Những điều cần biết về tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên tại Đông Nam Á

Nhàđầutư
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm 2/10 đã khánh thành tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Đông Nam Á sau 7 năm xây dựng. Đây là dự án quan trọng trong cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường của Trung Quốc nhằm giảm thời gian đi lại giữa Jakarta và Bandung, hai thành phố trọng điểm ở Indonesia.
HOÀNG AN
04, Tháng 10, 2023 | 07:56

Nhàđầutư
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm 2/10 đã khánh thành tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Đông Nam Á sau 7 năm xây dựng. Đây là dự án quan trọng trong cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường của Trung Quốc nhằm giảm thời gian đi lại giữa Jakarta và Bandung, hai thành phố trọng điểm ở Indonesia.

Mặc dù bị chậm trễ về tiến độ, chi phí xây dựng gần gấp đôi so với dự toán ban đầu, và bị một số nhà quan sát nghi ngờ về lợi ích thương mại, nhưng tuyến đường sắt dài 142 km (88 dặm), vẫn chính thức được Bộ Giao thông vận tải Indonesia cấp giấy phép hoạt động chính thức vào hôm Chủ nhật (1/10).

TT Indonesia

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đánh giá cao việc vận hành tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Đông Nam Á nối Jakarta với Bandung. Ảnh Nikkei

Dự án này trị giá 7,3 tỷ USD, phần lớn do Trung Quốc tài trợ, được xây dựng bởi liên doanh PT Kereta Cepat Indonesia-Trung Quốc, hay còn gọi là PT KCIC, giữa một tập đoàn gồm bốn công ty nhà nước của Indonesia và Công ty TNHH Đường sắt Quốc tế Trung Quốc.

Tuyến đường sắt kết nối thủ đô Jakarta của Indonesia với Bandung, thủ phủ đông dân của tỉnh Tây Java và sẽ cắt giảm thời gian di chuyển giữa hai thành phố này từ mức 3 giờ đồng hồ hiện tại xuống còn khoảng 40 phút.

Việc sử dụng năng lượng điện của đoàn tàu được kỳ vọng sẽ làm giảm lượng khí thải carbon trên tuyến đường sắt tàu đi qua.

Cao toc Indonesia

Thay vì mất thời gian 3 tiếng đồng hồ như trước đây, giờ tuyến đường sắt cao tốc giúp người dân đi từ thủ đô Jakarta của Indonesia tới Bandungmất có 40 phút. Ảnh Nikkei

Tổng thống Indonesia Widodo trong bài phát biểu khai mạc lễ khánh thành đã chính thức đặt tên cho tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Indonesia, và có tốc độ nhanh nhất Đông Nam Á (350 km/h hay 217 mph), là Whoosh (viết tắt từ cụm từ “Waktu Hemat, Operasi Optimal, Sistem Handal”, có nghĩa là “Tiết kiệm thời gian, vận hành tối ưu, hệ thống đáng tin cậy” trong tiếng Indonesia.

Tổng thống Widodo cho biết: “Tàu cao tốc Jakarta-Bandung đánh dấu sự hiện đại hóa phương tiện giao thông công cộng của chúng tôi, mang lại hiệu quả và sự thân thiện với môi trường”.

Ông nói thêm: “Sự dũng cảm trong việc thử nghiệm những điều mới giúp chúng tôi tự tin, có cơ hội học hỏi và điều này sẽ rất hữu ích cho tương lai, giúp nguồn nhân lực của chúng tôi tiến bộ hơn và đất nước chúng tôi độc lập hơn”.

Tuyen duong sat cao toc Indonesia

Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Trung Quốc đã từng đi thử nghiệm đoàn tàu cao tốc đầu tiên có tốc độ cao nhất lên tới 350km/h này. Đồ họa của Nikkei Asia

Widodo, cùng với các quan chức cấp cao khác, đã cùng đi thử nghiệm Whoosh từ ga đầu tiên, Halim ở phía đông Jakarta, đến ga Padalarang của Bandung, một trong bốn ga của tuyến đường sắt này, nằm cách khu vực trung tâm Bandung khoảng 30 km.

Ông ấy đã đi thử tàu trong vòng 25 phút vào ngày 13 tháng 9 và nói với các phóng viên rằng ông cảm thấy thoải mái khi ngồi hoặc đi lại bên trong tàu cao tốc ngay cả khi tàu chạy với tốc độ tối đa.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cũng đã có chuyến đi thử nghiệm đoàn tàu cao tốc này vào đầu tháng 9 khi ông đến thăm Jakarta trong ba ngày để hội đàm với lãnh đạo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước khác.

Luhut Binsar Pandjaitan, Bộ trưởng điều phối hàng hải và đầu tư, cho biết ngành đường sắt Trung Quốc đã đồng ý chuyển giao công nghệ của mình cho Indonesia để trong tương lai, các đoàn tàu cao tốc có thể được sản xuất ngay tại Indonesia.

Indonesia-High-Speed-Rail-Statio

Tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Indonesia, cũng là của Đông Nam Á được chính thức khai trương hôm 2/10 vừa qua. Ảnh AP

Trong hai tuần trước lễ khánh thành, PT KCIC đã tiến hành thử nghiệm miễn phí cho người dân Indonesia.

Indonesia đã khởi công dự án vào năm 2016. Ban đầu, tuyến đường này dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2019, nhưng đã bị trì hoãn do các tranh chấp về thu hồi đất, các vấn đề môi trường và đại dịch COVID-19. Tuyến đường sắt lúc đầu được lên kế hoạch tiêu tốn 66,7 nghìn tỷ rupiah (4,3 tỷ USD), nhưng số tiền đã tăng vọt lên 113 nghìn tỷ rupiah (7,3 tỷ USD).

Các đoàn tàu đã được sửa đổi để phù hợp với khí hậu nhiệt đới của Indonesia và được trang bị hệ thống an toàn có thể ứng phó với động đất, lũ lụt và các tình trạng khẩn cấp khác. Đoàn tàu dài 209 mét (685 foot), có sức chứa 601 hành khách.

Giá vé vẫn chưa được chốt vào đầu tháng 10, nhưng PT KCIC ước tính giá một chiều cho mỗi hành khách sẽ dao động từ 250.000 rupiah (16 USD) cho khoang hạng hai đến 350.000 rupiah (22,60 USD) cho ghế VIP của khoang hạng nhất.

Hành khách đi đến trung tâm thành phố Bandung cần đi tàu trung chuyển từ ga Padalarang, chuyến tàu này sẽ mất thêm 20 phút nữa với chi phí ước tính khoảng 50.000 rupiah (3,20 USD).

Tau cao toc Indonesia-bucket-prod

Trung Quốc tài trợ 75% chi phí xây dựng tuyến tàu này (7,3 tỷ USD) bằng các khoản vay đến từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc. Ảnh Nikkei

Thỏa thuận đường sắt được ký kết vào tháng 10/2015 sau khi Indonesia chọn Trung Quốc thay vì Nhật Bản trong cuộc đấu thầu quyết liệt. Trung Quốc đã tài trợ việc xây dựng tuyến đường săt cao tốc này bằng khoản vay chiếm 75% chi phí xây dựng từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, 25% còn lại đến từ quỹ riêng của tập đoàn Indonesia.

Dự án này là một phần của tuyến tàu cao tốc dài 750 km (466 dặm) theo kế hoạch sẽ đi qua bốn tỉnh trên đảo Java của Indonesia và kết thúc tại thành phố lớn thứ hai của đất nước, Surabaya.

Trung Quốc là một trong những nước có đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất ở Đông Nam Á, khu vực có hơn 675 triệu người. Trung Quốc đang mở rộng thương mại với các nước ASEAN và tài trợ cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng tại khu vực này.

Tuyến đường sắt bán cao tốc, với tốc độ lên tới 160 km/h (99 mph) nối Trung Quốc với Lào đã được khánh thành vào tháng 12 năm 2021. Tuyến đường sắt này trị giá 6 tỷ USD được tài trợ chủ yếu bởi Trung Quốc, cũng vẫn theo chính sách Vành đai và Con đường.

Tuyến đường dài 1.035 km (643 dặm) chạy qua các dãy núi của Lào để kết nối thành phố Côn Minh phía đông nam Trung Quốc với Viêng Chăn, thủ đô của Lào.

Trung Quốc cũng có kế hoạch tài trợ việc xây dựng một tuyến tàu cao tốc xuyên qua Thái Lan và Malaysia tới tận Singapore.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ