Bình Dương đặt mục tiêu thu hút 1,8 tỷ USD vốn FDI trong năm 2021

Nhàđầutư
Tiếp tục tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2021 sẽ là tiền đề để Bình Dương thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng.
KHÁNH VINH
11, Tháng 12, 2020 | 14:54

Nhàđầutư
Tiếp tục tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2021 sẽ là tiền đề để Bình Dương thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng.

Bức tranh kinh tế đa sắc

Bình Dương vừa bế mạc Kỳ họp thứ 17 của HĐND tỉnh khóa IX. Tại kỳ họp này, tỉnh đã có dịp điểm lại bức tranh phát triển kinh tế đa sắc năm 2020. Bất chấp việc phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng không tốt của dịch COVID-19, Bình Dương vẫn chủ động, sáng tạo trong việc giữ vững các mục tiêu phát triển kinh tế.

Theo báo cáo từ Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 6,91% (kế hoạch tăng 8,6 - 8,8%) so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng thấp so với kế hoạch đề ra nhưng là mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước.

Các lĩnh vực đều có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, với tỷ trọng tương ứng là 66,94% - 21,98% - 3,15% - 7,93%.

130730320_1416265885244142_2130560784564297584_n

Một góc Thành phố mới Bình Dương. Ảnh: K.VINH

Trong tình hình các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng trên thế giới bị đứt gãy, xáo trộn, sản xuất và thương mại toàn cầu gặp khó khăn nghiêm trọng, Bình Dương triển khai thực hiện quyết liệt các nội dung chỉ đạo của Trung ương, đồng thời, chỉ đạo, điều hành sâu sát và tích cực thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Chỉ số phát triển công nghiệp của tỉnh năm 2020 ước tăng 8,02%. Đây là một nỗ lực rất lớn của tỉnh, dù gần như cả năm 2020 rất nhiều doanh nghiệp trong nước lẫn FDI bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19.

Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn lớn do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đã nhanh chóng được khôi phục, đạt mức tăng trưởng khá nhờ công tác phòng, chống dịch bệnh thành công. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 252.889 tỷ đồng, tăng 12,3%.

Tình hình xuất, nhập khẩu từ đầu năm gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng nhanh chóng được khôi phục và đạt mức tăng trưởng tích cực, thặng dư thương mại tiếp tục được duy trì ở mức 6 tỷ USD.

Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, đồng thời triển khai các chính sách miễn, giảm, giãn các chính sách thu thuế hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn nhưng tình hình thu ngân sách năm 2020 vẫn đạt kết quả tương đối khả quan.  Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 59.700 tỷ đồng, đạt 96% dự toán HĐND tỉnh, tăng 1% so với cùng kỳ.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 133.568 tỷ đồng, tăng 11,6%. Đến ngày 15/11/2020, giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt 5.131 tỷ đồng, đạt 34,4% kế hoạch điều chỉnh năm 2020 và đạt 47,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Điểm nhấn đáng chú ý của Bình Dương trong năm 2020 phải kể đến lĩnh vực thu hút đầu tư. Bởi năm qua, thu hút đầu tư trong nước được 70.051 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ năm 2019); lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 48.456 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tổng vốn đăng ký 434.708 tỷ đồng.

Thu hút đầu tư FDI đạt 1,845 tỷ USD, vượt 31,8% kế hoạch năm. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 3.928 dự án có vốn FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 35,4 tỷ USD.

Giữ vững mức tăng trưởng

Những kết quả đạt được trong năm 2020 của Bình Dương không những góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2015-2020, mà còn đặt nền móng cho phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh trong nhiệm kỳ 2020-2025.

Đây là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực chung của tỉnh, của các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến làm ăn tại Bình Dương.

130768340_2962056554039615_7176194742824258276_n

Bình Dương chú trọng công tác thu hút đầu tư để làm nền tảng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới. Trong ảnh: Sản xuất giấy tại nhà máy Kraff Vina. Ảnh: K.Vinh

Phát huy kết quả đạt được, năm 2021, UBND tỉnh xác định 33 chỉ tiêu chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, phấn đấu Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 8,5 đến 8,7% so với năm 2020. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,2% so với năm 2020.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 16%, kim ngạch xuất khẩu tăng 12% so với năm 2020. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 58.700 tỷ đồng; tổng chi cân đối ngân sách địa phương 22.530 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, chú trọng phát huy hiệu quả các nguồn vốn trong nước, đồng thời thu hút có chọn lọc các nguồn lực đầu tư từ nước ngoài, nhất là dòng chuyển dịch vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; quan tâm chỉ đạo, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 150 ngàn tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2020, chiếm 34,7% GRDP năm 2021. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 1,8 tỷ USD.

Theo nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 được thông qua, mục tiêu chung của tỉnh là phục hồi tăng trưởng và tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, ổn định tỷ trọng công nghiệp; chú trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Ông Nguyễn Hoàng Thao, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhấn mạnh tại Kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh: “Tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị - dịch vụ làm tiền đề để xây dựng Bình Dương trở thành đô thị loại I, góp phần hoàn thành mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương”.

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của Bình Dương năm 2021

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 8,5 - 8,7%; tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp - thủy sản và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm trong cơ cấu kinh tế tương ứng đạt 65,11% - 23,73% - 3,17% - 8%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,2%; GRDP bình quân đầu người khoảng 161,8 triệu đồng/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng 12%. Kim ngạch nhập khẩu tăng 13%. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 58.700 tỷ đồng; tổng chi ngân sách địa phương đạt 22.530 tỷ đồng.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 16%, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 17%; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt trên 1,8 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 12,3%; tạo việc làm cho 35.000 lao động.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 81%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của tỉnh dưới 2,7%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 90%. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 77,5%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ