Cách chuyển hàng hóa nhanh nhất qua cảng biển nước sâu Bắc Trung Bộ với Lào, Thái Lan

Nhàđầutư
Chủ tịch Tập đoàn Vabis - Hồng Lam Nguyễn Ngọc Mỹ cho rằng việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ Logistic cảng biển nước sâu ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình sẽ tạo ra môi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội tích cực cho hàng chục triệu người dân Việt Nam và các nước bạn.
THẮNG QUANG
01, Tháng 10, 2019 | 11:25

Nhàđầutư
Chủ tịch Tập đoàn Vabis - Hồng Lam Nguyễn Ngọc Mỹ cho rằng việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ Logistic cảng biển nước sâu ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình sẽ tạo ra môi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội tích cực cho hàng chục triệu người dân Việt Nam và các nước bạn.

Tại Hội nghị "Xúc tiến thương mại Thái Lan - Việt Nam quốc tế mở rộng (ngày 27-30/9), ông Nguyễn Ngọc Mỹ, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV) - Chủ tịch Tập đoàn Vabis - Hồng Lam đã trình bày tham luận: "Chiến lược hành lang Đông - Tây phát triển kinh tế và dịch vụ xuyên quốc gia - Liên vùng kết nối Đông Bắc Thái Lan, Bắc Lào với cảng biển ở Bắc Trung Bộ Việt Nam".

Hàng hóa đi từ đâu, đến đâu không phải do cảng biển quyết định

Theo ông Nguyễn Ngọc Mỹ, Đông Bắc Thái Lan (trong đó có tỉnh Udon Thani) là vùng đất phát triển xa cảng biển, có rất nhiều doanh nghiệp Việt kiều mạnh và thành công. Lào là quốc gia không có biển nhưng giàu tài nguyên bậc nhất ở khu vực châu Á, với hơn 570 mỏ khoảng sản, như: Vàng, đồng, kẽm, chì, thiếc.... Các mỏ này phân bổ dày đặc ở khu vực Trung và Đông Bắc Lào, tiếp giáp với 4 tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Hành lang dịch vụ kinh tế chiến lược, còn gọi là hành lang Đông - Tây khu vực Bắc Trung Bộ, bắt đầu từ phía Lào (gồm các tỉnh: Khammouan, Bolikhamsai, Xiangkhoang, Houaphan) đối xứng với 4 tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam nói trên, sẽ rút ngắn khoảng cách vận chuyển trên 50% so với lộ trình vận chuyển hàng hóa hiện tại của Lào đến cảng Bangkok (Thái Lan) thông qua Vientiane (Lào).

Nguyen-Ngoc-My

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài - Chủ tịch Tập đoàn Vabis - Hồng Lam trình bày tham luận tại hội nghị. Ảnh: Thắng Quang.

Ngoài ra, hành lang biên giới của các tỉnh Khammouan, Bolikhamsai, Vientiane và so khoảng cách Logistic vẫn gẫn hơn đi về Bangkok.

"Thành công của chiến lược Logistic là do doanh nghiệp phân phối và doanh nghiệp đại diện xuất nhập khẩu quyết định đi từ đâu, đến đâu, không phải do cảng biển quyết định. Do vậy, các doanh nghiệp Việt kiều ở Udon Thani, Hiệp hội Doanh nghiệp Việt kiều Đông Bắc Thái và Hiệp hội Doanh nghiệp Việt - Lào đống vai trò then chốt để phát triển 4 cảng biển ở Bắc Trung Bộ của Việt Nam", doanh nhân Nguyễn Ngọc Mỹ nói.

Cũng theo Chủ tịch Chủ tịch Tập đoàn Vabis - Hồng Lam, việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ Logistic tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình sẽ tạo ra môi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội tích cực cho hàng chục triệu người dân Việt Nam và các nước bạn.

Ông cũng cho rằng, với lợi thế khoảng cách địa lý và cảng biển nước sâu để phát triển và cung cấp dịch vụ Logistic từ các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng như cung ứng tại Lào, Thái, hành lang Đông - Tây sẽ mang lại lợi ích: Liên kết vùng, tạo ra môi trường kinh tế, văn hóa, chính trị; giúp Lào và Việt Nam đưa được khoáng sản ra biển với chi phí thấp nhất; giúp Lào và Đông Bắc Thái nhập máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu dầu mỏ, hóa chất đầu vào cho ngành khai thác khoáng sản...

Đừng để lãng phí cảng biển nước sâu ở Bắc Trung Bộ 

Về giải pháp, Phó Chủ tịch BAOOV phân tích hiện 4 tỉnh Bắc Trung Bộ đều có cảng biển nước sâu 8-13 m. Nhiều nước trên thế giới "ao ước" cũng không có được, nhưng 4 cảng biển này hoạt động năng suất đang thấp, chưa hiệu quả, gây lãng phí.

Cũng theo ông Mỹ, trước đây, hàng hóa thường vào các cảng ở Hải Phòng và TP.HCM, sau đó chuyển sang xà lan, tàu nhỏ về các các địa phương, trong đó có các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Với Dự án Hành lang chiến lược Đông - Tây, hệ thống cảng biển và hạ tầng sẽ được kết nối với các nước bạn, gồm: Cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa) có độ sâu 13 m, vận chuyển hàng hóa có thể đi qua tỉnh Houaphan (Lào) bằng quốc lộ 6, khoảng 120 km; Cảng Cửa Lò có độ sâu 8 m, đi quốc lộ 7 qua tỉnh Xiangkhoang, khoảng 230 km; Cảng Vũng Áng (13 m) và Sơn Dương (22 m) ở Hà Tĩnh có thể đi quốc lộ 8 và quốc lộ 12B qua tỉnh Khammouan; Bolikhamsai, Vientiane (Lào) và Đông Bắc Thái Lan; Cảng Hòn Lan (Quảng Bình) sâu 10 m đi qua tỉnh Khammuon và Đông Bắc Thái.

xuc-tien-thuong-mai-thai-viet

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ cùng các đại biểu tham dự hội nghị tại Thái Lan. Ảnh: Thắng Quang.

Chủ tịch Tập đoàn Vabis - Hồng Lam nhận định, tương lai sẽ tiếp nhận hàng hóa đầu vào và đầu ra trực tiếp từ tàu biển quốc tế qua các cảng: Nghi Sơn, Vũng Áng, Sơn Dương, đi qua cửa khẩu 4 tỉnh Bắc Trung Bộ này, sang các nước bạn bên kia hành lang.

"Các lô hàng sẽ được xe đầu kéo của Việt Nam đưa về các kho ngoại quan ở cửa khẩu. Từ đó, các công ty Logistic và đại lý điều tiết đầu kéo của nước bạn sẽ vận chuyển hàng đến điểm giao nhận", doanh nhân Nguyễn Ngọc Mỹ nêu giải pháp.

Ngoài ra, các mặt hàng nước bạn cần xuất khẩu sẽ thông qua các công ty Logistic và Agent điều tiết đến kho ngoại quan cửa khẩu, làm thủ tục thông quan và đi theo chiều ngược lại ra các cảng biển của khu vực Bắc Trung Bộ.

"Các trạm Hải quan và kho ngoại quan đã có sẵn ở các cửa khẩu nhưng cần phải được nghiên cứu sao cho phù hợp với đề xuất hành lang chiến lược. Đồng thời cần thiết lập khu vực miễn thuế và các kho ngoại quan tại biên giới cũng như các cảng biển ở 4 tỉnh Bắc Trung Bộ", ông Nguyễn Ngọc Mỹ nói.

Phó Chủ tịch BAOOV cũng đề xuất các bước tiến hành dự án này như: Họp với 4 tỉnh Bắc Trung Bộ để xin chủ trương hỗ trợ; tổ chức hội thảo, tọa đàm, thảo luận lập nhóm chuyên đề trong các lĩnh vực (Logistic; hạ tầng; hải quan, cơ hội đầu tư và các loại hình dịch vụ có thể khai thác...); đàm phán cấp nhà nước Việt Nam, Lào, Thái Lan.

"Quá trình xúc tiến cần vận động nguồn lực có sẵn có doanh nhân và trí thức kiều bào trên toàn thế giới, để đóng góp ý kiến xây dựng dự án cũng như tham gia đầu tư, liên kết, liên doanh với doanh nghiệp trong nước, cùng khai thác tiệp năng kinh tế, dịch vụ mở ra trong suốt 2 tuyến đầu ra và đầu vào của Hành lang Chiến lược Đông - Tây này", doanh nhân Nguyễn Ngọc Mỹ kêu gọi.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ