Cải cách thể chế: Khai thông nguồn lực, phát triển kinh tế

Năm 2023, ngoài công tác lập pháp được dư luận quan tâm, đồng thời thể chế hóa những định hướng phát triển chiến lược của đất nước trong những năm tiếp theo, Quốc hội đã kịp thời ban hành nhiều quyết sách quan trọng khác về kinh tế - xã hội.
THẮNG QUANG
08, Tháng 02, 2024 | 15:25

Năm 2023, ngoài công tác lập pháp được dư luận quan tâm, đồng thời thể chế hóa những định hướng phát triển chiến lược của đất nước trong những năm tiếp theo, Quốc hội đã kịp thời ban hành nhiều quyết sách quan trọng khác về kinh tế - xã hội.

Thể chế hóa chiến lược phát triển của đất nước

Trước yêu cầu tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế, bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài và lợi ích chính đáng của quốc gia, Quốc hội đã bổ sung nội dung chương trình kỳ họp thứ 6 và thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (gọi tắt là Thuế tối thiểu toàn cầu) với tỷ lệ đồng thuận rất cao.

Đồng thời, Quốc hội quyết định chủ trương để trong năm 2024, Chính phủ xây dựng dự thảo Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu Thuế tối thiểu toàn cầu và các nguồn hợp pháp khác để hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước (Quỹ hỗ trợ).

qh-16979501545131880217563-0-0-1250-2000-crop-1697950159510915010004

Ảnh: Quochoi.vn

Việc áp dụng các quy định về Thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 theo hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ có tính cấp thiết để vừa chủ động giành được quyền đánh thuế bổ sung, vừa tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhằm "giữ chân" và tiếp tục thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Ngoài ra, việc thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn thuế toàn cầu và quyết định chủ trương thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư, nhằm nội luật hóa các cam kết quốc tế và tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện tại, đồng thời thể chế hóa những định hướng phát triển chiến lược của đất nước trong những năm tiếp theo, Quốc hội đã kịp thời ban hành nhiều quyết sách quan trọng như: Tiếp tục thực hiện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng; cho phép tiếp tục phân bổ hơn 100.000 tỷ đồng còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các Chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương để bổ sung thêm vốn cho nền kinh tế;

Thông qua Nghị quyết số 98/2023/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM; quyết định và điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng thuộc thẩm quyền của Quốc hội;

Sửa đổi, bổ sung căn bản các thủ tục, quy định về xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài ở Việt Nam; thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Tiếp tục cho phép thí điểm một số chính sách đặc thù đầu tư 21 dự án đường bộ quan trọng quốc gia kết nối vùng và liên tỉnh; yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ để triển khai kịp thời, hiệu quả phương án cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ ngày 1/7/2024….

Cải cách thể chế giúp khai thông nguồn lực

Chia sẻ với Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn về công tác xây dựng thể chế, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) nêu 5 nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc tăng trưởng bền vững, bao gồm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải cách thể chế; tiếp cận, làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến; sử dụng có hiệu quả đồng vốn và chấn hưng văn hoá và đạo đức dân tộc.

Ông Lê Thanh Vân dành nhiều tâm huyết cho đề xuất "cởi trói" về mặt thể chế, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Vị đại biểu cho rằng, cần có các biện pháp mạnh mẽ trong cải cách thể chế, cần coi thể chế như một nguồn lực, sớm thành lập ban chỉ đạo trung ương về cải cách thể chế, coi đây là một điểm đột phá quan trọng.

Đại biểu Vân đặc biệt quan tâm 3 nhóm thể chế về kinh tế: Xác lập bình đẳng trong phân phối nguồn lực xã hội không kể công và tư; bảo vệ chế độ hợp đồng, bảo vệ tài sản; giải quyết tốt quan hệ Nhà nước - thị trường. "Việc các ngành, địa phương xin cơ chế đặc thù cho thấy chiếc áo cơ chế của chúng ta đã quá chật hẹp. Cho nên, cần rà soát đồng bộ để may cái áo mới cho thích hợp thay vì vá víu một cách ngắn hạn", đại biểu Lê Thanh Vân nhìn nhận.

Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc cũng cho rằng để phục hồi, phát triển kinh tế, tiền bạc là quan trọng nhưng có thứ còn quan trọng hơn tiền bạc đó là thể chế.

"Thể chế tốt thì khai thông nguồn lực và giúp tiền đẻ ra tiền, còn thể chế tồi thì có tiền cũng không tiêu được", đại biểu Lộc nói và nhấn mạnh, điều quan trọng nhất trong bối cảnh hiện nay là phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, đơn giản hoá các thủ tục hành chính.

Trên thực tế, người dân và doanh nghiệp phản ánh thủ tục hành chính đang ngày càng nặng nề hơn trong thời gian vừa qua. Do đó, phải khắc phục cho được vấn đề pháp lý chồng chéo, bất cập. Đồng thời, phải xoá bỏ tâm lý sợ oan sai, e ngại thanh tra, kiểm tra của các cán bộ công chức và doanh nghiệp.

Từ đó, đại biểu Vũ Tiến Lộc nhận định cần nghiên cứu "đặt" giới hạn tần suất, phạm vi thanh tra, kiểm tra để các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp yên tâm tập trung nỗ lực để giải ngân các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế.

"Chúng ta cần bổ sung ngay các chế tài kinh tế phù hợp để xử lý các vi phạm và không hình sự hoá các quan hệ kinh tế. Đồng thời, triển khai tích cực, tận tâm các biện pháp bảo vệ cán bộ và cả các doanh nhân dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, trong đó có yêu cầu phải luật hoá các quy định về vấn đề này", đại biểu Vũ Tiến Lộc nói.

Cũng theo ông Vũ Tiến Lộc, trong thời điểm khủng hoảng, giải pháp "kinh điển" trực diện có thể phát huy được hiệu quả trực tiếp nhanh nhất là bơm tiền vào nền kinh tế. Các quyết định bơm tiền đã được Quốc hội ban hành, nhưng việc triển khai thực hiện lại gặp rất nhiều trở ngại. "Vì thế, cần giải quyết tình trạng có tiền không tiêu được. Chừng nào tình trạng này còn thì khó hy vọng phát triển bứt phá thời gian tới", ông Lộc nêu vấn đề.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25155.00 25161.00 25461.00
EUR 26745.00 26852.00 28057.00
GBP 31052.00 31239.00 32222.00
HKD 3181.00 3194.00 3300.00
CHF 27405.00 27515.00 28381.00
JPY 159.98 160.62 168.02
AUD 16385.00 16451.00 16959.00
SGD 18381.00 18455.00 19010.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18134.00 18207.00 18750.00
NZD   14961.00 15469.00
KRW   17.80 19.47
DKK   3592.00 3726.00
SEK   2290.00 2379.00
NOK   2277.00 2368.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ