Các Khu công nghiệp Bình Dương hút vốn FDI

Nhàđầutư
Nhờ điểm sáng hạ tầng các KCN bài bản, hoàn chỉnh mà Bình Dương tiếp tục trở thành điểm đến đầy hấp dẫn của các nhà đầu tư FDI.
KHÁNH VINH
05, Tháng 12, 2020 | 07:00

Nhàđầutư
Nhờ điểm sáng hạ tầng các KCN bài bản, hoàn chỉnh mà Bình Dương tiếp tục trở thành điểm đến đầy hấp dẫn của các nhà đầu tư FDI.

Điểm đến ưa thích

Thời gian qua, Bình Dương đã ban hành nhiều chính sách quan trọng, đột phá nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế. Điểm sáng ở chỗ, ngay từ đầu Bình Dương đã tập trung mọi nguồn lực để hình thành và phát triển các KCN, cụm công nghiệp (CCN) nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Đến nay, tỉnh có 48 KCN, cụm công nghiệp với tổng diện tích lên đến hơn 10.000 ha, chiếm 1/4 diện tích KCN toàn miền Nam. Hiện nhà đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Bình Dương, chủ yếu là từ Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Hàn Quốc…  Để mở rộng quy mô, Bình Dương cũng đang quy hoạch phát triển thêm 34 KCN với tổng diện tích 14.790ha.

Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có khoảng 45.500 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với số vốn đăng ký là gần 395.000 tỷ đồng; thu hút gần 4.000 dự án FDI với tổng số vốn trên 35 tỷ USD từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 9,2% vốn FDI của cả nước. Quy mô trung bình dự án khoảng 9,1 triệu USD.

Bình Dương hiện đứng thứ 3 cả nước (sau TP.HCM và Hà Nội) về thu hút vốn FDI.

e

May mặc trong KCN VSIP Bình Dương. Ảnh: K.VINH

Có thể nói, hạ tầng các KCN, CCN đã thực sự trở thành đòn bẩy quan trọng thu hút đầu tư cho Bình Dương. Các KCN, CCN đã cho thuê đất với tổng diện tích 6.664,3 ha, tỷ lệ lấp đầy 87,4%, có 2.933 dự án còn hiệu lực, trong đó có 77,6% số dự án có vốn FDI.

Các doanh nghiệp trong KCN đã giải ngân 8,448 tỷ USD để đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, các chủ đầu tư cũng tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng CCN với tỷ lệ lấp đầy đạt 67,4%.

Ông Inoue Fukuzo, Tổng Giám đốc NTT East, Nhật Bản nhấn mạnh: “Hiện nay, với lợi thế hạ tầng khu công nghiệp hiện đại, cơ bản hoàn chỉnh, Bình Dương đã trở thành điểm đến được ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp Nhật Bản ủng hộ định hướng đổi mới thu hút đầu tư và kêu gọi đầu tư vào các ngành công nghệ cao của Bình Dương”.

Ông Phạm Ngọc Thuận, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Becamex IDC, khẳng định các nhà đầu tư châu Âu, Mỹ đòi hỏi rất cao về chất lượng hạ tầng, dịch vụ đi kèm. Riêng Tổng Công ty Becamex IDC và các đối tác đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở hạ tầng tại 5 KCN, bao gồm Mỹ Phước 1, 2, 3, Thới Hòa, Bàu Bàng. Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện các tuyến đường giao thông quan trọng, tăng cường sự kết nối nội bộ khu vực và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tạo sức bật mới

Bình Dương ưu tiên tập trung ưu tiên thu hút vốn FDI có chọn lọc các dự án trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, dự án của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn… Đặc biệt, 86% lượng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, cơ khí, điện, điện tử... trong đó có hàng chục dự án quy mô từ 250 - 760 triệu USD. Điều này cho thấy Bình Dương đã và đang thực sự là địa điểm tốt của nhà đầu tư.

Cùng với đó, dòng vốn FDI vào Bình Dương tiếp tục tăng mạnh, giúp tỉnh tiếp tục giữ vị thế là một trong các tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Trước đó, tỉnh đề ra mục tiêu nhiệm kỳ 2015-2020 là thu hút 7 tỷ USD vốn FDI. Dự kiến đến hết năm 2020, Bình Dương sẽ đạt giá trị thu hút đầu tư FDI trên 11 tỷ USD.

VSIP 1

Các Khu công nghiệp được đầu tư bài bản, hoàn chỉnh là điểm cộng lớn của Bình Dương trong nỗ lực tăng cường thu hút FDI trong giai đoạn mới. Trong ảnh: Một góc KCN VSIP 2 Bình Dương. Ảnh: K.VINH

Tuy nhiên, để tiếp tục giữ vững sức hút đối với nhà đầu tư, thời gian tới , Bình Dương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thành lập mới và mở rộng KCN, CCN. Đặc biệt, tỉnh sẽ đẩy nhanh tiến độ thành lập KCN công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, xây dựng chính sách và triển khai thực hiện hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi công năng các cơ sở sản xuất công nghiệp ở phía nam sang phát triển thương mại, dịch vụ, đô thị và công nghiệp công nghệ cao phù hợp với quy hoạch.

Theo đó, ngoài việc phát triển các KCN phía nam, những năm gần đây, theo chủ trương của tỉnh, công nghiệp đang có sự dịch chuyển mạnh về phía bắc. Đơn cử, tại huyện Bắc Tân Uyên theo quy hoạch, sau năm 2020 tổng diện tích các KCN, đô thị trên địa bàn huyện khoảng 2.208 ha với 5 KCN và 1 CCN. Động lực của sự phát triển này là nhờ hệ thống hạ tầng giao thông kết nối của huyện ngày càng phát triển đồng bộ, hiện đại.

Trong khi đó, huyện Phú Giáo cũng được phê duyệt quy hoạch 5 CCN, gồm: Tam Lập 1, 2, 3, 4 và Phước Hòa với tổng diện tích hơn 307 ha. Đến nay, CCN Tam Lập 1 với diện tích hơn 68 ha được triển khai xây dựng và đã có nhà đầu tư thực hiện dự án. 4 CCN còn lại đã và đang hoàn tất các bước để triển khai đầu tư trong thời gian tới.

Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết thời gian qua, Bình Dương đã tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển các khu, cụm công nghiệp, kết nối giao thông liên vùng, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh của các DN trong và ngoài nước.

Bình Dương kiên định mục tiêu thu hút các dự án mới có chọn lọc, ưu tiên các dự án đầu tư của các đối tác có tiềm lực mạnh, các tập đoàn kinh tế lớn, các ngành công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường. Trong đó tập trung thu hút vào các KCN, CCN đã được quy hoạch và phát triển bài bản.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ