Các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM đều chậm tiến độ và 'đội' vốn

Nhàđầutư
Báo cáo của Chính phủ cho biết, việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM đều chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư. Đến nay mới đưa vào khai thai thác 13 km, đạt 10,4% tổng chiều dài mạng lưới cần đầu tư trước năm 2020.
ĐÌNH NGUYÊN
19, Tháng 10, 2023 | 11:38

Nhàđầutư
Báo cáo của Chính phủ cho biết, việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM đều chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư. Đến nay mới đưa vào khai thai thác 13 km, đạt 10,4% tổng chiều dài mạng lưới cần đầu tư trước năm 2020.

Bộ Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã thừa ủy quyền của Thủ tướng ký báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải (GTVT) đường sắt và sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư GTVT đường sắt.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chính phủ cũng nêu rõ việc phát triển GTVT đường sắt thời gian qua đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế.

Cụ thể, một số văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập, thiếu đồng bộ, chồng chéo giữa các ngành. Chất lượng kết cấu hạ tầng các tuyến đường sắt hiện có lạc hậu, xuống cấp, năng lực thông qua thấp; đường sắt kết nối cảng biển lớn chưa được triển khai, kết nối quốc tế hạn chế; tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam chưa được thông qua chủ trương đầu tư.

duong-sat-do-thi

Các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM đều chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư. Ảnh: Trọng Hiếu.

Bên cạnh đó, việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM đều chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư. Đến nay mới đưa vào khai thai thác 13 km, đạt 10,4% tổng chiều dài mạng lưới cần đầu tư trước năm 2020.

Vận tải liên vận quốc tế chưa tương xứng với tiềm năng; tổ chức kinh doanh còn phát sinh nhiều tác nghiệp... Vai trò quản lý nhà nước và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa cao. Việc lựa chọn, kiện toàn mô hình tổ chức quản lý, khai thác đường sắt và tái cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp còn chậm, chưa tinh gọn, gắn với thị trường. Công nghiệp đường sắt không phát triển, giảm cả về số lượng và quy mô, năng lực hạn chế; chỉ đáp ứng nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa...

Kiến nghị dành nguồn lực đầu tư riêng cho đường sắt tốc độ cao

Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt, đến năm 2030, nâng cấp, cải tạo 7 tuyến đường sắt hiện có; triển khai đầu tư 2 đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM); ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu; kết nối TP.HCM với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực. Tổng nhu cầu vốn dự kiến khoảng 240.000 tỷ đồng.

Đến năm 2050, hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối TP.HCM, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt kết nối quốc tế. Hiện nay, tuyến đường sắt cao tốc đang hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo ý kiến Hội đồng thẩm định Nhà nước trong năm 2023; phấn đấu phê duyệt chủ trương đầu tư dự án vào năm 2025.

Với đặc thù phát triển đường sắt đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn, dài hạn, Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển lĩnh vực đường sắt trong từng giai đoạn của kế hoạch trung hạn. Đặc biệt, ưu tiên dành nguồn lực đầu tư riêng cho dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, huy động nguồn lực của các địa phương để tham gia đầu tư dự án.

Ngoài ra, Chính phủ đang tổng kết Luật Đường sắt 2017 và các quy định có liên quan để xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan đến quy định của pháp luật về đường sắt, phát triển vận tải đường sắt. Luật Đường sắt sửa đổi dự kiến xây dựng từ năm 2024, hoàn thành năm 2025, trình Quốc hội ban hành năm 2026... Vì vậy, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, ưu tiên sớm đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ