Các Bộ trưởng RCEP vẫn chưa đạt thỏa thuận tự do thương mại Châu Á Thái Bình Dương

Nhàđầutư
Theo Nikkei, Bộ trưởng kinh tế các nước thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực- RCEP đã tập trung ở Singapore để bàn về thỏa thuận cuối cùng cho vùng thương mại tự do.
VÕ QUYỀN
14, Tháng 11, 2018 | 06:55

Nhàđầutư
Theo Nikkei, Bộ trưởng kinh tế các nước thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực- RCEP đã tập trung ở Singapore để bàn về thỏa thuận cuối cùng cho vùng thương mại tự do.

rcep-2018

Bộ trưởng Kinh tế các nước thành viên RCEP ở Singapore ngày 12/11

Buổi họp bàn diễn ra ở Singapore ngày 12/11 với hy vọng giải quyết các vấn đề nhạy cảm trong khu vực, trong đó có việc hạ thuế quan, tuy nhiên không có bất cứ thỏa thuận nào được đưa ra. Dù sẽ có thêm những buổi tọa đàm khác được tổ chức trong năm 2019 nhưng khả năng để đi tới hiệp ước tự do thương mại RCEP vẫn còn là dấu hỏi.

“Tuy chưa đạt được hiệp ước cuối cùng, chúng ta vẫn có những bước tiến quan trọng trong lần gặp mặt này”, Bộ trưởng Nông nghiệp New Zealand Damien O’Connor nói với phóng viên sau buổi họp, “tôi hy vọng chúng ta sẽ đi tới hiệp ước vào năm sau”.

Lãnh đạo của các nước RCEP sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh ở Singapore vào thứ Tư tuần này.

Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản, Hiroshige Seko cho rằng các thành viên đã giải quyết được một số vấn đề quan trọng và họ đã làm mọi thứ có thể trong giới hạn cho phép của một Bộ trưởng.

Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Suresh Prabhu cũng chia sẻ :”Chúng tôi vui mừng vì những lo ngại của Ấn Độ đã được bàn luận và ghi nhận, tôi nghĩ rằng chúng ta nên dàn xếp theo cách mà có thể tồn lại lâu dài, và tất cả các nước liên quan đều có lợi từ nó”.

Đoàn đại biểu của Việt Nam với sự dẫn đầu của Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cũng đã tham dự buổi họp này.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP là một hiệp định thương mại tự do và được xem như một khung hình lý tưởng cho sự hợp tác kinh tế giữa các nước Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand và 10 nước thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam. 16 nước thành viên cùng nhau nắm giữ hơn 50% dân số thế giới và xấp xỉ 30% sản phẩm nội địa toàn cầu.

Nếu như hiệp định tư do thương mại có hiệu lực, các quốc gia thành viên sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu lên đáng kể, thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích trao đổi nguồn lực lao động. Việc có chung hệ thống luật thương mại cũng sẽ thu hút các tập đoàn đa quốc gia đến với khu vực.

Buổi thỏa luận đầu tiên diễn ra tại hội nghị cấp cao ASEAN 2011 tại Indonesia, và tiến trình đàm phán RCEP bắt đầu hai năm sau đó ở Singapore. Tuy nhiên từ đó tới nay, quá trình này chưa mang lại nhiều hiệu quả, khi vẫn còn rất nhiều sự khác biệt giữa nền kinh tế các nước thành viên, từ chính sách thương mại cho tới mức độ phát triển.

Tiến trình đàm phán RCEP được đẩy nhanh trong năm nay, sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác Thái Bình Dương TTP. Việc 11 nước còn lại của TPP kí kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hồi tháng Ba cũng là một tín hiệu tích cực để đẩy mạnh quá trình đàm phán RCEP.

CPTPP được coi là một hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao, không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ... mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ..

Chiều 12/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. 

TỪ KHÓA: CPTPPSingaporeRCEP
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ