Có nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường?

Nhàđầutư
Nhiều ý kiến cho rằng việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các sản phẩm đồ uống có đường là chưa phù hợp, đặc biệt khi chúng ta đang sống nhờ những sản phẩm có đường, như sữa bò, hoa quả.
THÀNH VÂN
15, Tháng 03, 2023 | 16:06

Nhàđầutư
Nhiều ý kiến cho rằng việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các sản phẩm đồ uống có đường là chưa phù hợp, đặc biệt khi chúng ta đang sống nhờ những sản phẩm có đường, như sữa bò, hoa quả.

Ngày 15/3, tại Đà Nẵng, Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA), phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo "Ngành đồ uống đóng góp ý kiến về đề nghị xây dựng dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)".

Một trong những nội dung đáng lưu ý của đề xuất lần này là: Bổ sung đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB); và tiếp tục điều chỉnh tăng thuế suất thuế TTĐB đối với rượu, bia.

Doanh nghiệp đồ uống sẽ bị "tổn thương"

Đại diện Tiểu ban Nước giải khát cho biết, thực sự quan ngại về đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Hiện nay, chưa có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để chứng minh rằng việc áp thuế TTĐB với đồ uống có đường sẽ giúp giảm tình trạng thừa cân béo phì, đặc biệt là trong bối cảnh có rất nhiều loại thực phẩm có chứa đường và hàm lượng calo cao tồn tại trên thị trường. Cho đến nay, thực tiễn tại các quốc gia áp dụng chính sách thuế tương tự cũng chưa cho thấy hiệu quả.

Tại một số quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Na Uy, Phần Lan… tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tiếp tục tăng, sau khi các quốc gia này áp thuế đối với đồ uống có đường. Các nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế đã chỉ ra rằng có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân béo phì.

"Nếu chỉ áp thuế đối với đồ uống có đường thì không chỉ không giúp cho việc giải quyết vấn đề thừa cân béo phì, mà còn tạo ra một chính sách thuế mang tính phân biệt", đại diện Tiểu ban Nước giải khát nói.

Bên cạnh đó, chính sách này sẽ ảnh hưởng nặng nề đối với ngành nước giải khát và gây ra những hệ lụy không mong muốn đối với các ngành kinh tế khác có liên quan như ngành mía đường, bán lẻ, bao bì… cũng như cả nền kinh tế. 

z4183345849947_c7510bd54c924ca8a5d5ec10692d994d

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký kiêm trưởng Ban pháp chế (VCCI). Ảnh: Thành Vân.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký kiêm trưởng Ban pháp chế (VCCI) đặt câu hỏi, liệu đồ uống có đường có phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh thừa cân béo phì, tiểu đường, tim mạch, để lấy đó làm căn cứ đưa vào diện chịu thuế TTĐB? Có rất nhiều loại thực phẩm có hàm lượng calo cao và việc tiêu thụ thường xuyên những loại thực phẩm này cùng với việc thiếu vận động thể chất cũng có thể gây ra thừa cân béo phì và tiểu đường.

"Việc áp thuế TTĐB đối với đồ uống có đường liệu có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc các bệnh nêu trên trong khi đó lại tạo nên một chính sách mang tính phân biệt đối với một loại thực phẩm có chứa đường trong số những loại thực phẩm có chứa đường và hàm lượng calo lớn khác", ông Tuấn cho hay.

Trong khi đó, ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết, nếu coi đường như "tội phạm" gây nên thừa cân, béo phì là không đúng. Nhìn từ góc độ y tế, chúng ta đang sống nhờ những sản phẩm có đường, như sữa bò, hoa quả. Ông Trung đề xuất, Bộ Tài chính cần phải định nghĩa về đồ uống có đường, phân loại các sản phẩm, có mã HS cho các sản phẩm.

hoi-thao

Hội thảo "Ngành đồ uống đóng góp ý kiến về đề nghị xây dựng dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)".

Cần có thời gian để thay đổi

Lãnh đạo VBA kiến nghị, cần xem xét chưa sửa đổi Luật thuế TTĐB ít nhất trong thời gian 2023-2024 để giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh và phục hồi sau đại dịch; không bổ sung mặt hàng đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật thuế TTĐB cần được xem xét, thảo luận và thông qua tại hai Kỳ họp Quốc hội; cần có đánh giá cụ thể, toàn diện về tác động của thay đổi đề xuất, bao gồm các tác động lan tỏa với nền kinh tế, trước khi thay đổi luật.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, có 3 lưu ý đối với thuế TTĐB, thứ nhất là có nhiều mục tiêu phải đánh đổi, lựa chọn không dễ, do đó ưu tiên chính sách phải rất quan trọng. Tiếp theo, đây là một chính sách rất khó, nên đôi khi chính sách dám chấp nhận thử sai. Mà muốn ít thử sai thì phải nghiên cứu rất kỹ. Cuối cùng, cần phải tìm một điểm tối ưu mà ở đó thu thuế là tốt nhất, và vẫn sản xuất kinh doanh được.

z4183345849636_ffd8bc4709d9a247393d70e299c88514

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh. Ảnh: Thành Vân.

"Bản chất câu chuyện thuế là chúng ta đạt mục tiêu, nhưng chấp nhận lĩnh vực đó là lĩnh vực cần thiết cho đời sống", TS. Thành nói và lưu ý, do tính đa mục tiêu thuế TTĐB, cho nên một sắc thuế không thể giải quyết tất cả các vấn đề đặt ra. Cho nên khi làm sắc thuế này thì phải kèm theo nhiều chính sách khác về truyền thông, đào tạo…

Theo TS. Võ Trí Thành, chúng ta là cần thời gian nghiên cứu đầy đủ hơn. Nếu áp dụng thì áp dụng vào giai đoạn chuyển tiếp và nên thí điểm, tiến hành một cách thận trọng. Năm 2026 có thể là thời điểm hợp lý. 

Tương tự, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, tránh việc thay đổi các sắc thuế, nhất là thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp và nhân dân, ít nhất trong giai đoạn cần phục hội tăng trưởng 2023-2024 (Luật thuế TTĐB đã năm lần sửa đổi 2003, 2005, 2008, 2014 và 2016). Sự điều chỉnh liên tục gây bất ổn cho môi trường pháp lý, thể chế và kinh doanh, tác động tiêu cực doanh nghiệp.

DSC_3404

Luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Ảnh: Thành Vân.

Dưới góc độ của một nguời làm luật sư, luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết, một chính sách, đạo luật mới hoặc sửa đổi được ban hành sẽ tác động đến rất nhiều đối tượng khác nhau. Vậy các đề xuất sửa đổi cần phải được cân nhắc, xem xét một cách tổng thể trên nhiều khía cạnh.

Theo luật sư Quỳnh Anh, trong 3 phương pháp mà thế giới đang áp dụng tính thuế TTĐB, thì mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, nhưng khi áp dụng cần xem xét cụ thể điều kiện kinh tế, xã hội từng quốc gia.

Các đồ uống ở Việt Nam tương đối đa dạng, nhiều chủng loại, trong đó giá bán rượu bia phổ thông thấp hơn nhiều so với sản phẩm cao cấp. Vì vậy, nếu sử dụng phương pháp hỗn hợp hay tuyệt đối sẽ gây ra sức ép lớn về thị trường và khả năng cạnh tranh của các dòng phổ thấp giá thấp. Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể tạo ra cạnh tranh không công bằng.

"Khi áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp hoặc tuyệt đối sẽ đẩy giá bán các dòng sản phẩm phổ thông cao lên tương đối. Các sản phẩm cao cấp rẻ đi tương đối, tuy nhiên thay vì sử dụng đồ uống chính thống thì người dân sẽ dùng đồ phi chính thống. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, gây nhiều hệ lụy khác", luật sư Quỳnh Anh thông tin. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ