Đế chế đồ uống của ông Trần Quí Thanh, người bị cho lấy 2.700 tỷ lãi ngoài của Phạm Công Danh
Là một trong số 3 doanh nghiệp hàng đầu chiếm lĩnh thị phần nước giải khát lớn nhất Việt Nam và đang hướng tới doanh số tỷ đô, nhưng Tân Hiệp Phát của gia đình ông Trần Quí Thanh vướng không ít những tai tiếng để đời.
Đế chế tỷ đô
Được thành lập từ năm 1994, với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang sở hữu hơn 40 loại sản phẩm như nước tăng lực Number 1, trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh, nước ép trái cây Juicie, sữa đậu nành Soya, nước uống Number 1…
Lâu nay, thành công của Tân Hiệp Phát luôn gắn liền với hình ảnh của ông Trần Quí Thanh. Đây là một trong số những doanh nghiệp hiếm hoi dùng hình ảnh của mình là thương hiệu sản phẩm.
Tuy nhiên, hiện ông Thanh không hề sở hữu cũng như nắm giữ các chức vụ Chủ tịch hay Giám đốc của Tân Hiệp Phát.
Cổ đông lớn nhất của Tân Hiệp Phát là bà Phạm Thị Nụ, vợ ông Thanh, sở hữu 54,4% vốn điều lệ. Phần còn lại thuộc về hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích.

Ông Trần Quí Thanh cùng con gái Trần Uyên Phương kiểm tra hoạt động sản xuất tại nhà máy trong những ngày cuối năm
Bên cạnh nhà máy sản xuất chính tại Bình Dương, các sản phẩm đồ uống của Tân Hiệp Phát còn được sản xuất tại các công ty thành viên như Number 1 Hà Nam, Number 1 Chu Lai, Number 1 Hậu Giang. Các công ty này đều do gia đình ông Trần Quí Thanh trực tiếp sở hữu thay vì do Tân Hiệp Phát góp vốn.
Trong khi không sở hữu phần vốn tại Tân Hiệp Phát thì ông Thanh lại sở hữu 60% vốn của Number 1 Hà Nam. Ông Thanh cũng từng sở hữu 60% vốn của Number 1 Chu Lai nhưng đến đầu năm 2015 đã chuyển nhượng phần lớn vốn sang cho 2 con gái của mình nắm giữ, giảm sở hữu xuống còn 5% vốn điều lệ.
Hiện bà Trần Uyên Phương là giám đốc của Number 1 Chu Lai còn bà Trần Ngọc Bích là giám đốc của Number 1 Hà Nam.
Bên ngoài hệ thống Tân Hiệp Phát, ông Trần Quí Thanh còn tham gia vào Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn (Saigonres), một công ty nhỏ trong lĩnh vực bất động sản có Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) là cổ đông lớn nhất. Ông Trần Quí Thanh sở hữu 1,2% cổ phần của Saigonres.
Con trai út của ông Trần Quí Thanh, ông Trần Quốc Dũng hiện không tham gia vào hoạt động kinh doanh của gia đình mà lập công ty riêng mang tên Trần Toàn Phát, kinh doanh tinh chất làm đẹp collagen.

Năm 2016, Tân Hiệp Phát cho biết tập đoàn đạt doanh thu lên tới 500 triệu USD
Trong năm 2014, Tân Hiệp Phát đạt khoảng 7.000 tỷ đồng doanh thu, lãi trước thuế 930 tỷ và lãi sau thuế 730 tỷ đồng. Với những con số này, Tân Hiệp Phát là một trong những doanh nghiệp tư nhân có doanh thu cũng như lợi nhuận lớn nhất Việt Nam.
Kết quả trên của Tân Hiệp Phát thực sự ấn tượng khi ngang ngửa với Pepsi, đứng trên cả Coca Cola và đối thủ trực tiếp Universal Robina (URC – với thương hiệu chủ lực là trà C2) đến từ Philippines.
Dù vậy, Tân Hiệp Phát là công ty gia đình và tập đoàn này không có chủ trương công bố cụ thể các số liệu tài chính nên rất khó để ước tính giá trị doanh nghiệp này.
Trong chương trình truyền hình có tên “The Successors” (tạm dịch: Người kế nghiệp) phát trên kênh Channel News Asia hồi tháng 2, bà Trần Uyên Phương – Phó Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, con gái của ông Trần Quý Thanh đã được gọi tên là “người kế nghiệp” của công ty này.
Theo Channel News Asia, ông Trần Quí Thanh, đã đặt mục tiêu cho người kế nghiệp của mình là đạt doanh thu 3 tỷ USD vào năm 2030, tăng gấp 6 lần doanh thu hàng năm hiện nay của công ty này.
Năm 2016, Tân Hiệp Phát cho biết tập đoàn đạt doanh thu lên tới 500 triệu USD. Ông Thanh cũng tiết lộ với Asia Times rằng, vào năm 2015 đã có một tập đoàn nước ngoài đã đề nghị trả 2,5 tỷ USD để mua Tân Hiệp Phát.
“Chúng tôi sẽ đạt doanh thu 1 tỷ USD. Nếu đạt được doanh thu đó, ước tính giá trị tập đoàn sẽ là 5 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu tôi bán Tân Hiệp Phát thì sẽ chẳng còn gì để bàn nữa cả”, ông Thanh nói.
Dù vậy, vốn chủ sở hữu của Tân Hiệp Phát đến cuối năm 2014 chỉ có vỏn vẹn 608 tỷ đồng trên vốn điều lệ 276 tỷ đồng. Hiếm có công ty nào chưa bán cổ phần cho đối tác bên ngoài đạt được mức lợi nhuận cao như Tân Hiệp Phát.
Điều này cho thấy Tân Hiệp Phát chỉ giữ lại rất ít nhuận để duy trì hoạt động, còn lại phần lớn lãi tạo ra được phân phối lại cho gia đình ông Trần Quí Thanh – những người đang sở hữu 100% vốn của công ty. Đây có thể chính là nguồn gốc của phần lớn số tiền được mang gửi tiết kiệm lấy lãi trong vụ án liên quan đến Phạm Công Danh.
Những bê bối để đời
Là một trong số 3 doanh nghiệp hàng đầu chiếm lĩnh thị phần nước giải khát lớn nhất Việt Nam và đang hướng tới doanh số tỷ đô, nhưng từ năm 2009 đến nay, Tân Hiệp Phát mắc không ít bê bối khiến cho người tiêu dùng quay lưng, chủ yếu là việc phát hiện có dị vật bên trong những sản phẩm của doanh nghiệp này.
Tháng 3/2009, khi bà Nguyễn Thị Thu Hà (chủ quán Thác Vàng, Biên Hòa) phát hiện chai nước tăng lực Number One còn đậy nắp có ống hút bên trong. Mặc dù đại diện của Tân Hiệp Phát đã thừa nhận là những sản phẩm lỗi mà bà Hà phát hiện là của Tân Hiệp Phát nhưng khi đưa tiền bồi thường cho bà Hà thì Tân Hiệp Phát lại gọi công an đến bắt vì tội tống tiền.
Do có đầy đủ giấy tờ nên công an đã trả tự do cho bà Thu Hà vào chiều cùng ngày mặc cho sự phản đối của Tân Hiệp Phát.
Năm 2009, Tân Hiệp Phát cũng để xảy ra hàng loạt sai phạm trong vấn đề an toàn thực phẩm. Cụ thể, tháng 2/2009, Sở Y tế tỉnh Bình Dương phát hiện 26 tấn hương liệu quá hạn sử dụng trong kho của công ty.
Tiếp đó, ngày 21/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an C15B (TP.HCM) phát hiện tại kho số 169 Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh cũng của Tân Hiệp Phát chứa 31 tấn nguyên liệu đã quá hạn trên bao bì gốc và được dán nhãn phụ ghi hạn sử dụng mới tới năm 2009-2010.
Ngày 25/6/2009, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương lại phát hiện 9,9 tấn hương liệu quá hạn đang chờ thanh lý trong một kho hàng khác của Tân Hiệp Phát tại Thuận An.
Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện khoảng 60 thùng phuy (loại 200 lít/thùng) hương liệu nước cốt ổi, chanh dây, tắc... có thời hạn sử dụng ngày 3/11/2008. Tuy nhiên, trên nhãn gốc của nhà sản xuất được dán tờ giấy ghi thời hạn sử dụng mới là 16/6/2009 và 14/1/2010.
Vào khoảng cuối năm 2010, khi ông Trương Ngọc Tuấn (TP.HCM) mua 2 thùng sữa đậu nành Number 1 Soya về bán và sử dụng thì phát hiện 6 chai đã gợn đục có lớp kết tủa màu trắng. Lô hàng này được ghi trên chai ngày sản xuất tháng 9/2010 và hạn sử dụng ngày 25/6/2011.
Bê bối năm 2011 diễn ra khi chị Nguyễn Thị Thúy (Bà Rịa - Vũng Tàu) có gửi đơn khiếu nại đến Văn phòng Khiếu nại của người tiêu dùng phía nam về việc mua 2 chai sữa đậu nành tự nhiên Number 1 Soya của Tân Hiệp Phát còn hạn sử dụng nhưng lại phát hiện bên trong chai có nổi lên cục màu trắng.
Đến tháng 2/2011, một người tiêu dùng tên H. tại Tiền Giang đã mua nhiều chai nước Dr Thanh để uống trong đó, có một chai nước anh phát hiện ra bên trong có lợn cợn. Phản ánh thông tin tới Công ty Tân Hiệp Phát thì tới ngày 14/4/2011 khi đang nhận 35 triệu đồng cùng đại diện của Tân Hiệp Phát, anh H. bị công an ập vào bắt quả tang và sau đó bị Tòa tuyên phạt 1 năm tù.
Chưa dừng lại ở đó, tới tháng 6/2012, cơ quan công an đã bắt quả tang Trần Quốc Tuấn (Bình Thạnh) nhận 50 triệu đồng của Tân Hiệp Phát liên quan đến vụ việc chai trà xanh có con gián bên trong sản phẩm của tập đoàn này. Ngày 17/7/2013, Tòa án nhân dân Q.Bình Thạnh (TP. HCM) xét xử sơ thẩm vụ án, tuyên phạt Nguyễn Quốc Tuấn 3 năm tù về tội "cưỡng đoạt tài sản".
Những vụ bê bối lẻ tẻ diễn ra mỗi năm liên quan tới sản phẩm nước đóng chai của công ty Tân Hiệp Phát bắt đầu được dư luận chú ý từ khi vụ án “con ruồi 500 triệu” bị vỡ lở.

Tân Hiệp Phát dính nhiều bê bối về chất lượng sản phẩm. Ảnh: Zing.vn
Cụ thể là vào ngày 3/12/2014, khi bán hàng cho khách, chủ quán cơm Võ Văn Minh (35 tuổi, ngụ xã An Cư, huyện Cái Bè, Tiền Giang) có phát hiện có ruồi trong chai nước Number 1 chưa mở nắp của Tân Hiệp Phát.
Tới ngày 27/1/2015, ông Minh đã hẹn gặp đại diện Tân Hiệp Phát tại một quán cà phê ở huyện Cái Bè (Tiền Giang), trong lúc ông Minh nhận 500 triệu đồng thì bị Công an tỉnh Tiền Giang bắt quả tang. Thời điểm này, Tân Hiệp Phát bị dư luận lên án về hành vi “bẫy người tiêu dùng”.
Sự việc tạo nên làn sóng phẫn nộ khi ngày 18/12/2015 ông Võ Văn Minh bị tuyên mức án 7 năm tù giam vì tội “cưỡng đoạt tài sản”. Đại diện của Tân Hiệp Phát cũng cho biết, kể từ khi sự việc xảy ra công ty đã bị thiệt hại 2.000 tỷ đồng.
Năm 2015 cũng là năm “đại hạn” của Tân Hiệp Phát khi có thêm hàng loạt những vụ việc khác “tố” sản phẩm của doanh nghiệp này có chứa nhiều dị vật ở nhiều tỉnh thành.
Ngay sau vụ “con ruồi 500 triệu” của Tân Hiệp Phát, hãng đã quảng bá dây chuyền của mình nhập từ châu Âu để nói về tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, Tân Hiệp Phát đã nhiều lần nhập dây chuyền sản xuất đồ uống từ nhà sản xuất Tech-Long (Quảng Châu, Trung Quốc) bắt đầu từ năm 2004.

Ông Trần Quí Thanh (thứ 4 từ trái sang) trong lễ ký kết hợp tác với Tech-Long tại triển lãm ở Bắc Kinh năm 2010. Ảnh: www.tech-long.com
Theo thông tin từ website của Tech-Long, năm 2009, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã ký kết với Tech-Long để mua 3 dây chuyền sản xuất nóng 28000BPH, đã được lắp đặt thành công, thử nghiệm và chính thức đưa vào sản xuất.
Tháng 9/2010, tại triển lãm tổ chức tại Bắc Kinh, Tân Hiệp Phát đã ký hợp đồng mua 5 dây chuyền làm nóng do Tech-Long sản xuất. Tại thời điểm đó, Tech-Long cho biết, Tân Hiệp Phát đã nhập khoảng 15 dây chuyền sản xuất từ Tech-Long.
Dích dắc trong quan hệ với Phạm Công Danh
Không chỉ gặp nhiều bê bối trong chất lượng sản phẩm, gia đình ông Trần Quí Thanh còn đang vướng vào những lùm xùm quan hệ trong đại án Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Trong phiên tòa chiều 10/1 tại Tòa án nhân dân TP. HCM, ông Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng (VNCB) đã xin tòa cho giải trình số tiền 2.730 tỷ đồng trả cho ông Trần Quí Thanh (Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát), tuy nhiên, tòa cắt ngang. Ông Danh nói rất uất ức khoản tiền này.
Những dích dắc trong mối quan hệ của Tập đoàn Tân Hiệp Phát và bị cáo Phạm Công Danh vẫn chưa có hồi kết khi luật sư của ông Danh tiếp tục kiến nghị tòa thu hồi số tiền được cho là chi lãi ngoài hàng nghìn tỉ đồng.
Trong sáng 10/1, khi trả lời thẩm vấn của tòa, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) cho biết, thời điểm 2013, VNCB rất khó khăn, Phạm Công Danh và các nhân viên ngân hàng khác phải đưa tài sản cá nhân vào để chi chăm sóc khách hàng nhằm mục đích huy động vốn. Khi đó, Phạm Công Danh phải đi vay tiền của các đối tác khác như vay của ông Trần Quí Thanh với lãi suất rất cao.
Tại đơn kiến nghị, luật sư Hà Hải cũng cho rằng trong năm 2012 và 2013, bị cáo Phạm Công Danh đã hàng chục lần phải vay tiền từ ông Trần Quí Thanh và con gái ông Thanh là bà Trần Ngọc Bích (gọi là nhóm Trần Ngọc Bích).
Với tổng số tiền vay hơn 20.000 tỉ đồng, Phạm Công Danh đã phải trả lãi suất vượt trần hơn 2.700 tỉ đồng cho nhóm Trần Ngọc Bích.

Bà Trần Ngọc Bích, con gái ông Trần Quí Thanh (trái) và bị cáo Phạm Công Danh tại tòa.
Ngoài số tiền lãi ngoài nêu trên, luật sư Hải cho rằng trong giai đoạn 1 của vụ án đã xác định ông Phạm Công Danh đã trả lãi vượt trần cho nhóm Trần Ngọc Bích hơn 47 tỉ đồng nhưng đại diện Viện kiểm sát lại không ra quyết định thu hồi khoản tiền này.
Luật sư Hà Hải cho rằng số tiền lãi ngoài chi trả cho nhóm bà Bích đã có nguồn gốc từ hành vi vi phạm pháp luật, vì vậy cần thu hồi để khắc phục hậu quả trong vụ án.
Tại cơ quan điều tra và tại các phiên tòa ở giai đoạn 1, ông Thần Quí Thanh phủ nhận việc đã nhận hàng ngàn tỉ đồng tiền lãi suất vượt trần trái quy định từ Phạm Công Danh.
- Cùng chuyên mục
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng
Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.
Đầu tư - 07/05/2025 15:50
Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump
Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.
Đầu tư - 07/05/2025 14:38
Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD
Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Đầu tư - 07/05/2025 09:36
Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng
Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.
Đầu tư - 07/05/2025 08:52
Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn
Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.
Đầu tư - 07/05/2025 08:51
Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu
Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ
Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.
Đầu tư - 07/05/2025 07:00
Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt
Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.
Công nghệ - 06/05/2025 14:16
Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân
Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI
Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Đầu tư - 06/05/2025 11:58
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Ngay sau đó, đề xuất này đã vấp phải những ý kiến phản biện của giới chuyên gia nếu áp dụng thực tế.
Đầu tư - 06/05/2025 10:53
Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1
Thông tin về bên nhận chuyển nhượng cũng như giá trị của thương vụ này không được Sumitomo công bố do các điều khoản bảo mật.
Đầu tư - 06/05/2025 06:35
Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?
Để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại Bình Định, các đối tượng đang đăng ký thường trú nơi khác phải đang làm việc tại tỉnh và thời gian làm việc tại địa phương từ 1 năm trở lên.
Đầu tư - 06/05/2025 06:00
Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng
Lần đầu tiên sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) sẽ tổ chức "đại hội" khoa học công nghệ, trong đó xác định để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thì khoa học và công nghệ phải là "binh chủng" quan trọng.
Đầu tư - 05/05/2025 20:34
- Đọc nhiều
-
1
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
2
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago