Bộ Y tế: Doanh nghiệp dược ngoại chiếm lĩnh độc quyền thị trường có thể ngừng cung cấp thuốc để o ép giá

Nhàđầutư
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho rằng, việc cho phép các doanh nghiệp dược nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo quản, vận chuyển thuốc dễ dẫn đến nguy cơ mất an ninh y tế, bởi khi các nhà cung cấp này chiếm lĩnh độc quyền thị trường có thể ngừng cung cấp thuốc bất cứ lúc nào để o ép giá.
THU PHƯƠNG
25, Tháng 05, 2018 | 07:10

Nhàđầutư
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho rằng, việc cho phép các doanh nghiệp dược nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo quản, vận chuyển thuốc dễ dẫn đến nguy cơ mất an ninh y tế, bởi khi các nhà cung cấp này chiếm lĩnh độc quyền thị trường có thể ngừng cung cấp thuốc bất cứ lúc nào để o ép giá.

duoc pham

 

Không cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối thuốc

Ngày 8/5/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 54/2017/NĐ-CP (Nghị định 54) quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược năm 2016 và có hiệu lực từ 1/7/2017. Tại điểm c khoản 10 điều 91 Nghị định 54 quy định việc các cơ sở có quyền nhập khẩu nhưng không được thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến phân phối thuốc, trong đó bao gồm hoạt động vận chuyển, nhận bảo quản thuốc, nguyên liệu sau thuốc.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nước ngoài, thông qua đại diện là các hiệp hội, có ý kiến kiến nghị sửa đổi quy định tại điểm c khoản 10 điều 91 Nghị định số 54 theo hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được trực tiếp tham gia phân phối thuốc ở Việt Nam.

Về vấn đề này, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho rằng, khi gia nhập WTO, Việt Nam đã bảo lưu không cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối thuốc và cũng chưa cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối thuốc trong bất cứ khuôn khổ hiệp định thương mại hoặc điều ước quốc tế nào tính đến thời điểm hiện tại.

Cục Quản lý dược cũng rằng, hiện nay, một số lĩnh vực thị trường bán lẻ đang bị chi phối bởi tập đoàn nước ngoài, ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp sản xuất Việt Nam.

Lo doanh nghiệp ngoại chiếm lĩnh độc quyền

Báo cáo của cơ quan này cũng đưa ra dẫn chứng, trước khi có Luật Dược 2016 và Nghị định 54, một số doanh nghiệp dược nước ngoài tại Việt Nam tận dụng hệ thống kho bãi, hệ thống logistic của Việt Nam để thực hiện phân phối thuốc trá hình và thu lợi từ hoạt động phân phối thuốc. Điển hình là Công ty Zuellig Pharma Việt Nam, từ một doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc đã tiến tới nắm giữ thị phần quan trọng trong thị trường phân phối thuốc nhập khẩu tại Việt Nam.

“Gần đây, thông tin từ Cục Thuế Hà Nội cho thấy, theo các hóa đơn, chứng từ được thể hiện (không nói chi phí ẩn), riêng năm 2013, Công ty Zullig Pharma Việt Nam (ZPV) đã chi 96 tỉ đồng; trong năm 2014 là 105,5 tỉ đồng chi phí trình dược viên và giới thiệu sản phẩm. Bản chất của hoạt động này là tiếp thị thuốc, nhằm thúc đẩy hoạt động sử dụng, tiêu thụ thuốc tại Việt Nam, không phục vụ cho mục đích bảo quản thuốc”, Cục Quản lý Dược phân tích và khẳng định thêm rằng, “các chi phí tiếp thị này, sau cùng sẽ do người bệnh Việt Nam gánh chịu, trong khi đó lợi nhuận từ hoạt động phân phối thì doanh nghiệp dược có vốn đầu tư nước ngoài thụ hưởng”.

Theo cơ quan thuộc Bộ Y tế, khi hệ thống phân phối thuốc tích hợp trong hệ thống bảo quản, vận chuyển thuốc của nước ngoài được hình thành một cách chặt chẽ, khép kín từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng, thì mức độ phụ thuộc vào nước ngoài của Việt Nam càng cao. Như vậy, dễ dẫn đến nguy cơ mất an ninh y tế, bởi khi đó các nhà cung cấp nước ngoài chiếm lĩnh độc quyền thị trường và họ có thể ngừng cung cấp thuốc bất cứ lúc nào để o ép giá thuốc. Trường hợp này đã từng xảy ra, khi họ ngừng cung cấp vắc xin tiêm chủng cho trẻ em mà không thông báo trước, khiến cho giá vắc xin trên thị trường tăng đột biến (gấp 4 lần).

Bộ Y tế cho rằng, việc ngừng cho phép các các doanh nghiệp dược ngoại cung cấp dịch vụ bảo quản, vận chuyển thuốc là nhằm ngăn chặn hoạt động phân phối thuốc trá hình tại Việt Nam, góp phần bảo đảm an ninh y tế và hướng tới chuyên nghiệp hóa hệ thống phân phối thuốc tại Việt Nam.

Nghị định 54 của Chính phủ đang gây nhiều tranh cãi đối với cộng đồng các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong ngành dược tại thị trường Việt Nam. Sau kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (Amcham), Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) cũng lên tiếng về Nghị định này và cho rằng những quy định mới đi ngược với tinh thần của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Amcham cho rằng, quy định các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng các hoạt động bảo quản và vận chuyển thuốc là không phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam, cũng như nguyên tắc bảo hộ đầu tư theo Luật Đầu tư và nguyên tắc không hồi tố của Luật Ban hành các văn bản pháp luật và cam kết của Việt Nam gia nhập WTO.

Còn theo  Eurocham, Nghị định 54 có hiệu lực từ ngày 1/7/2017 đã cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu, nhưng lại đưa ra nhiều hạn chế khác. Trong đó có việc mở động khái niệm phân phối thuốc bao gồm cả các dịch vụ kho bãi và vận chuyển. Điều này tiềm ẩn nguy cơ đối với khả năng hoạt động liên tục của nhà đầu tư hiện tại đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kho bãi và vận chuyển tại Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ