[CAFÉ Cuối tuần] Xét xử các đại án tham nhũng có khiến nhà đầu tư lo ngại về môi trường kinh doanh?

Nhàđầutư
Nhìn vào những đại án kinh tế đã diễn ra, nhiều người tỏ ra không bi quan mà cho rằng đó là cuộc đại phẫu cần thiết, để loại bỏ các khuyết tật có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường đầu tư kinh doanh.
HỒ MAI
13, Tháng 01, 2018 | 10:39

Nhàđầutư
Nhìn vào những đại án kinh tế đã diễn ra, nhiều người tỏ ra không bi quan mà cho rằng đó là cuộc đại phẫu cần thiết, để loại bỏ các khuyết tật có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Nóng hai phiên tòa

Năm 2017 là năm cuộc chiến chống tham nhũng đi vào giai đoạn quyết định khi nhiều đại án kinh tế được điều tra, truy tố, xét xử. Trong đó có những vụ án chưa có tiền lệ khi người bị bắt giam, truy tố không có vùng cấm dù nguyên là ủy viên Bộ Chính trị.

Những ngày đầu năm 2018, tại Hà Nội và TP. HCM diễn ra song song hai phiên tòa xét xử hai đại án liên quan đến nhiều gương mặt "đình đám" Đinh La Thăng - Trịnh Xuân Thanh, Trầm Bê - Phạm Công Danh. Một bên là phiên tòa xét xử vụ án tham ô, cố ý làm trái tại doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Việt Nam - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), bên kia vụ án thất thoát hàng nghìn tỷ đồng liên quan đến ngân hàng thương mại cổ phần lớn - Ngân hàng Xây dựng (VNBC).

Đáng chú ý, 5 trong số 12 đại án tham nhũng, kinh tế mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã yêu cầu kết thúc điều tra, truy tố, xét xử trong năm 2017 đều dính đến VNCB (tiền thân là ngân hàng Đại Tín).

Đại án 9.000 tỷ tại VNCB hay còn được gọi là đại án Phạm Công Danh - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị VNBC, bởi nhân vật này là người “cầm trịch” chỉ đạo các nhân viên dưới quyền làm trái, dẫn đến thất thoát tài sản của VNCB và khiến ngân hàng thua lỗ nặng nề.

pham cong danh

Ông Phạm Công Danh. Ảnh: Vnexpress

Chỉ trong hai năm, từ 2012 -2014, Phạm Công Danh đã gây thất thoát 9.000 tỷ đồng. Đầu năm 2017, vụ án được đưa ra xử phúc phẩm, tòa tuyên Phạm Công Danh 30 năm tù; hàng chục bị cáo khác cũng đã được tuyên án. Sau bản án, số tiền phải thi hành án lên tới 12.000 tỷ đồng.

Đến nay mới chỉ thu hồi được gần một nửa số tiền trên. Điều đáng nói, tong đại án VNBC đang được đưa ra xét xử, ngoài Phạm Công Danh, Trầm Bê, cơ quan điều tra đã điều tra mở rộng, khởi tố thêm 5 đại án khác liên quan đến Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Đại án tại Ngân hàng Xây dựng được coi là thiệt hại lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng. Trước đó, hàng loạt các đại án gây thiệt hại nhiều nghìn tỷ đồng cũng được xét xử như vụ Bầu Kiên, Huyền Như, Agribank, Epco Minh Phụng, Ngân hàng Việt Hoa...

Trong khi đó, những sai phạm tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và đơn vị thành viên, gắn liền với những tên tuổi được xem là một trong những vụ án "gây ồn ào" nhất năm 2017.

Hàng loạt quan chức của PVN trong giai đoạn sai phạm này, trong đó có cựu ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng bị bắt giam, khởi tố để điều tra.

dinh la thang

Bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch PVN, trả lời hội đồng xét xử sáng 8/1 và bị cáo Trịnh Xuân Thanh (ngồi hàng ghế sau), nguyên Chủ tịch PVC. Ảnh: TTXVN  

Năm 2004, khi Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) thực hiện lệnh bắt, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Nguyễn Quang Thường, phó tổng giám đốc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (tiền thân Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam), ông Phạm Quang Dự, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trong cuộc trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội đã nói rằng "những người tiêu cực trong vụ này đã chia chác nhau một khoản tiền đáng kể, phải cỡ hàng triệu USD".

Từ đó đến nay, ngành dầu khí cũng như PVN phải đối mặt với hàng loạt vụ án lớn, gây thất thoát tài sản nhà nước hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng. 

Vụ án liên quan đến Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch PVN), Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Tổng công ty Xây lắp dầu khí - PVC) đang làm nóng dư luận là những điển hình.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) do Nguyễn Xuân Sơn làm Tổng Giám đốc được đánh giá là ngân hàng “sân sau” của PVN.

Chỉ trong thời gian ngắn, từ năm 2009 đến năm 2011 khoảng 500.000 tỷ đồng đã được di chuyển từ PVN sang OceanBank. Phải nói thêm rằng, OceanBank do chính những người ở PVN điều hành, quản lý khi đơn vị này góp vốn 800 tỷ đồng vào OceanBank.

Với việc lập ngân hàng làm “sân sau”, liên minh tại PVN đã khiến nhiều khoản tiền lớn thất thoát, trong đó có 800 tỷ đồng góp vốn đã mất trắng.

Một công ty con của PVN là PVC dưới thời quản lý của Trịnh Xuân Thanh cũng được kết luận đã làm thất thoát 3.300 tỷ đồng. Với Đinh La Thăng thời làm Chủ tịch PVN cũng là thời kỳ Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo cao cấp tại PVC.

Không thể phủ những đóng góp của PVN cho sự phát triển chung của nền kinh tế là rất quan trọng khi hàng năm PVN có doanh thu trên 450.000 tỷ đồng, nộp ngân sách hàng trăm nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển.

Người quản lý, điều hành PVN được nhận xét là những người ngồi trên cả một núi tiền. Nếu không có lập trường vững vàng, bản lĩnh kiên định thì rất dễ sa ngã bởi cám dỗ.

Trong đại án ở PVN, không những bị cáo Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm hình sự trong vụ án này mà còn kéo theo hàng loạt cán bộ, lãnh đạo chủ chốt từ Tập đoàn tới các đơn vị thành viên của PVN bị xử lý. Đau xót hơn cả, trong đó có nhiều người xuất sắc, nhiều người đã từng là những nhà khoa học trong ngành dầu khí...

Bi quan hay lạc quan?

Trong bài viết mới đây về các đại án kinh tế được đưa ra xét xử tại Việt Nam, tờ Financial Times - thời báo tài chính hàng đầu nước Anh cho biết, một số nhà quan sát cho rằng, công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam có thể khiến các công ty đang kinh doanh tại Việt Nam lo lắng.

"Điều này sẽ khiến các nhà đầu tư lo lắng", bà Nguyen Phuong Linh, chuyên gia phân tích tại tại Công ty Tư vấn rủi ro Control Risks trụ sở Singapore nói với Financial Times.

"Việt Nam từng là quốc gia ổn định về chính trị nhất ở Đông Nam Á, nhưng điều này có thể làm tăng nhận thức về mức độ rủi ro cao hơn", chuyên gia của Control Risks nói.

Việc liên tiếp các vụ án kinh tế được đưa ra ánh sáng và xét xử phần nào gây chấn động môi trường kinh doanh.

Dù vậy, nhìn vào những đại án kinh tế đã diễn ra, nhiều người tỏ ra không bi quan mà cho rằng đó là cuộc đại phẫu cần thiết, để loại bỏ các khuyết tật có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường đầu tư kinh doanh. Nhà đầu tư có thể tin tưởng hơn vào công lý, yên tâm hơn về việc giảm thiểu sự lũng đoạn của nhóm lợi ích.

Không phải cứ hạ cánh là an toàn, cứ luân chuyển là được bình yên, tại vị. Cuộc chiến chống tham nhũng, làm sạch bộ máy quản lý tại các doanh nghiệp sẽ tiếp tục diễn ra, nhiều đại án tiếp tục được đưa ra xét xử. Người dân kỳ vọng không để một bộ phận nhỏ những người thiếu năng lực và kém đạo đức kìm chế sự phát triển chung của kinh tế đất nước.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ