'Chưa nên tăng thuế suất đối với rượu, bia trước năm 2026'

NHÓM PHÓNG VIÊN
07:50 04/07/2023

Tại hội thảo "Góp ý xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, nhiều chuyên gia pháp lý đề xuất chưa nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia mà cần có lộ trình với nhiều lý do khác nhau.

358148337_3396055667300294_6203077029757274011_n

Hội thảo nhận được sự quan tâm của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia và đại diện của doanh nghiệp, hiệp hội liên quan. Ảnh Trọng Hiếu

Sáng 4/7, tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo "Góp ý xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi", nhằm thảo luận, góp ý một số vấn đề dự kiến được sửa đổi trong dự luật rất quan trọng này.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn cho biết: Ngày 21/6/2023, Bộ Tài chính đã chính thức có Tờ trình Chính phủ về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Đây là kết quả của quá trình nghiên cứu, cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước để định hướng đề xuất chính sách, tổng kết đánh giá thực tiễn thi hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian qua với sự góp ý của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.

357752500_678524184116279_7837556091451909565_n

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn. Ảnh Trọng Hiếu

Những nội dung chính của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt được Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi gồm:

- Một là, mở rộng cơ sở thuế, đưa vào diện chịu thuế TTĐB các hàng hóa dịchvụ như nước giải khát có đường, thức uống đại mạch, nước giải khát không cồn,sản phẩm thuốc lá mới, kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng…;

- Hai là, bổ sung quy định về căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế;

- Ba là, quy định về Biểu thuế, mức thuế TTĐB (bổ sung), trong đó có việc điều chỉnh thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá, rượu, bia;

- Bốn là, mô tả cụ thể các mặt hàng chịu thuế trong Biểu thuế TTĐB;

- Năm là, quy định nội dung của một số điều luật, đảm bảo sự thống nhất giữa Luật Thuế TTĐB và các luật chuyên ngành có liên quan.

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do Bộ Tài chính đề xuất nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của nhiều doanh nghiệp, chuyên gia.

358140520_786657359832738_1920677071604320529_n

Quang cảnh hội thảo khoa học 'Góp ý xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)'. Ảnh Trọng Hiếu

Tuy nhiên, cũng còn không ít ý kiến khác nhau liên quan đến một số quy định cụ thể như phương pháp tính thuế, thuế suất đối với các sản phẩm rượu, bia, việc đánh thuế TTĐB đối với thức uống đại mạch, nước giải khát có đường và nước giải khát không cồn…

Đặc biệt đối với sản phẩm rượu, bia, nhiều ý kiến đồng tình với đề xuất của Bộ Tài chính về việc giữ nguyên phương pháp tính thuế tương đối như hiện nay, vì việc thay đổi cách tính thuế vào thời điểm hiện tại sẽ tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành rượu, bia vốn đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, tác động bất lợi từ một số cơ chế chính sách liên quan (Luật phòng chống tác hại rượu bia, Nghị định 100/2019/NĐ-CP), mặt khác sẽ làm mất khả năng cạnh tranh của bia phổ thông thương hiệu Việt (hiện chiếm tới 80% thị phần), ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước.

Luồng ý kiến thứ hai, cho rằng cần áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối và hỗn hợp như ở nhiều nước trên thế giới.

Về thuế suất TTĐB đối với mặt hàng rượu, bia, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế TTĐB để tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và lộ trình tăng thuế theo mức tăng thu nhập và lạm phát.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần cân nhắc kỹ tác động của việc tăng thuế suất đối với rượu, bia.

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) kiến nghị chưa sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, ít nhất đến năm 2025 và ổn định chính sách thuế như hiện nay để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phục hồi.

357793739_1457071005055862_538895912949378885_n

Các ý kiến thảo luận tại hội thảo sẽ được Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổng hợp gửi Ban soạn thảo và các cơ quan chức năng. Ảnh Trọng Hiếu

Trước những quan điểm và luồng ý kiến khác nhau nêu trên, theo nguyện vọng của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư, hôm nay Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Hội thảo khoa học "Góp ý xây dựng Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)".

Do thời gian có hạn, hội thảo hôm nay sẽ tập trung thảo luận, đánh giá, làm rõ một số nội dung của Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhất là về phương pháp tính thuế, điều chỉnh thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, bia; việc bổ sung một số mặt hàng nước giải khát vào diện chịu thuế TTĐB, tác động của việc điều chỉnh thuế TTĐB đối với doanh nghiệp, thu ngân sách.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham dự của đại diện Bộ Tài chính, một số bộ, ngành, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và một số đại biểu quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) và các doanh nghiệp - là đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn sự có mặt của quý vị và tin tưởng rằng hội thảo sẽ thảo luận, phân tích đánh giá một cách khoa học về những quy định còn có ý kiến khác nhau, trên cơ sở đó có các đề xuất thiết thực, hợp lý nhằm góp phần hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng Dự thảo Luật.

Thông tin về hội thảo được tường thuật trực tiếp trên Tạp chí điện tử Nhadautu.vn, chuyên trang tiếng Anh Theinvestor.vn, và được thông tin trên các báo, đài truyền hình Trung ương và Hà Nội. Các ý kiến thảo luận tại hội thảo sẽ được Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổng hợp gửi Ban soạn thảo và các cơ quan chức năng.

PHIÊN I - THAM LUẬN

Đề xuất chưa điều chỉnh Thuế TTĐB trong giai đoạn 2023-2025

Trình bày tham luận tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), ngành bia – rượu – nước giải khát Việt Nam có lịch sử từ năm 1875 khi người Pháp vào Việt Nam.

358157550_1142366619844407_7392779892871197218_n

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA). Ảnh Trọng Hiếu

"Đến nay, chúng ta đã có lịch sử khoảng 145 năm, các quốc gia như Nhật Bản Hàn Quốc, Trung Quốc thì đều sau chúng ta", ông Việt cho biết.

Vẫn theo ông Việt, đối với Việt Nam, ngành bia đóng vai trò quan trọng với đời sống xã hội và sự phát triển kinh tế của đất nước.

Ngành đồ uống Việt Nam phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, và gắn liền với những văn hóa; phát triển cùng hội nhập kinh tế, mức sống nâng cao, và du lịch, thương mại.

Đáng chú ý, với các nhà máy phân bổ hầu khắp các tỉnh, ngành đồ uống Việt Nam có vai trò kinh tế lớn khi luôn đứng ở vị trí những doanh nghiệp đóng góp hàng đầu cho ngân sách.

"Ngành bia đã có đóng góp ngân sách đáng kể. Các doanh nghiệp bia rượu nộp ngân sách khoảng 60 ngàn tỷ đồng/năm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đẩy lùi vấn nạn hàng lậu, hàng giả…", ông Việt nhấn mạnh.

Nói về thuế, ông Nguyễn Văn Việt cho biết tăng thuế tiêu thụ đặc biệt được đặt ra từ năm 2014 và một số năm tiếp theo.

Thống kê cho thấy năm 2016 khi bắt đầu tăng thuế thì phần thu tăng khá cao, nhưng 2017 hầu như không tăng, 2018 thì không đáng kể, tương tự năm 2019 ghi nhận tăng trưởng nhẹ, nhưng NSNN nộp tăng cho thấy doanh nghiệp vẫn phát triển.

Năm 2020 do tác động COVID-19 nên giảm xuống 14,05%, và năm 2021 vẫn ảnh hưởng giảm 7%.

Ông Việt kiến nghị: Tôi đề xuất không bổ sung nước giải khát có đường theo TCVN có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB; dự kiến áp dụng thuế suất thuế TTĐB là 10%.

Ông cũng đề xuất bổ sung mặt hàng thức uống đại mạch, nước giải khát không cồn, có các thành phần gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước vào đối tượng chịu thuế TTĐB; dự kiến áp dụng thuế suất thuế TTĐB là 10%.

Đề xuất bổ sung mặt hàng thức uống đại mạch, nước giải khát không cồn, có các thành phần gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước vào đối tượng chịu thuế TTĐB; dự kiến áp dụng thuế suất thuế TTĐB là 10%.

Vẫn theo ông Việt, việc cải cách chính sách thuế theo Quyết định 508/QĐ-TTg cần có nghiên cứu, tính toán khoa học, thực tiễn ở Việt Nam đảm bảo: Phù hợp với thực trạng điều kiện sản xuất, kinh doanh ngành hàng ở Việt Nam, minh bạch, có lộ trình rõ ràng, đơn giản, có tính khả thi.

Đặc biệt, cần hài hòa các lợi ích của (1) Nhà nước: điều tiết tiêu dùng, tăng thu Ngân sách và nuôi dưỡng nguồn thu bền vững (2) Doanh nghiệp: không gây ảnh hướng lớn, tạo tính ổn định và (3) Người tiêu dùng: bảo vệ vệ sức khỏe.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam cho rằng "Chưa nên sửa đổi Luật Thuế TTĐB, ít nhất trong thời gian 2023-2025 và ổn định chính sách thuế như hiện nay để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phục hồi".

Cân nhắc thời điểm khi doanh nghiệp còn nhiều khó khăn

Phát biểu tại hội thảo, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng nhu cầu sử dụng bia, rượu là rất thật trong đời sống trên rất nhiều khía cạnh đời sống của mọi tầng lớp dân cư; có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm.

357783872_1203490970323730_1658689947931257803_n

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh. Ảnh Trọng Hiếu

Tuy nhiên, do COVID-19 cùng tác động bất lợi từ xung đột, cạnh tranh địa - chính trị, và cả khung pháp lý cùng một số chính sách khiến ngành bia rượu phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Việc sử dụng quá mức/lạm dụng bia rượu có thể dẫn tới nhiều hệ lụy không mong muốn, thậm chí tiêu cực cho xã hội về đảm bảo sức khỏe và cả an toàn, ổn định xã hội. Đây chính là lý do ra đời của thuế TTĐB.

Chính sách của Chính phủ là tìm giải pháp cân bằng đối với cung - cầu rượu bia nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế; hiệu quả xã hội (đáp ứng nhu cầu cần thiết, lành mạnh nhưng giảm thiểu tác động tiêu cực); nguồn thu ngân sách.

Song đây là nhiệm vụ phức tạp và cần được nhìn nhận kỹ lưỡng, đa chiều.

Theo TS. Võ Trí Thành, thị trường bia rượu trong nước, nhất là bia, có 3 phân khúc: Phân khúc phổ thông; phân khúc trên phổ thông/cao cấp; phân khúc phi chính thức.

Theo thống kê hiện nay, với thị trường bia, khoảng 80% tiêu thụ là các loại bia phổ thông.

Theo thông lệ, có 3 phương pháp đánh thuế chủ yếu: Thuế tương đối, áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (như doanh thu); thuế tuyệt đối, áp dụng mức thu tuyệt đối (như theo đơn vị sản phẩm); thuế hỗn hợp, áp dụng cả thuế tương đối và thuế tuyệt đối.

Thông thường thuế tương đối đảm bảo hiệu quả phân bổ nguồn lực tốt hơn, là van tự động điều chỉnh theo lạm phát; phù hợp với các nền kinh tế đang phát triển còn có những khác biệt lớn về giá bán các sản phẩm đồ uống có cồn. Song nó khó có sự công bằng giữa các sản phẩm tính theo trên mỗi lít cồn nguyên chất (LPA).

Thuế tuyệt đối sát mục tiêu hạn chế cồn trong đồ uống, nhất là khi đánh trên PLA sử dụng; phù hợp hơn với các nước phát triển, các sản phẩm bia rượu có giá bán và chất lượng tương đồng.

Nhược điểm của phương pháp đánh thuế này là có ít nhiều hạn chế trong phân bổ nguồn lực hiệu quả do “ít uyển chuyển” và công tác thống kê, giám sát thu thuế giai đoạn chuyển tiếp có thể tốn kém hơn.

Đáng chú ý, ông Thành cho biết đến nay chưa có nhiều nghiên cứu sâu về sự phù hợp mức thuế và phương pháp đánh thuế TTĐB đối với bia rượu ở Việt Nam. Hiện mới có 2 nghiên cứu liên quan gần đây nhất.

Một là của PwC ("Nghiên cứu về hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt", tháng 11/2022) về thuốc lá, một mặt hàng khá tương đồng rươu bia xét trên các góc độ mục tiêu chính sách của Chính phủ.

Hai là của CIEM ("Báo cáo đánh giá định lượng tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành đồ uống có cồn", tháng 5/2022).

Theo cả 2 nghiên cứu, về dài hạn Việt Nam nên dần theo thông lệ quốc tế, (chuyển từ thuế tương đối sang thuế hỗn hợp rồi thuế tuyệt đối. Việt Nam cũng nên cân nhắc thời điểm thay đổi thuế suất và phương pháp tính thuế khi hiện nay thị trường còn nhiều khó khăn.

Dù vậy, 2 nghiên cứu này cũng chưa phân tích đủ sâu một số vấn đề.

Thuế TTĐB hỗn hợp hay tuyệt đối về nguyên tắc sẽ làm tăng giá tương đối của các dòng sản phẩm phân khúc phổ thông so với dòng sản phẩm phân khúc cao cấp.

Do đó, nếu thu thuế theo phương pháp tuyệt đối hoặc hỗn hợp sẽ tạo áp lực lớn đối với sản phẩm phổ thông giá thấp, ảnh hưởng đến sản xuất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất rượu bia thương hiệu Việt trong nước.

Với những xem xét các chiều cạnh mục tiêu chính sách, thực trạng và đặc điểm thị trường bia rượu Việt Nam hiện nay cũng như các nghiên cứu đã biết cùng vấn đề đặt ra, TS. Võ Trí Thành đưa ra các đề xuất:

Giữ nguyên phương pháp tính thuế TTĐB tương đối và chưa điều chỉnh thuế suất thuế TTĐB đối với bia rượu, nhất là bía, cho đến năm 2025. Thuế suất thuế TTĐB tương đối có thể tăng vào năm 2026, khoảng 5-10%.

Nghiên cứu kỹ và sâu cung - cầu, thị trường bia rượu cùng điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, nhất là quá trình thưc hiện mục tiêu phát triển đất nước đến 2030 và 2045, và các kich bản khác nhau áp dụng phương pháp đánh thuế tương đối, hỗn hợp, tuyệt đối.

Trên cơ sở đó và tính đến kinh nghiệm quốc tế, cân nhắc khoảng 2030, có thể áp dụng phương pháp đánh thuế TTĐB hỗn hợp với bia rượu. Bước đầu ở đây có thể áp dụng thuế suất thuế tuyệt đối nhiều bậc tùy sản phẩm phổ thông hay cao cấp cùng điều chỉnh thuế suất thuế tương đối.

Trong mọi trường hợp, việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp chính sách khác như hỗ trợ đào tạo, chống buôn lậu, hàng giả hàng nhái, truyền thông nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm giải trình… là có ý nghĩa rất quan trọng trong đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, nguồn thu ngân sách, và giảm thiểu hệ lụy tiêu cực của bia rượu đối với đời sống.

Cần đảm bảo tính công bằng của chính sách cho xã hội và doanh nghiệp

Về phần mình, luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết: Ngành rượu bia chịu tác động nhiều nhất trong thời gian qua bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và chính sách pháp luật như Luật Phòng chống tác hại rượu, bia, Luật Đầu tư, nhất là kể từ khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực.

357331655_1628362707646888_6389483644693430080_n

Luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Ảnh Trọng Hiếu

Luật sư Quỳnh Anh cho rằng, về xu hướng chung toàn cầu, việc điều chỉnh Thuế TTĐB đối với sản phẩm rượu, bia nhằm điều tiết sản xuất - tiêu dùng một cách hợp lý là phù hợp và là xu thế tất yếu.

Về nội luật, việc này phù hợp với chủ trương và chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, cụ thể là: Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 24/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030; và Quyết định số 155/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/1/2022 phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần Giai đoạn 2022-2025.

Theo Luật sư Quỳnh Anh, khi điều chỉnh tăng Thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn, các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm, hướng tới 3 mục tiêu: "Điều tiết tiêu dùng, giảm tác động tiêu cực của đồ uống có cồn đến sức khoẻ con người; Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước ổn định, bền vững; Đảm bảo tính công bằng của chính sách thuế cho xã hội và doanh nghiệp, bảo vệ ngành đồ uống trong nước.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, thực tế hiện nay và dự báo trong thời gian tới, ngành rượu bia đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn khiến sản lượng sản xuất, tiêu thụ bia sụt giảm khoẳng 20% so với trước đây, tốc độ tăng trưởng âm, gây nhiều khó khăn, thách thức cho ngành.

Có khoảng 1 nửa doanh nghiệp giảm lợi nhuận trong giai đoạn 2020-2021, hơn 70% doanh nghiệp phải áp dụng biện pháp giảm chi phí, giảm lao động, thu nhập lao động giảm đến 10%.

Luật sư Quỳnh Anh cho rằng trong bối cảnh đó, hơn lúc nào hết, đây là thời điểm ngành bia rất cần sự hỗ trợ và chung tay của Nhà nước để có thể duy trì sản xuất, phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm rượu bia thương hiệu Việt mà họ đã phải mất rất nhiều năm để có thể gây dựng tên tuổi trên thị trường trong nước, dần vươn ra thị trường thế giới.

Trong các giải pháp chính sách Thuế TTĐB cho bia rượu được Bộ Tài chính nghiên cứu cũng như được các tổ chức, cá nhân đề xuất qua quá trình đóng góp ý kiến đối với Dự án Luật, "Chúng tôi cho rằng việc Nhà nước tiếp tục duy trì phương pháp tính thuế theo tỉ lệ như hiện nay là hoàn toàn hợp lý và đúng đắn, đồng thời có cân nhắc lộ trình tăng thuế suất một cách hợp lý dựa trên tình hình kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn, thì một mặt vẫn có thể đảm bảo được nguồn thu ngân sách ổn định, điều tiết tiêu dùng, mặt khác vẫn góp phần duy trì sức cạnh tranh của các thương hiệu rượu bia Việt đang chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu tiêu dùng của người dân Việt Nam cũng như cơ cấu của ngành đồ uống có cồn Việt Nam", Luật sư Quỳnh Anh nói.

Các giải pháp chính sách khác cũng đã được một số tổ chức, cá nhân đề xuất như bổ sung cách tính thuế hỗn hợp, kết hợp giữa thuế suất và thuế tuyệt đối đối với rượu bia.

Tuy phương pháp này đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng nhưng trong điều kiện đặc thù ngành bia rượu Việt Nam hiện nay, tôi cho rằng chưa phải là thời điểm phù hợp để áp dụng ngay với Việt Nam mà cần lộ trình dài hơi hơn (có thể từ 5 - 10 năm tới) để đa số các doanh nghiệp bia rượu trong nước có đủ thời gian chuẩn bị và sẵn sàng.

Song song với việc ban hành Luật Thuế TTĐB sửa đổi phù hợp, để tăng thu ngân sách, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ các sản phẩm bia chính thống, các nhà hoạch định chính sách cũng cần rà soát lại các chính sách liên quan cũng như tăng cường công tác thực thi pháp luật, quản lý nhà nước đối với các sản phẩm rượu, bia không chính thức như rượu tự nấu thủ công, rượu, bia giả/nhái, rượu, bia không nhãn mác và nhập lậu.

Thực tế trong thời gian qua, việc quản lý nhà nước đối với nhóm các sản phẩm này tại các địa phương còn lỏng lẻo, mất kiểm soát.

Rượu thủ công dù lưu thông trên thị trường chiếm tới 63% tổng lượng tiêu thụ song nhiều cơ sở chưa tự giác chấp hành thực hiện việc kê khai hoặc đăng ký cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công, không đăng ký tiêu chuẩn, chất lượng, không dán tem mác theo quy định. Rượu, bia giả và nhập lậu qua biên giới vẫn luôn là vấn đề nhức nhối đối với các nhà quản lý.

Đây là nhưng vấn đề mà các nhà chính sách, Chính phủ cần tập trung nghiên cứu đồng thời để quản lý hiệu quả hơn nhóm sản phẩm không chính thức này, qua đó góp phần đạt mục tiêu đề ra của chính sách pháp luật đối với ngành đồ uống có cồn, chống thất thu ngân sách, cải thiện được sức khỏe của người dân và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tránh thiệt thòi cho các sản phẩm bia rượu chính thống.

"Tôi tin rằng, bên cạnh mục đích đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thì mục tiêu cao cả mà Đảng và Nhà nước đang hướng tới, như đã đề cập, là nâng cao sức khỏe toàn dân, điều tiết tiêu dùng đồ uống có cồn một cách hợp lý, tránh ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe", luật sư Quỳnh Anh nói.

dai-bieu

Do vậy, ngoài việc xem xét tăng Thuế TTĐB, thiết nghĩ việc đầu tư vào tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức sử dụng rượu, bia có điều độ; gia tăng mức xử phạt đối với hành vi tham gia giao thông khi sử dụng rượu, bia cũng là những phương án hợp lý cần tính tới. Như vậy sẽ vừa đảm bảo chủ trương nâng cao sức khỏe ngươi dân, vừa đảm Thuế TTĐB sẽ không tác động quá tiêu cực vào sự phục hồi, hướng tới phát triển của ngành đồ uống có cồn.

Để đảm bảo luật khi được ban hành và thực thi có hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra, nghĩa là để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống thì các nhà hoạch định chính sách cần nghiên cứu, đánh giá tác động một cách hết sức kỹ lưỡng và cẩn trọng đối với từng giải pháp chính sách, sao cho các quy định được ban hành có tính khả thi, phù hợp với bối cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại của Việt Nam, không tạo ra những tác động nặng nề cho các doanh nghiệp sản xuất bia rượu trong nước, đặc biệt là các phẩm bia, rượu thương hiệu Việt, vốn đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và khủng khoảng cung ứng toàn cầu trong thời gian qua.

"Theo tôi, dù sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, thì niềm đam mê đồ uống có cồn vẫn sẽ không thay đổi nhiều, vấn đề là phải có giải pháp tổng thể đi kèm để giúp ngành rượu bia phát triển công bằng, bình đẳng, đảm bảo nguồn thu ngân sách và sức khỏe người dân", luật sư Quỳnh Anh nói.

PHIÊN II - THẢO LUẬN

357935788_945595603360941_7167677179361783465_n

TS. Nguyễn Anh Tuấn (giữa) điều phối phiên thảo luận mở của hội thảo. Ảnh: Trọng Hiếu.

Bước vào phiên thảo luận mở, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư là người điều phối.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Trong phiên 1 hội thảo đã được nghe 3 tham luận từ đại diện nhà sản xuất, đại diện cho nhà khoa học, và đại diện cho những người làm luật. Trong phiên 2 , chúng tôi rất mong muốn được nghe nhiều ý kiến từ các đại biểu tham dự. Chúng ta sẽ thảo luận theo từng chủ đề. Qua theo dõi tham luận Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát, ở phần kiến nghị có kiến nghị đáng chú ý, đó là chưa nên điều chỉnh chính sách thuế với mặt hàng bia, rượu, nước giải khát. Trước hết xin mời đại diện từ Bộ Tài chính, bà Lê Thùy Linh, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thuế, Tổng cục thuế. Bà bình luận gì về kiến nghị từ phía Hiệp hội.

Tổng hợp các ý kiến để xây dựng dự án Luật Thuế TTĐB

Bà Lê Thùy Linh, Phó trưởng phòng Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính: Theo tôi hiểu, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) kiến nghị chưa sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, ít nhất đến năm 2025.

Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì, lập đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế TTĐB sửa đổi. Hiện nay đã trình Chính Phủ và đang ở khâu lập đề nghị, còn các đề xuất hoàn toàn dựa vào chủ trương của Đảng và Nhà nước.

357691580_238045672372715_6186711469804160235_n

Bà Lê Thùy Linh, Phó trưởng phòng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Trọng Hiếu.

Trong đó, Nghị quyết số 07 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong đó có đề ra việc tăng Thuế TTĐB đối với hàng hóa có hại cho sức khỏe; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 có đưa ra định hướng về sửa đổi bổ sung các luật thuế;

Nghị quyết 43 của Quốc hội về hỗ trợ phục hồi phát triển, cần xây dựng phương án tăng thuế TTĐB đối với mặt hàng cần đánh thuế tiêu dùng, kịp thời áp dụng trong thời gian thực hiện chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội; Quyết định 02 của TTCP về việc xây dựng chiến lược quốc gia giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến 2045, trong đó đề ra, áp thuế TTĐB đối với đồ uống có cồn; Quyết định 568 của TTCP năm 2023 phê duyệt chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại thuốc lá.

Vì vậy, với đề xuất hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục tổng hợp các ý kiến để trình các cấp có thẩm quyền xem xét và thông qua, phê duyệt.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Qua phần phát biểu của bà Lê Thùy Linh, việc sửa đổi Luật Thuế TTĐB xuất phát từ chỉ đạo của Trung ương, trong tờ trình Bộ Tài chính đã nêu rõ các căn cứ pháp lý. Tuy nhiên, chúng ta đều hiểu dự án luật vẫn đang trong giai đoạn trình, sửa đổi như thế nào, lộ trình ra sao, cách tính thuế theo cách nào và bao giờ áp thuế vẫn là câu chuyện cần tiếp tục thảo luận.

Trong tham luận của TS. Võ Trí Thành phân tích ưu nhược điểm các phương pháp tính thuế TTĐB. Tuy nhiên, tôi thấy còn nhiều ý kiến khác nhau về cách tính thuế. Tham gia cùng chúng ta có TS. Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính). Ông có thể chia sẻ ưu nhược điểm của từng phương pháp tính thuế (tuyệt đối, tương đối, hỗn hợp)?

Đổi cách tính thuế phải đánh giá kỹ lưỡng

TS. Nguyễn Văn Phụng: Thuế tương đối hay thuế theo tỷ lệ phần trăm (%) tính trên cơ sở tính thuế (giá tính thuế, trị giá tính thuế, doanh thu tính thuế, …), thuế tuyệt đối, hay thuế hỗn hợp (gồm cả thuế tuyệt đối và thuế phần trăm) là các phương pháp tính thuế đều có những ưu điểm cũng như các nhược điểm nhất định.

Việt Nam đã có quy định về phương pháp tính thuế hỗn hợp, phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm, phương pháp tính thuế tuyệt đối tại Luật Thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu (Luật số 107/2016/QH13 ngày 6/4/2016).

Thuế tương đối, thuế tuyệt đối, hay thuế hỗn hợp (gồm cả thuế tuyệt đối và thuế phần trăm) là các phương pháp tính thuế đều có những ưu điểm cũng như các nhược điểm nhất định.

Việc cân nhắc lựa chọn áp dụng phương pháp tính thuế nào, thông thường sẽ tùy thuộc vào các yếu tố: Yêu cầu động viên thuế của Nhà nước; đặc điểm của đối tượng chịu thuế (gồm hàng hóa/dịch vụ chịu thuế, chủ thể kinh doanh hàng hóa/dịch vụ chịu thuế …); mức độ tuân thủ/tự giác của Người nộp thuế; khả năng và trình độ của cơ quan quản lý thuế; trình độ kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước theo chức năng (đối với cả cơ quan quản lý thuế, Người nộp thuế, và các Đối tác có liên quan); sự minh bạch, tính liêm khiết của thị trường, cơ hội và khả năng giám sát của người dân.… Các cơ quan tham mưu sẽ có những nghiên cứu kỹ lưỡng về những điều kiện cần và đủ, phân tích rõ và đánh giá bài toán lợi ích và chi phí … trên cơ sở đó mà đề xuất áp dụng phương pháp tính thuế phù hợp nhất trong từng giai đoạn phát triển.

Thuế tuyệt đối có ưu điểm là tạo sự rõ ràng, nhất quán, người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế biết chính xác số tiền thuế sẽ phải nộp là bao nhiêu tại thời điểm tính thuế. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của thuế tuyệt đối là không bắt kịp được sự biến động của giá cả khi có lạm phát hoặc giảm phát. Đối với môi trường kinh doanh, thuế tuyệt đối có thể tạo cơ hội cho việc phát sinh các hành vi lũng đoạn thị trường, tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” hoặc một số thương hiệu ngoại nhập có thể làm triệt tiêu một số mặt hàng hoặc ngành nghề truyền thống của địa phương nếu như công tác quản lý thị trường còn hạn chế.

Điều gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta quy định mặt hàng rượu sẽ áp dụng thuế tuyệt đối. Giả định mức thuế đối với 1 lít rượu (loại có độ cồn trên 350) là 100.000 đồng, không phân biệt xuất xứ, nhãn hiệu? Khi ta có 1 chai rượu mạnh loại có thương hiệu lớn mà người dân đang ngưỡng mộ, giá thị trường đang chấp nhận là 900.000 đồng; đặt bên cạnh để so sánh là 1 chai rượu có cùng độ cồn và cùng dung tích, nhưng là nhãn hiệu nhà sản xuất là một cơ sở sản xuất truyền thống (có tên tuổi vài chục năm) và mức giá thị trường đang là 100.000 đồng. Người tiêu dùng sẽ chấp nhận ra sao và mức đóng góp ngân sách liệu có công bằng nếu như chúng ta so sánh với phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm (giả định thuế suất là 65%)?.

nguyen-van-phung-0830

TS. Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng Cục thuế, Bộ Tài chính). Ảnh: Trọng Hiếu.

Đóng góp cho NSNN của ngành công nghiệp đồ uống trong giai đoạn gần đây tương đối cao và ổn định (từ 50.000 tỷ đồng/năm đến 56.800 tỷ đồng/năm). Trong bối cảnh các doanh nghiệp trong ngành đồ uống đang cần phục hồi sau ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, mức đóng góp ngân sách như vậy là rất đáng khích lệ.

Nếu thay đổi phương pháp tính thuế mà không đánh giá tác động một cách kỹ lưỡng, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bia phổ thông thương hiệu Việt (đang sản xuất tại các nhà máy bia địa phương trải khắp cả nước) sẽ gián tiếp ảnh hưởng rất lớn đến thu NSNN cũng như cân đối ngân sách của các địa phương. Khi thị phần sụt giảm do mặt bằng giá bị đẩy cao lên (bởi tác động của thuế), sản lượng sản xuất và tiêu thụ giảm, đóng góp NSNN qua đó cũng sẽ giảm theo là điều dễ được nhận biết.

Lựa chọn phương pháp tính thuế nào là lựa chọn của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước để đảm bảo trong xu thế hội nhập của thế giới phải tạo ra lợi thế của quốc gia mình. Vì vậy, trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay, thời điểm này chưa phải là thời điểm thích hợp để áp dụng phương pháp hỗn hợp hay phương pháp tuyệt đối, kể cả trên phương diện thu NSNN và chi phí quản lý thuế.

Tôi đề xuất tiếp tục duy trì phương pháp tính Thuế TTĐB đối với rượu, bia theo tỷ lệ phần trăm và cân nhắc điều chỉnh tăng thuế suất theo lộ trình phù hợp với nhịp của thị trường và sức khỏe của doanh nghiệp. Nếu được chấp nhận, việc tăng thuế tỷ lệ phần trăm ở mức vừa phải và lộ trình như nêu trên có thể được xem là phương án có hiệu quả trong phân bổ nguồn lực sẽ giúp đảm bảo ổn định nguồn thu NSNN, đồng thời vẫn điều tiết, định hướng tiêu dùng, giảm mức độ sử dụng đồ uống có cồn mà vẫn giúp các doanh nghiệp sản xuất bia rượu trong nước ổn định phát triển sản xuất kinh doanh.

Cần lộ trình sao cho phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn TS. Nguyễn Văn Phụng, tiếp theo tôi muốn mời TS. Cấn Văn Lực, mời ông tiếp tục đưa ra quan điểm của mình.

TS. Cấn Văn Lực: Phương pháp tính thuế trong dự thảo thay đổi một chút đối với thuốc lá, còn rượu, bia chưa thay đổi. Về nguyên tắc sửa đổi thuế là phải hài hòa nhà nước, người dân và doanh nghiệp và sửa đổi luật phải trúng.

Thứ hai là công bằng đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thứ ba, nó có khả thi hay không. Cuối cùng, nó có hiệu quả hay không…

Do đó, cần đánh giá kỹ ảnh hưởng người tiêu dùng. Liên quan đến dự thảo luật, đây là thời điểm phù hợp để đánh giá, rà soát dự án luật. Mỗi phương pháp tính thuế có ưu và nhược điểm khác nhau.

can-van-luc

TS. Cấn Văn Lực kiến nghị cấn có phương pháp tính thuế TTĐB đảm bảo tính công bằng và cần lộ trình phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước. Ảnh: Trọng Hiếu.

Ở Việt Nam, chủ yếu là thuế tương đối thuộc nhóm 27% các quốc gia, còn lại 73% các quốc gia trên thế giới đang chuyển sang thuế tuyệt đối và hỗn hợp. Đối với về nước giải khát có đường, thức uống đại mạch và nước uống giải khát không cồn đang dự kiến mức chịu thuế 10%. Về nước giải khát có đường thì phần tích đánh giá chưa đầy đủ, do đó, cần nghiên cứu thêm.

Về rượu, bia dự kiến tăng thêm mức thuế 10%. Qua so sánh các nước tương đồng thì mức dự kiến này ở mức cao. Bây giờ chúng ta mong muốn tăng thuế, nhưng doanh nghiệp đang rất khó khăn.

Bộ Tài chính có thể tiếp tục bảo lưu ý kiến trong hồ sơ luật. Nhưng, chúng tôi cho rằng cần nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng hơn, theo lộ trình rõ ràng. Đồng thời, cân nhắc về thời điểm kinh tế khó khăn và phù hợp với các chính sách tài khóa, tiền tệ…

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn ý kiến TS. Cấn Văn Lực. Trong phần trình bày của TS có số liệu tôi có cách hiểu hơi khác khi đọc tờ trình của Bộ Tài chính. Theo tôi hiểu như yêu cầu của tờ trình, thuế suất cần tăng để đảm bảo giá bán bia rượu tăng ít nhất 10%, nếu như vậy thì ít nhất thuế suất áp cần phải tăng ít nhất 15%. Câu chuyện thứ hai là lộ trình đánh thuế, lát chúng ta sẽ thảo luận tiếp.

Quay trở lại, tôi rất muốn nghe thêm ý kiến bình luận của TS. Cấn Văn Lực về 1 thực tiễn như TS. Nguyễn Văn Phụng vừa nêu. Đó là trường hợp nếu 1 chai rượu nội giá 65.000 động + Thuế TTĐB 100.000 đồng và 1 chai rượu ngoại giá 1.000.000 đồng + thuế TTĐB 100.000 đồng, chúng ta có thể thấy ngay vấn đề. Có những thực tiễn như vậy, TS bình luận như nào để khi áp thuế, đồ uống có cồn với mức giá bình dân trong nước không bị "bóp chết"?

TS. Cấn Văn Lực: Đối với ý kiến của TS. Nguyễn Văn Phụng, đây là cách tính với thuế tuyệt đối, thuế suất đối với mặt hàng cố định. Nhưng cơ quan thuế lại không làm như vậy, về lâu dài nếu áp dụng thuế tuyệt đối hay hỗn hợp thì phụ thuộc vào mặt hàng.

Trong những mặt hàng này thì chúng ta lại phân nhóm cụ thể tiếp, cái nào là tuyệt đối, cái nào là tương đối. Cơ quan thuế có đủ phương pháp để tính toán các mặt hàng khác nhau thì áp dụng thuế khác nhau. Do đó, chúng ta cũng cần có kiến nghị phương pháp tính thuế để đảm bảo tính công bằng và cần lộ trình sao cho phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Tiếp mạch chủ đề này, xin mời GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE, người đã tham gia xây dựng chính sách mấy chục năm qua, từ thời kỳ trước, sau đổi mới cho đến nay. Ông có bình luận gì về các ý kiến diễn giả nêu trong sáng nay?

Không tăng thuế để kích thích tiêu dùng

GS-TSKH. Nguyễn Mại: Tăng trưởng 6 tháng đầu năm của chúng ta chỉ 3,2%, nếu chúng ta muốn tăng trưởng đến 5% thì 6 tháng cuối năm phải tăng trưởng ít nhất 8%, còn muốn tăng trưởng 6% thì phải 10%. Cần lưu ý, vì sao tăng trưởng chậm như vậy? Vì hiện nay khốn khổ nhất là doanh nghiệp, hơn 90% doanh nghiệp vừa và siêu nhỏ không có tiền trả cho ngân hàng, cho lao động, không có tiền mua nhiên vật liệu và không sản xuất được.

Câu chuyện hiện nay là câu chuyện của các Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành cùng các UBND tỉnh, thành phố là tập trung giải cứu doanh nghiệp. Thời điểm, hàng chục vạn doanh nghiệp đang chết yểu, số doanh nghiệp mới hoạt động, trở lại thị trường gần bằng doanh nghiệp phá sản và chờ phá sản, thì việc đưa ra giải pháp tăng thuế TTĐB là không phù hợp.

nguyen-mai (2)

GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE). Ảnh: Trọng Hiếu.

Thời điểm này không nên đưa ra bất kỳ chủ trương tăng bất kỳ loại thuế nào. Tôi đồng tình với ý kiến nên đánh giá lại việc phân biệt giữa rượu với bia, với nước giải khát. Đề nghị Bộ Tài chính nên nghiên cứu kỹ hơn các vấn đề liên quan đến thuế, đừng chỉ nghĩ đến chuyện thu ngân sách nhà nước, bởi không phải bao giờ tăng thuế cũng là tăng thu.

Còn câu chuyện ở Mỹ, vì sao tăng 2% GDP trong quý II, bởi vì có 3 yếu tố quan trọng là: Lòng tin của người dân Mỹ đối với chính sách nên họ tiêu dùng nhiều hơn; vừa qua Chính phủ áp dụng nhiều gói như bỏ các khoản vay của sinh viên, nên tăng thu nhập cho dân cư rất nhiều; ngoài ra tỷ lệ thất nghiệp giảm, tỷ lệ người có việc làm cao, nhất là ngành công nghệ cao.

Tóm lại, theo tôi không tăng thuế để kích thích tiêu dùng còn lộ trình thì tính sau, Bộ Tài chính nên nghiên cứu kỹ các cơ sở liên quan.

"Trong 30 năm qua, đây là thời điểm danh nghiệp khó khăn nhất"

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Cảm ơn ý kiến GS-TSKH. Nguyễn Mại, các ý kiến vừa đưa ra rất đáng suy nghĩ. Có một điểm rất đáng lưu ý, đó là chính sách gì thì chính sách nhưng cần nhất là đồng bộ, không thể một mặt mang tiền đi hỗ trợ DN nhưng một mặt lại tận thu gây khó cho DN. Tiếp mạch của GS-TSKH. Nguyễn Mại, tôi xin mời TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM.

TS. Nguyễn Đình Cung: Tôi nhìn nhận trong 30 năm qua, đây là thời điểm doanh nghiệp Việt Nam khó khăn nhất và chịu nhiều mất mát thiệt thòi nhất.

Tôi liệt kê mấy điểm và doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Thứ nhất, tác động tiêu cực đầu tiên đến từ đại dịch COVID-19 và ngành rượu, bia, nước giải khát đều bị ảnh hưởng mạnh. Thứ hai, là ảnh hưởng bên ngoài sụt giảm, do cầu giảm và lạm phát gia tăng. Tiếp đến tính bất định làm thủ tục hành chính là rất lớn. Chưa hết, ảnh hưởng tiếp theo đến từ những thủ tục và xử phạt hành chính, có tác động mạnh và làm giảm nhu cầu tiêu thụ của xã hội.

nguyen-dinh-cung

TS. Nguyễn Đình Cung. Ảnh: Trọng Hiếu.

Dồn dập các tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp. Có thể thấy nền kinh tế của chúng ta chưa bao giờ gặp nhiều khó khăn thế này. Cứ nhìn vào các con số chỉ tiêu chủ yếu, nhìn vào biến động và động lực thúc đẩy đằng sau thì tôi cũng cảm nhận là khó. Và khó khăn này không phải là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng mà khó khăn này kéo dài 5-7 năm. Việt Nam phải tăng trưởng đến 7-8% thì mới phục hồi, chứ không thể lắt nhắt từng quý, từng tháng. Động lực, niềm tin của doanh nghiệp là khó có thể phục hồi.

Cần có những thay đổi đột biến, đột phá. Trong bối cảnh như thế, tinh thần của Chính phủ là thúc đẩy, hỗ trợ, khuyến khích, hoặc sáng kiến tăng chi (để chi cho người dân). Phía Nhà nước cần thảo luận sử dụng nguồn thu có hiệu quả. Chính sách tài khóa không tập trung vào thu mà là về phía chi. Nghĩa là chi thế nào cho hiệu quả, chứ không phải tăng thu. Với cách làm như thế, tôi hy vọng mới có thể đạt được mục tiêu nhiệm kỳ và mục tiêu chiến lược.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Rất cảm ơn TS. Nguyễn Đình Cung, theo mạch này mời ý kiến ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, đại diện cho khối doanh nghiệp.

Ông Đậu Anh Tuấn: Lần nào sửa Luật TTĐB, các doanh nghiệp rất quan tâm, sốt sắng bởi vì nó tác động trực tiếp đến ngành hàng. Ngành đồ uống đang chịu đang chịu tác động lớn của quy định pháp luật như Nghị định 152/2019.

Tôi có đi Tây Nguyên, trước có nhiều nhà hàng nhưng nay các cửa hàng phải đóng cửa. Hay như ở Đà Nẵng, chủ cửa hàng phân phối cho biết, năm nay, doanh thu sụt giảm 50-60% so với năm ngoái.

dau-anh-tuan

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI. Ảnh: Trọng Hiếu.

Hiện nay, có nhiều loại thuế tác động đến doanh nghiệp như thuế bảo vệ môi trường hoặc thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính đình trệ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đồ uống.

Do đó, việc tăng thuế trong bối cảnh hiện nay có lẽ là chưa phù hợp. Mổ xẻ vào quy định thì việc lựa chọn chính sách không hề dễ dàng. Đối với nước uống đại mạch, hồ sơ dự thảo luật đang mâu thuẫn. Triết lý về điều chỉnh hành vi đang chưa rõ. Cho nên, doanh nghiệp đặt vấn đề liệu gốc rễ liệu rằng điều chỉnh sắc thuế ở đây có phải là dành cho nguồn thu hay không.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Để tiếp theo chương trình, tôi xin mời ý kiến từ ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp. Với tư cách cơ quan thẩm định, ông có bình luận gì về dự thảo luật và ý kiến góp ý của các chuyên gia tại hội thảo hôm nay?

Đánh thuế phải xem phương pháp đấy đơn giản hay phức tạp?

Ông Lê Đại Hải: Bộ Tư pháp có tham gia vào khâu nhỏ của tiến trình từ khi đánh giá tác động chính sách, trình cơ quan có thẩm quyền. Hôm nay tham gia hội thảo, chúng tôi muốn lắng nghe ý kiến đa chiều từ các đại biểu để phục vụ quá trình sau này chúng tôi tham gia thẩm định dự án Luật Thuế TTĐB.

Luật này đã được Bộ Tư pháp thẩm định đề nghị sửa đổi, đang trong tiến trình Bộ Tài chính trình Chính phủ. Có được thông qua hay không, có được đưa vào chương trình pháp lệnh 2023 hay không là một bước dài.

Về lộ trình, theo đề nghị Bộ Tài chính cuối năm nay vào tháng 10 sẽ đưa ra Quốc hội để được ghi nhận là thông qua chính sách và đưa vào chương trình xây dựng pháp luật, dự kiến tháng 5/2024 sẽ thông qua tại kỳ họp.

Về vấn đề này, quan điểm của Bộ Tư pháp có hơi khác, trước đây, Bộ Tài chính có đề xuất làm một luật sửa 3 luật: bao gồm Luật Thuế Giá trị gia tăng, TTĐB, và Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Thời điểm đó, Bộ Tư pháp đã thẩm định rằng các luật này đã sửa lại nhiều lần nên có kiến nghị lần này không áp dụng một luật sửa 3 luật nữa. Lần này phải đánh giá tác động và đánh giá toàn diện từ năm 2018 đến nay để sửa một cách toàn diện.

Le-dai-hai

Ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp. Ảnh: Trọng Hiếu.

Sau khi có kiến nghị này của Bộ Tư pháp, Phó Thủ tướng Chính phủ đã quyết định 1 luật không sửa nhiều luật, và sẽ sửa kỹ từng luật và Bộ Tài chính hiện đang làm theo hướng như vậy.

Nếu được thì cũng phải tháng 5/2024 mới được thông qua tại một kỳ họp Quốc hội. Song chúng ta đều biết rằng, thậm chí có những luật thuế còn phải lấy ý kiến Nhân dân, vì vậy không nên thông qua tại 1 cuộc họp, nếu có thì phải cho ý kiến lần đầu vào tháng 5/2024 và đến tháng 10/2024 mới thông qua, sớm nhất là tháng 7/2025 có hiệu lực để mọi tổ chức, cá nhân có thể chuẩn bị mọi điều kiện để thi hành.

Trong thẩm định chúng tôi đã có ý kiến rằng, hiện nay từ Quốc hội đến Chính phủ, Bộ ngành đang tìm mọi cách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như giảm thuế GTGT 2%, giảm lệ phí trước bạ 6 tháng cuối năm, nên nếu văn bản này có hiệu lực ngay thì có vẻ đi ngược, song cần lưu ý rằng đây mới chỉ nghiên cứu, chưa áp dụng ngay.

Khi sửa một luật, cần có đánh giá tác động một cách thấu đáo, xác đáng. Đối với phương pháp đánh thuế, thì phải xem phương pháp đấy đơn giản hay phức tạp.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Quay trở lại với chủ đề đang bàn, Ban tổ chức rất muốn nghe ý kiến từ đại diện các doanh nghiệp. Xin mời ý kiến đầu tiên từ ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhà đầu tư tài chính Việt Nam.

Một bộ phận dân cư tiêu thụ thị trường rượu, bia phi chính thức rất nguy hiểm

Ông Nguyễn Hoàng Hải: Ở góc độ mục tiêu làm luật, vấn đề tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thay đổi phương pháp tính thuế, cần tính toán xem có cải thiện đời sống quần chúng Nhân dân không.

Nếu về quê, hầu như người dân uống rượu tự nấu, còn dòng bia phổ thông thì không có tiền mua. Những chuyện uống dòng bia địa phương thì hầu như không có khả năng hoặc rất ít uống. Một bộ phận dân cư tiêu thụ thị trường phi chính thức. Đây là thị trường nguy hiểm do không được kiểm soát. Không có cơ quan nào kiểm soát được.

Vafi

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Chủ tịch Hiệp hội Nhà đâu tư tài chính Việt Nam. Ảnh: Trọng Hiếu.

Định hướng ngành bia rượu là thu hẹp thị trường phi chính thức để chuyển sang thị trường kiểm soát được. Còn quan điểm Bộ Tài chính thì tính tỷ lệ tương đối, thời hạn có thể kéo dài 10 năm, căn cứ luật chống độc quyền, thỏa mãn bảo vệ tiêu chí bảo vệ doanh nghiệp trong nước, có thỏa mãn, ảnh hưởng cuộc sống người dân không.

Mục đích Nhà nước mình là cải thiện cuộc sống đời sống quần chúng nhân dân. Một vấn đề nữa là dự luật chưa nên ban hành ngay. Theo tinh thần như này, phải làm sao để bộ luật ra đời và có bước ngoặt. Cần nâng vai trò luật, đáp ứng tiêu chí bảo vệ môi trường….

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Tham gia tại hội thảo có hai đơn vị sản xuất bia lớn ở Việt Nam, những đơn vị sẽ là đối tượng ảnh hưởng trực tiếp từ dự thảo luật, tôi rất muốn nghe ý kiến từ hai đơn vị này, xin mời ông Bennett Neo, Tổng giám đốc Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Tính thuế tuyệt đối hoặc hỗn hợp tạo áp lực lên các thương hiệu bia nội địa

Ông Bennett Neo: Chúng ta đã có vài năm khó khăn bởi COVID-19, trong đó có ngành bia. Tại Sabeco chúng tôi cố gắng kiến tạo việc làm cho người lao động ngay cả trong đại dịch và luôn đồng hành cùng Chính phủ. Theo dòng lịch sử, từ năm 1875 đến nay, Sabeco có 26 nhà máy trên toàn quốc và chúng tôi tạo ra 13.000 lao động trực tiếp, chưa tính đến hàng nghìn lao động khác ở dịch vụ cung ứng hàng hóa cho doanh nghiệp.

Nói về đóng góp cho ngân sách Nhà nước, năm 2022, Sabeco đóng thuế hơn 14.000 tỷ đồng. Gần đây, Bộ Tài chính tổ chức lấy ý kiến về xây dựng dự thảo Luật Thuế TTĐB. Luật này rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các thương hiệu bia của Việt Nam và của chúng tôi.

sabeco

Ông Bennett Neo, Tổng giám đốc Sabeco. Ảnh: Trọng Hiếu.

Sabeco có một số kiến nghị đến cơ quan chức năng như sau. Thứ nhất, vì kinh tế còn khó khăn, do đó, giữ nguyên mức thuế ít nhất trong vòng từ 3-5 năm. Thực tế, ngành bia cũng rất khó khăn.

Thứ hai, Việt Nam nên duy trì mức tính thuế như hiện tại và điều chỉnh theo lộ trình, ít nhất trong 10 năm tới. Chúng tôi không đề xuất tính thuế theo phương pháp hỗn hợp. Phương pháp tính thuế tương đối điều chỉnh yêu cầu của người tiêu dùng dựa trên giá của sản phẩm, giá cao hơn thì thuế sẽ cao hơn. Do đó, hiệu quả hơn trong việc phân bổ nguồn lực.

Phương pháp tính hiện tại cũng đang thể hiện hiệu quả cho việc kiểm soát lạm phát để bình ổn giá đồ uống có cồn mà không làm tăng chi phí quản lý của Nhà nước. Áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối hoặc hỗn hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán của sản phẩm. Do đó, tạo áp lực lên các thương hiệu bia nội địa, dẫn đến tăng giá độc quyền, có thể làm mất đi thương hiệu đã gắn liền với các giá trị văn hóa lâu đời.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Cảm ơn ý kiến ông Bennett Neo, ông cũng đưa ra nhiều kiến nghị trùng hợp với các diễn giả phát biểu, đó là ngành bia đang rất khó khăn, chưa nên có điều chỉnh chính sách thuế trong giai đoạn hiện tại. Trong phương pháp tính thuế ông cũng chỉ rõ mặt tích cực và tiêu cực của từng phương pháp và đề xuất giữ nguyên phương pháp tính thuế tương đối. Và thêm một yếu tố đó là cần lưu tâm đến việc gìn giữ văn hóa và thương đồ uống của Việt Nam.

Xin mời một ý kiến khác từ đại diện doanh nghiệp, bà Thiều Hồng Nhung, Giám đốc Tài chính cấp cao Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam.

Phần lớn người dân thu nhập thấp chịu giá cao hơn

Bà Thiều Hồng Nhung: Về thời điểm, tôi nghĩ rằng đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn của doanh nghiệp. Giai đoạn này chúng tôi mong nhận được sự hỗ trợ thay vì tham dự những buổi hội thảo về tăng thuế như thế nào hay tăng thuế bằng cách nào.

Vì vậy, tôi tán thành quan điểm chúng ta có thể bàn bạc ở đây còn thời gian tăng thuế nên ít nhất là 2-3 năm tới.

thieu-hong-nhung

Bà Thiều Hồng Nhung, Giám đốc Tài chính cấp cao Carlsberg Việt Nam. Trọng Hiếu.

Về phương pháp tính thuế, khi sử dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối hoặc hỗn hợp đối với mặt hàng bia rượu thì vô hình chung đã đẩy giá bia cao cấp và bia phổ thông tiến gần nhau hơn, và đẩygiá bia phổ thông xa hơn so với giá bia thủ công hoặc tự nấu, kết quả người dân sẽ chuyển sang uống bia, rượu tự nấu hoặc chuyển sang loại cao cấp. Đây là lợi ích thiểu số cho nhà sản xuất, nhà nhập khẩu bia rượu cao cấp, và người dân có thu nhập đã cao rồi.

Còn phần lớn người dân thu nhập thấp phải chịu giá cao hơn, phải chấp nhận sử dụng sản phẩm tự nấu, không nhãn mác, không đăng ký chất lượng, không đăng ký thuế. Còn về thu ngân sách, sản lượng chúng tôi giảm thì sẽ giảm thu ngân sách.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Tiếp mạch này xin mời bà Phạm Thu Thủy, đại diện của Habeco

Doanh nghiệp sản xuất bia không thể tăng giá bán

Bà Phạm Thu Thủy: Habeco là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dự thảo luật. Kể từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra, Habeco ngoài chịu sự cạnh tranh từ các hãng quốc tế, do đó tình hình sản xuất kinh doanh ảnh hưởng nặng nề. Sau khi đại dịch kiểm soát, tình hình kinh doanh cải thiện, nhưng chưa đạt được mức trước đại dịch.

Với Habeco, 90-95% sản phẩm ở phân khúc phổ thông, ngoài lợi thế tài chính, trong trường hợp dự thảo luật thuế tính đến phương pháp tuyệt đối hay hỗn hợp, đây cũng là áp lực lớn với doanh nghiệp.

pham-thu-thuy

Bà Phạm Thu Thủy, Kế toán trưởng Habeco. Ảnh: Trọng Hiếu.

Vô hình chung, nội dung này sẽ có lợi thế hơn về mặt cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế sản xuất bia cao cấp tại Việt Nam. Kiến nghị với dự thảo, chưa sửa đổi tăng thuế tiêu thụ với mặt hàng bia rượu giai đoạn này ít nhất đến 2025 để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sau COVID-19.

Sau 6 tháng năm 2023, dù Nhà nước đã đưa ra chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, song sức mua của người tiêu dùng liên tục giảm, giá cả đầu vào tăng, nhưng doanh nghiệp sản xuất bia không thể tăng giá bán và không thể bán được hàng. Quý I/2023, ghi nhận công ty bia ghi nhận giảm doanh thu bình quân 15% đó là chưa có sựu thay đổi về thuế suất

Thứ hai, ủng hộ kiến nghị Bộ Tài chính về việc tiếp tục giữ nguyên chính sách thuế và cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo phương pháp tương đối.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Tiếp theo xin mời ông Nguyễn Thanh Phúc, Giám đốc Đối ngoại cấp cao Heineken Việt Nam.

Việc tăng thuế là chưa hợp lý

Ông Nguyễn Thanh Phúc: Tại Công ty chúng tôi, Heineken có những sản phẩm của địa phương như bia Việt, Larue… Chúng tôi đánh giá cao nhất trí với việc sửa đổi luật nhưng cần cân nhắc, xem xét một cách thấu đáo.

Đối với chúng tôi, về việc đề xuất sửa đổi thuế TTĐB, tác động của chính sách thuế là một trong những yếu tố tác động lớn đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng. Do đó, Heineken kiến nghị, thứ nhất, đề nghị Bộ Tài Chính chưa nên tính thuế TTĐB đối với bia theo phương pháp tương đối.

Tuy nhiên, sau 5 năm tới, cũng nên tính toán, nghiên cứu tính thuế theo phương pháp hỗn hợp theo định hướng của Chính phủ. Việc tính thuế theo phương pháp tương đối hiện nay không phải là phương pháp hiệu quả để giảm mức tiêu thụ bia và đồng uống có cồn và trong bối cảnh hiện nay.

nguyen-thanh-phuc

Ông Nguyễn Thanh Phúc, Giám đốc Đối ngoại cấp cao Heineken Việt Nam. Ảnh: Trọng Hiếu.

Từ năm 2010-2018, mức thuế suất đã tăng liên tục từ mức 45% (2010) lên đến 65% (2018). Nếu tiếp tục tăng thuế thì dẫn đến giá bán sẽ cao hơn, đẩy người tiêu dùng chuyển sở thích của họ trở lại với các sản phẩm có cồn phi chính thức. Thứ hai, lý do Bộ Tài chính đưa ra đối việc tăng thuế TTĐB đối với bia hiện đang không theo kịp mức thu nhập và lạm phát. Do đó, việc tăng thuế là chưa hợp lý.

Trên thực tế, một trong những đặc điểm của phương pháp tính thuế tương đối là chi phí thuế sẽ tự động điều chỉnh lạm phát khi giá sản phẩm tăng. Do nguyên nhân đầu vào, chi phí vận chuyển tăng nên giá bán bia trong những năm gần đây tăng, cao hơn cả lạm phát. Điều này thực chất đã làm tăng chi phí thuế và nguồn thu từ thuế mà không cần phải điều chỉnh tăng thuế.

Thứ ba, cơ chế tính thuế tương đối đối với bia tạo ra sự không công bằng về chi phí thuế giữa các sản phẩm. Tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm bia có nồng độ cồn trong khoảng 4-5,3% độ cồn, trong đó, các sản phẩm từ 4,3-4,7% độ cồn chiếm trên 80% sản lượng. Tuy nhiên, giá thành của các sản phẩm có mức dao động khá lớn từ 5.000 đồng/lon - 30.000 đồng/lon.

Như vậy, các sản phẩm có mức ảnh hưởng đến sức khỏe, xét theo độ cồn khá tương đồng nhau. Các sản phẩm cao cấp có giá cao hơn nhưng cũng đang chịu thuế nhiều hơn.

Ngoài ra, không nên đưa đồ uống không cồn và nước đại mạch vào đối tượng chịu thuế như đề xuất.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn ý kiến ông Nguyễn Thanh Phúc, ông có nêu 2 kiến nghị, thứ nhất là cần nghiên cứu áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp sau thời gian khoảng 5 năm, trước mắt chưa tăng thuế suất với ngành bia. Thứ hai là chưa đưa thức uống đại mạch vào diện chịu đánh thuế. Các đề xuất này cùng các khuyến nghị của chuyên gia sẽ được chúng tôi tổng hợp gửi các cơ quan chức năng.

Tiếp theo tôi xin mời đại diện của Amcham, bà Nguyễn Việt Hà, Phó Chủ tịch Amcham Hà Nội

Bà Nguyễn Việt Hà: Trong hiệp hội của Amcham có doanh nghiệp đồ uống có và không cồn, tôi đã nghe rất nhiều ý kiến doanh nghiệp thuộc đồ uống có cồn, nên tôi muốn nói về đồ uống không cồn.

Dự thảo luật Thuế TTĐB có mở rộng đưa vào nhóm giải khát có đường, mục tiêu để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, doanh nghiệp cũng đồng tình song doanh nghiệp băn khoăn về hiệu quả của chính sách thuế này, liệu tăng thuế có giảm tỷ lệ thừa cân béo phì như kỳ vọng không, đặc biệt trên thị trường hiện nay nhiều thực phẩm có đường, calo cao.

Nguyen-viet-ha

Bà Nguyễn Việt Hà, Phó Chủ tịch Amcham Hà Nội. Ảnh: Trọng Hiếu.

Lưu ý rằng nguyên nhân vấn đề béo phì là mất cân bằng dinh dưỡng, nên không thể cho rằng uống nước ngọt là nguyên nhân duy nhất gây thừa cân. Liệu việc đánh thuế sản phẩm này có tăng hiệu quả để giảm thừa cân béo phì không?

Hiện nay có 45 quốc gia áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống không cồn, song tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn không giảm. Do vậy, chúng tôi kiến nghị không nên đưa nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Tôi xin mời ý kiến của bà Hương Vũ, Tổng giám đốc EY Việt Nam, bà có bình luận gì về ý kiến các đại biểu đã nêu

Bà Hương Vũ: Tôi cho rằng chưa nên áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt. Về phương pháp tính thuế, có 3 phương pháp là tương đối, hỗn hợp và tuyệt đối.

Tôi mong muốn mọi người đưa lên bàn mỗi phương pháp có ưu nhược điểm, tiến bộ thế nào? Cả 3 phương pháp như nhau, mỗi quốc gia cho quyền lựa chọn phương pháp nào ở thời điểm thích hợp. Các nước đang phát triển, sản phảm bia rượu có giá trị và giá bán khá tương đồng.

huong-vu

Bà Hương Vũ. Ảnh, Tổng giám đốc EY Việt Nam: Trong Hiếu.

Nhưng với Việt Nam ở thời điểm này, các sản phẩm có sự chênh lệch về giá bán và chất lượng không đồng đều. Cho nên, khi chúng ta đưa ra phương pháp hỗn hợp, tôi nghĩ chúng ta nên nghiên cứu kỹ. Và cũng không nên nghĩ phương pháp tương đối đang được áp dụng là lạc hậu, có lẽ nên nghiên cứu kỹ để đánh giá dầy đủ tác động phương pháp này.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Ý kiến cuối cùng xin dành cho đại diện từ phía Quốc hội, xin mời ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Tính đến từng loại sản phẩm, không thế đánh giá chung chung

Ông Phan Đức Hiếu: Về việc đánh giá toàn diện về sửa đổi Luật Thuế TTĐB, tôi mong muốn cơ quan tham mưu soạn thảo nên đánh giá sự cần thiết một cách kỹ lưỡng theo cái cách không phải là sự cần thiết nói chung của việc sửa đổi luật mà sự cần thiết tính này phải tính đến từng loại sản phẩm, không thế đánh giá chung chung.

Về câu hỏi khi nào có sự thay đổi về mặt nội dung về thuế suất, phương pháp đánh thuế. Theo tôi chúng ta phải có công thức để quyết định khoảng thời gian bao lâu. Thời gian này bằng thời gian doanh nghiệp bị tác động có thể duy trì sản xuất kinh doanh cộng với thời gian cần thiết để doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh nếu như có sự thay đổi luật.

Phan-duc-hieu (2)

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: Trọng Hiếu.

Điều này rất quan trọng và phải thảo luận kỹ lưỡng, tránh vội vàng. Với vấn đề đánh thuế theo cách nào? Thuế suất là bao nhiêu? Phải thống nhất rằng thuế là một biện pháp quan trọng trong việc đạt được mục tiêu chính sách chứ không yếu tố quyết định tất cả, chúng ta phải sử dụng nhiều công cụ khác, nên thuế suất bao nhiêu phải dựa trên căn cứ này.

Đặc biệt, khi ban hành một văn bản pháp luật cần lưu ý việc không làm ảnh hưởng đến việc cạnh tranh lành mạnh của các nhóm doanh nghiệp khác nhau, không được đưa ra sự bất lợi trong việc cạnh tranh.

TS. Nguyễn Anh Tuấn: Thay mặt tập thể Ban tổ chức rất cảm ơn các đại biểu, các chuyên gia, các doanh nghiệp đã tham dự và có những phát biểu đầy trách nhiệm về một vấn đề được đánh giá sẽ có tác động lớn tới ngành đồ uống của Việt Nam, một ngành có ảnh hưởng quan trọng tới nền kinh tế cũng như yếu tố văn hóa, bản sắc.

358154474_1296459094295752_3753272473844904192_n

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư - Trưởng ban tổ chức hội thảo phát biểu kết luận. Ảnh: Trọng Hiếu.

Qua các ý kiến thảo luận, có thể thấy, thứ nhất, dường như tất cả các ý kiến đều chia sẻ với tình trạng khó khăn của doanh nghiệp và đề nghị chưa có điều chỉnh về thuế hay bất cứ hành động chính sách gì có thể khiến doanh nghiệp khó khăn hơn. Thậm chí có đại biểu đã phân tích rất kỹ tác động của dự án luật này tới những mục tiêu kinh tế 5 năm chiến lược 10 năm.

Thứ hai, liên quan tới dự án luật, sáng nay chúng ta cũng đã bàn khá nhiều tới phương pháp tính thuế. Hiện nổi lên có 2 luồng ý kiến. Theo đa số đề xuất, nên giữ nguyên phương pháp tính thuế tương đối như hiện nay ít nhất trong 5-10 năm tới, những đại biểu theo quan điểm này đã đưa ra những căn cứ cụ thể. Luồng quan điểm thứ 2 cho rằng cần tinh thuế theo phương pháp tuyệt đối và hỗn hợp, và cũng chỉ ra lý do vì sao Việt Nam cần áp dụng cách tính thuế này.

Thứ ba là 100% ý kiến về đồ uống đại mạch đều nhất trí không nên đưa loại đồ uống này vào đối tượng điều chỉnh vì chưa đủ cơ sở.

Tựu chung lại, các chuyên gia cho rằng cần nghiên cứu kỹ hơn nữa tác động chính sách của dự án luật, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đã chỉ rõ những điều kiện một dự luật cần đảm bảo trước khi đưa ra lấy ý kiến Quốc hội.

Tất cả các ý kiến của quý vị sẽ được Ban tổ chức tổng hợp và chuyển tới cơ quan soạn thảo cũng như cơ quan chức năng liên quan. Một lần nữa, thay mặt Ban tổ chức, tôi xin cảm ơn các đại biểu đã tham dự hội thảo ngày hôm nay.

  • Cùng chuyên mục
Eximbank và Viettel ký thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 – 2028

Eximbank và Viettel ký thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 – 2028

Mới đây, Eximbank cùng Viettel tổ chức "Lễ ký thỏa thuận hợp tác toàn diện". Đây là sự hợp tác tốt đẹp trước đây giữa hai bên, đồng thời khẳng định sự quyết liệt triển khai chuyển đổi số của Eximbank nhằm đưa ngân hàng trở lại vị thế vốn có – một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam.

Doanh nghiệp - 13/05/2024 08:33

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Chính trị cải cách tiền lương

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Chính trị cải cách tiền lương

Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Chính trị về cải cách tiền lương trong tháng 5/2024 để làm cơ sở xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật triển khai chế độ tiền lương mới.

Sự kiện - 13/05/2024 08:26

Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị người dân thận trọng khi giao dịch vàng để tránh rủi ro

Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị người dân thận trọng khi giao dịch vàng để tránh rủi ro

Trong buổi làm việc với chính quyền TP.HCM về quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khuyến nghị người dân thận trọng khi giao dịch vàng để giảm rủi ro. Đồng thời, cơ quan chức năng phối hợp để quản lý, điều hành hiệu quả thị trường vàng, không để xảy ra tình trạng trục lợi, thao túng, đẩy giá…

Pháp luật - 13/05/2024 08:00

Khương Nguyễn 'đơn thương độc mã' tại dự án gần 1.000 tỷ đồng ở Quảng Bình

Khương Nguyễn 'đơn thương độc mã' tại dự án gần 1.000 tỷ đồng ở Quảng Bình

CTCP Khương Nguyễn là đơn vị duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu đô thị gần 1.000 tỷ đồng ở Quảng Bình.

Bất động sản - 13/05/2024 06:30

Khi tàu hỏa tiến vào thị trường du lịch

Khi tàu hỏa tiến vào thị trường du lịch

Thời buổi giá vé máy bay nội địa tăng cao, phương tiện tự lái thiếu an toàn, nhiều người đã lựa chọn tàu hỏa để "xê dịch" như một trải nghiệm mới mẻ hay một cách "sống chậm" đầy thú vị, bất ngờ.

Thị trường - 13/05/2024 06:30

'Vênh' quy hoạch khiến chủ dự án Aqua City gặp khó

'Vênh' quy hoạch khiến chủ dự án Aqua City gặp khó

Khu đô thị Aqua City của Novaland nằm trong phân khu C4, diện tích 1.500 ha thuộc xã Long Hưng và một phần phường Tam Phước, TP. Biên Hòa, Đồng Nai. Do có sự khác biệt giữa các quy hoạch chung và quy hoạch phân khu khiến dự án của Novaland gặp vướng mắc trong thời gian qua.

Đầu tư - 13/05/2024 06:30

Dự án khu du lịch biển 110 triệu USD ở Đà Nẵng nằm 'bất động'

Dự án khu du lịch biển 110 triệu USD ở Đà Nẵng nằm 'bất động'

Khu du lịch biển The Song có tổng vốn đầu tư 110 triệu USD, được chủ đầu tư xây dựng hàng loạt biệt thự nhưng dở dang rồi bỏ hoang nhiều năm nay.

Đầu tư - 13/05/2024 06:30

Thanh tra Bộ Công an thanh tra Ngân hàng Nhà nước

Thanh tra Bộ Công an thanh tra Ngân hàng Nhà nước

Các nội dung thanh tra gồm công tác chỉ đạo, quán triệt, triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước và an ninh mạng; việc tổ chức các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước... với phạm vi từ ngày 1/1/2021 đến thời điểm thanh tra.

Tài chính - 12/05/2024 12:44

Thủ tướng: Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp không giới hạn trong thế hệ trẻ, gen Z

Thủ tướng: Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp không giới hạn trong thế hệ trẻ, gen Z

Chia sẻ tại "Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia" của học sinh sinh viên ở TP. Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn tinh thần khởi nghiệp không giới hạn, không có điểm dừng trong thế hệ trẻ. Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải dũng cảm chấp nhận rủi ro, có sự đầu tư nhưng không cầu toàn, nóng vội.

Sự kiện - 12/05/2024 12:39

Thịt heo tăng nóng: Bầu Đức tiếc vì tăng đàn trễ, Dabaco và BAF dự thắng lớn

Thịt heo tăng nóng: Bầu Đức tiếc vì tăng đàn trễ, Dabaco và BAF dự thắng lớn

Giá thịt heo phục hồi mạnh từ đầu năm do nguồn cung sụt giảm nhanh hơn nhu cầu. Năm 2023 ngành chăn nuôi gần như không có lãi khiến nhiều hộ chăn nuôi giảm đàn hoặc treo chuồng, nguồn cung giảm.

Tài chính - 12/05/2024 09:09

Hải Phòng có dự án nhựa PBAT gần 2.400 tỷ đồng

Hải Phòng có dự án nhựa PBAT gần 2.400 tỷ đồng

Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao có vốn đầu tư gần 2.400 tỷ đồng được xây dựng tại Khu công nghiệp Đình Vũ, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, TP.Hải Phòng.

Sự kiện - 12/05/2024 09:04

Freelancer chia sẻ áp lực khi đối diện deadline mỗi ngày

Freelancer chia sẻ áp lực khi đối diện deadline mỗi ngày

Nghề Freelancer tự do đồng nghĩa với việc tự lo. Khác với những công việc cố định thông thường được bàn giao deadline mỗi ngày, người làm Freelancer phải luôn đầy đủ năng lượng và sự tập trung để có thể chủ động kiểm soát số lượng và chất lượng công việc của mình.

Doanh nghiệp - 12/05/2024 09:03

Kế hoạch chưa từng có của một trường bán công ở Mỹ: Cung cấp 10.000 USD/học sinh khi ra trường để 'làm giàu'

Kế hoạch chưa từng có của một trường bán công ở Mỹ: Cung cấp 10.000 USD/học sinh khi ra trường để 'làm giàu'

Khu Trẻ em Harlem (The Harlem Children’s Zone), một ngôi trường bán công, đồng thời là một tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ đang tìm cách giải quyết tình trạng nghèo đói giữa các thế hệ, bằng cách gửi cho các học sinh trung học số tiền tiết kiệm hàng nghìn USD để họ 'đầu tư làm giàu' sau khi tốt nghiệp, theo Fortune.

Phong cách - 12/05/2024 07:58

Cơ hội mới cho các nhà đầu tư ở thị trường bán lẻ Việt Nam

Cơ hội mới cho các nhà đầu tư ở thị trường bán lẻ Việt Nam

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang mở ra một loạt cơ hội mới cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp, nhất là các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các thương hiệu thời trang, từ phân khúc giá rẻ tới xa xỉ - vốn còn hiện diện rất ít so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Thị trường - 12/05/2024 07:12

Doanh nghiệp thép có nhiều động lực

Doanh nghiệp thép có nhiều động lực

Việc giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh trong những tháng cuối năm 2023 và ngay từ đầu năm 2024 sẽ là động lực giúp doanh thu của ngành thép tăng trưởng trong giai đoạn tới.

Tài chính - 12/05/2024 07:00

Khối ngoại bán ròng hơn 3.000 tỷ đồng

Khối ngoại bán ròng hơn 3.000 tỷ đồng

Trong tuần giao dịch vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh với giá trị 3.139,47 tỷ đồng trên HOSE và tập trung đột biến tại VHM.

Tài chính - 12/05/2024 07:00