05/05/2025 06:45
Hệ thống KRX đã sẵn sàng để go-live
Chiều muộn ngày 4/5, hàng loạt công ty chứng khoán thông báo chuyển đổi hệ thống thành công, sẵn sàng cho hệ thống giao dịch mới bắt đầu từ hôm nay, 5/5.
Tài chính - 05/05/2025 05:45
Chủ tịch SSI: Hệ thống KRX go-live là bước ngoặt then chốt để nâng hạng thị trường
Hệ thống KRX sẽ go-live từ ngày 5/5 sau hơn 10 năm chờ đợi. HoSE và các công ty chứng khoán đã làm việc xuyên lễ để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài chính - 04/05/2025 12:45
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
Nếu giao dịch thành công, bà Ngô Thị Hạnh sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại City Auto từ 0,15% vốn (tương ứng 150.000 cổ phiếu) lên thành 6,4% (tương ứng hơn 6,1 triệu cổ phiếu), qua đó chính thức trở thành cổ đông lớn công ty.
Tài chính - 04/05/2025 07:47
- Đọc nhiều
-
1
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
2
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago