Tân Chủ tịch PVN: Đại án là sự răn đe, cảnh tỉnh
Sau gần 1 tháng ngồi “ghế nóng”, tân Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) Trần Sỹ Thanh lần đầu tiên nói về đại án ngành dầu khí đang được cơ quan chức năng xét xử và hướng đi của mình để tập đoàn vượt qua giai đoạn khó khăn.

Người lao động dầu khí
Ngày 12/1, PVN tổ chức hội nghị tổng kết năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018. 8h sáng khai mạc, hội trường Viện Dầu khí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội) kín ghế ngồi. Chủ tịch Trần Sỹ Thanh cùng Tổng giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn chủ trì.
Không xử đại án, PVN mất mát hơn

Dù tâm trạng cán bộ, người lao động dầu khí bị ảnh hưởng nhưng tôi cho rằng: không có sự răn đe, cảnh tỉnh vừa rồi mà cứ để trôi đi theo một thời gian nữa, không biết ngành dầu khí sẽ đi đến đâu. Đây là tiếng chuông cảnh báo thực sự để tự răn đe và điều chỉnh mình
Ông Trần Sỹ Thanh, Tân Chủ tịch PVN
Ngay khi bắt đầu, ông Thanh quán triệt: “Bối cảnh tập đoàn ai cũng biết rồi, kết quả hoạt động, mục tiêu năm 2018 của từng đơn vị đã in trong tài liệu nên lãnh đạo đơn vị báo cáo trực diện vấn đề, không đọc lại. Điều tôi muốn là mọi người phát biểu đánh giá bài học kinh nghiệm, nhận diện khó khăn của đơn vị và đưa ra giải pháp ứng phó với khó khăn, biến động trong ngắn hạn, trung hạn”.
Là người phát biểu đầu tiên, Phó tổng giám đốc PVN Nguyễn Quỳnh Lâm nêu khó khăn về nguồn kinh phí thăm dò khai thác dầu khí. Theo vị này, trước đây, kinh phí cho thăm dò khai thác dầu khí khoảng 2-2,5 tỷ USD, với 30-40 giếng khoan thăm dò. Từ năm 2014 đến nay, tiền đầu tư giảm 5 lần. Thậm chí năm 2017, toàn tập đoàn chỉ thăm dò trữ lượng khoảng 4 triệu tấn quy dầu. Đặc biệt, Vietsovpetro cho biết, mỏ Bạch Hổ chỉ còn khoảng 10 triệu tấn dầu, khai thác trong vòng 4-5 năm tới cạn kiệt trong khi nguồn thăm dò khai thác mới chưa có. Ngoài khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đại diện các đơn vị đều chung tâm tư thời gian qua bị ảnh hưởng bởi các vụ án đang xét xử với một số cán bộ và cựu cán bộ PVN.
Sau khi trao đổi về phương hướng trong năm 2018, ông Trần Sỹ Thanh đã có những lời tâm sự. “Cho phép tôi nói thật cảm nhận của mình. Khi vui, trên đà thắng lợi thì rất dễ nhưng trong lúc khó khăn, hoạn nạn, đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bộ ngành đến dự hội nghị đông đủ là sự cổ vũ động viên tinh thần lớn với chúng tôi. Tôi xin cảm ơn sâu sắc Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành đến dự buổi tổng kết rất đặc biệt của ngành dầu khí, bởi “vạn người quen có mấy người thân, đến khi lìa trần có mấy người đưa”, ông Thanh nói.
Về trách nhiệm khi ngồi “ghế nóng” Chủ tịch HĐTV PVN, ông Thanh bộc bạch: “Với cá nhân tôi, hiểu biết ngành dầu khí nói chung và con người dầu khí nói riêng vô cùng mới mẻ, như gái mới về nhà chồng, tục chưa biết, lệ chưa quen và gia phong chưa biết gì. Dù gặp khó khăn nhưng tôi hứa sẽ sớm hoà nhập, hòa nhịp và giữ nhịp để nhanh chóng tạo đà, lấy đà tăng tốc nhanh nhất có thể”.
Nói về những sai phạm của một số cá nhân gây ảnh hưởng đến tiềm lực, uy tín của tập đoàn, ông Thanh cho rằng, mất tiền dù xót nhưng mất niềm tin mới vô cùng nguy hại. “Tham luận của các đơn vị thành viên đều nêu việc cán bộ công nhân viên bị ảnh hưởng nghiêm trọng về niềm tin. Ngay trong nội bộ cán bộ tập đoàn, không phải chúng tôi không tin nhau, mà là giữ mình. Để 10 năm sau, từng cá nhân không bị hỏi về những dấu chấm, dấu hỏi thì phải cẩn trọng từ bây giờ. Trong khi, làm kinh tế mà soi nhau từng dấu chấm, dấu phẩy thì làm sao được?”, ông Thanh nói.
Theo người đứng đầu PVN, trong quá trình xây dựng theo mô hình tập đoàn kinh tế công nghiệp, thương mại, tài chính giai đoạn 2006 – 2010, PVN xảy ra tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, hiệu quả thấp, thậm chí thua lỗ thất thoát. Nhiều vấn đề tồn tại đến nay và đang được cơ quan pháp luật giải quyết.
“Dù tâm trạng cán bộ, người lao động dầu khí bị ảnh hưởng nhưng tôi cho rằng: không có sự răn đe, cảnh tỉnh vừa rồi mà cứ để trôi đi theo một thời gian nữa, không biết ngành dầu khí (cũng như các tập đoàn khác đang được giao quản lý vốn, tài sản nhà nước) sẽ đi đến đâu. Đây cũng là tiếng chuông cảnh báo thực sự để tự răn đe và điều chỉnh mình”, ông Thanh nói.

Giàn khoan ngoài khơi của PetroVietNam. Ảnh: Bảo Sơn.
Quyết tâm xốc lại
Cũng trong hội nghị, ông Thanh đã nêu quyết tâm và giải pháp để xốc lại ngành dầu khí, vượt qua giai đoạn khó khăn. Việc đầu tiên, người đứng đầu PVN thực hiện là xốc lại hệ thống quản trị cả về tư tưởng và văn hoá ngành. “PVN là tập đoàn nhà nước đầu tiên xây dựng được văn hoá ngành dầu khí nhưng kinh tế thị trường đã làm nét văn hoá này phai nhạt, méo mó. Chúng ta phải rà soát, chấn chỉnh và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. Đồng thời, xốc lại đội ngũ cán bộ, hệ thống đầu tư và tài chính”, ông Thanh nói.
Tân Chủ tịch PVN chỉ ra, trong bối cảnh thời gian ít, tiền ít, người ít, tinh thần thận trọng hơn thì PVN sẽ chọn việc để làm chứ không dàn trải. Thậm chí việc Chính phủ giao mà PVN cảm thấy không phù hợp và làm không tốt bằng người khác, thậm chí gây mất mát tiếp thì xin dừng. “Chúng ta không sợ việc mà cân nhắc một cách toàn diện. Đây là cách phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất trong thời điểm hiện nay”, ông Thanh nói.
Ông Thanh cũng khẳng định thêm, 2 nhiệm vụ trên sẽ làm song song trên nền tảng định hướng rõ ràng tương lai của ngành dầu khí. Để thực hiện được các giải pháp đã đề ra, toàn bộ lãnh đạo ngành dầu khí và người lao động dầu khí phải đoàn kết.
“Quan trọng là đoàn kết. Cốt lõi là đoàn kết trong ban lãnh đạo, trong các đơn vị. Như trong cuộc họp hôm qua, tôi vẫn nói, tôi với ông Sơn (Tổng giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn– PV) mà lườm nhau hoặc trong HĐTV và ban điều hành lườm lẫn nhau thì nát, hệ thống phân rã ngay”, ông Thanh nói.
Ông Thanh cũng chỉ ra câu chuyện quyết định đầu tư của Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 để minh chứng cho bản lĩnh của lãnh đạo PVN trong giai đoạn hiện nay. “Như dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, nếu dừng dự án thì mất toàn bộ tiền đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Dừng dự án mất hết tiền hay tiếp tục đầu tư để dự án hoạt động có hiệu quả là quyết sách vô cùng đau đầu, đòi hỏi bản lĩnh của người dầu khí trong giai đoạn hiện nay. Tôi mong rằng, tất cả những cán bộ trong PVN có bản lĩnh để quyết định và chắc chắn Đảng, Chính phủ và nhân dân không bỏ rơi và làm khó những người làm dầu khí chân chính”, ông Thanh nói.
Người lao động Nhiệt điện Thái Bình 2: Khủng hoảng cả về vật chất và tinh thần
Là một trong những dự án xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến các vụ án ngành dầu khí đang xét xử, đại diện Ban quản lý điện lực Thái Bình 2 đã chia sẻ tâm tư.
Tại hội nghị tổng kết năm 2017 của ngành dầu khí, ông Nguyễn Thành Hưởng, Trưởng ban QLĐL Thái Bình 2 cho biết: dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, PVN, ban quản lý dự án đã lắp đặt trên 75% thiết bị siêu trường siêu trọng, với khối lượng khoảng 100.000 tấn.
“Chúng tôi cố gắng nỗ lực đoàn kết để xử lý hậu quả do quá khứ và khó khăn phát sinh ở hiện tại. Khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án liên quan đến sai phạm ở dự án, các nhà đầu tư đã dừng cung cấp vốn”, ông Hưởng cho biết.
Ông Hưởng nói , người lao động mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ, bộ ngành và PVN để năm 2018 có thể vượt qua khó khăn. “Dù sai phạm của dự án thuộc quá khứ nhưng là nỗi đau, mất mát, trả giá mà người dầu khí đang phải chịu đựng và cố gắng vượt qua, để hướng tới tương lai”, ông Hưởng chia sẻ.
(Theo Tiền Phong)
- Cùng chuyên mục
Ra mắt sách song ngữ 'Bác Hồ ở Thái Lan'
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen Thái Lan vừa lễ ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Thái mang tên "Bác Hồ ở Thái Lan".
Sự kiện - 19/05/2025 13:52
Chính phủ đề xuất 9 chính sách đặc thù, đặc biệt làm dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Để đảm bảo tiến độ, hiệu quả cho dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, Ủy ban Kinh tế và Tài chính đánh giá việc cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt là cần thiết.
Sự kiện - 19/05/2025 11:46
Danh sách bí thư, chủ tịch 52 tỉnh, thành dự kiến sáp nhập
Tới đây, Ban Tổ chức Trung ương sẽ thẩm định và tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định nhân sự bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Thủ tướng sẽ chỉ định nhân sự chủ tịch, phó chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
Sự kiện - 19/05/2025 11:28
Thủ tướng dự lễ khởi công cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ bắc qua sông Hồng
Cầu Tứ Liên dài khoảng 5,15km, điểm đầu kết nối với đường Nghi Tàm, điểm cuối kết nối với đường Trường Sa, tổng mức đầu tư khoảng 19.830 tỷ đồng
Sự kiện - 19/05/2025 10:43
Đại kỳ Tổ quốc 2.025 m² tung bay trên bầu trời Nghệ An
Sáng ngày 19/5, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP. Vinh, Nghệ An), tỉnh Nghệ An đã tổ chức Lễ chào cờ, chào mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Sự kiện - 19/05/2025 09:41
Hải quan Hoa Kỳ cảnh báo hành vi chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh thuế
Hoạt động chuyển tải bất hợp pháp sẽ gây thiệt hại không chỉ cho doanh nghiệp Hoa Kỳ và doanh nghiệp Việt Nam, làm cho các doanh nghiệp mất lợi thế do mất đi môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng.
Sự kiện - 19/05/2025 06:50
Đà Nẵng chuẩn bị chỗ ở cho công chức Quảng Nam sau sáp nhập
TP Đà Nẵng lên phương án sử dụng công sở, ký túc xá trống và xây thêm nhà ở xã hội để đón công chức Quảng Nam ra làm việc sau sáp nhập.
Sự kiện - 18/05/2025 14:36
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh bốn Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị ban hành trong thời gian gần đây là "Bộ tứ trụ cột" để giúp chúng ta cất cánh.
Sự kiện - 18/05/2025 14:35
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, thương trường là "chiến trường" do đó, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các doanh nhân - "chiến sỹ" trên mặt trận kinh tế và phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu trên phạm vi cả nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sự kiện - 18/05/2025 13:34
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các 'đại bàng công nghệ'
Thông qua Diễn đàn Hợp tác Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Áo 2025, Việt Nam khẳng định vai trò mắt xích chiến lược trong chuỗi giá trị đổi mới sáng tạo toàn cầu, là điểm đến hấp dẫn cho các “đại bàng công nghệ” của Áo và châu Âu.
Sự kiện - 18/05/2025 08:43
Nới lỏng điều kiện nhập quốc tịch và trở lại quốc tịch Việt Nam
Chính phủ vừa trình Quốc hội dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, trong đó sửa đổi, hoàn thiện, bổ sung nhiều quy định liên quan nhập quốc tịch Việt Nam và trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sự kiện - 17/05/2025 10:47
[Cafe Cuối tuần] Bãi bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư: Ai hưởng lợi?
Trong dòng chảy cải cách thể chế ở Việt Nam hiện nay, một trong những nội dung đang tạo nên những tranh luận trái chiều nhất chính là việc có nên bãi bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với một số loại dự án.
Sự kiện - 17/05/2025 08:35
VAFIE hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) vừa có buổi làm việc với đoàn công tác đến từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc hướng đến mở rộng hợp tác xuất khẩu và đầu tư sản phẩm nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
Sự kiện - 17/05/2025 08:25
'Cần tháo gỡ các điểm nghẽn cho kinh tế báo chí'
" Luật Báo chí (sửa đổi) lần này cần tháo gỡ các điểm nghẽn, đặc biệt là ở kinh tế báo chí", Tổng biên tập Báo Tiền phong.
Sự kiện - 16/05/2025 16:21
'Việc tạm giam doanh nhân kéo dài khiến doanh nghiệp lớn lâm vào khó khăn'
"Việc tạm giữ, tạm giam kéo dài đối với doanh nhân nhiều khi chỉ giải quyết được một vụ án nhỏ nhưng lại khiến cả một doanh nghiệp lớn lâm vào khó khăn, mất sức cạnh tranh", đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng nhận định.
Sự kiện - 16/05/2025 12:44
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khai hội Làng Sen
Lễ hội Làng Sen 2025 là sự kiện chính trị, văn hóa trọng điểm, hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Sự kiện - 16/05/2025 09:02
- Đọc nhiều
-
1
Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?
-
2
Cách Tập đoàn Thuận An dùng 'quân xanh, quân đỏ' để thắng thầu
-
3
Loạt cán bộ 'nhúng chàm' vì ăn chia tiền 'cơ chế' với ông chủ Thuận An
-
4
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
-
5
Giá điện bán lẻ tăng tác động đến các nhóm ngành nào?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 day ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 day ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago