Bất chấp khó khăn do dịch COVID-19, dự án thủy lợi lớn nhất nước đã ‘về đích’ đúng hẹn

Nhàđầutư
Tin vui từ chủ đầu tư dự án thủy lợi lớn nhất nước - Cái Lớn, Cái Bé giai đoạn 1 cho biết, dự án đã hoàn thành đúng thời gian giao kết thi đua do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phát động, đây cũng được xem là điển hình tiêu biểu trong giải ngân vốn đầu tư công.
PHÚ KHỞI
01, Tháng 12, 2021 | 07:09

Nhàđầutư
Tin vui từ chủ đầu tư dự án thủy lợi lớn nhất nước - Cái Lớn, Cái Bé giai đoạn 1 cho biết, dự án đã hoàn thành đúng thời gian giao kết thi đua do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phát động, đây cũng được xem là điển hình tiêu biểu trong giải ngân vốn đầu tư công.

a 1

Dự án thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé là điển hình tiêu biểu về giải ngân vốn đầu tư công đúng tiến độ. Ảnh BM

Tổng thời gian thi công chỉ 24 tháng

Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé giai đoạn 1, có tổng mức đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng với các hạng mục: cống Cái Lớn có 11 khoang cống mỗi khoang rộng 40m và một âu thuyền, tổng chiều rộng thông nước 455m và một âu thuyền rộng 15m;

Cống Cái Bé gồm 2 khoang cống, mỗi khoang rộng 35m, và một âu thuyền rộng 15 m, tổng chiều rộng thông nước 85m và tuyến đê (đã đi vào vận hành từ tháng 2/2021);

Cống Xẻo Rô gồm 2 cống hở, tổng chiều dài thông nước 41m cùng với tuyến đê nối cống Cái Lớn, Cái Bé với Quốc lộ 61.

Dự án gồm bốn mục tiêu, đó là kiểm soát mặn, giữ ngọt góp phần ổn định sản xuất, phát triển thủy sản; chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tạo nguồn nước ngọt cho vùng ven biển để giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, phòng chống cháy rừng; tăng cường khả năng thoát lũ, tiêu úng, tiêu chua, cải tạo đất phèn và kết hợp phát triển giao thông thủy bộ trong vùng dự án.

Vùng hưởng lợi từ dự án này có diện tích tự nhiên hơn 384.120 ha thuộc các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Trong đó phần đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản là 346.241 ha.

a 2

Dự án kiểm soát mặn, ngọt phục vụ cho vùng sản xuất gần 400.000ha. Ảnh BM

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Lê Hồng Linh, Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 - đơn vị được Bộ NN&PTNT giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng hệ thống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé giai đoạn 1 cho biết, thông thường một dự án có quy mô lớn và điều kiện thi công trên sông nước phức tạp thì thời gian thi công phải từ 40 tháng trở lên.

“Tuy nhiên, với yêu cầu cấp bách từ dự án này nhằm để ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo giữ ổn định môi trường sinh thái cho vùng hưởng lợi từ dự án nên ngay từ khi khởi động dự án này, chúng tôi cùng các nhà thầu đã cam kết rút ngắn thời gian thi công 20 tháng, để đưa công trình này đi vào sử dụng chỉ sau 24 tháng thi công", ông Linh chia sẻ.

Ông Linh cũng cho biết thêm, đạt được tiến độ thi công “thần tốc” như vậy, các nhà thầu đã tổ chức thi công cả 3 ca. Mặc dù trong quá trình thi công chúng tôi gặp phải tình huống bất ngờ nhất không lường trước được là dịch COVID-19 bùng phát ở nhiều địa phương. Để có thể đưa công trình “về địch” đúng thời gian cam kết 24 tháng, đó là nhờ sự chỉ đạo hỗ trợ kịp thời từ bộ, ngành Trung ương và sự nỗ lực của tất cả các bên tham gia thực hiện dự án này.

thi cong trong dieu kien phuc tap

Mặc dầu điều kiện thi công rất khó khăn nhưng các nhà thầu đã nỗ lực hoàn thành dự án đúng hẹn. Ảnh An Hòa

Sẵn sàng ứng phó với hạn, mặn

Dự án thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé là đề tài cấp Nhà nước được thực hiện từ trước năm 2000. Thời gian lập dự án: Từ tháng 3/2010 đến 8/2018. Dự án này được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 498/QĐ-TTg với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 3.309 tỷ đồng. Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 10/2019.

Ngày 5/2/2021 cống Cái Bé được đưa vào vận hành đã giúp người dân trong vùng dự án không phải đắp hàng trăm đập tạm ven sông như mọi năm, tiết kiệm được chi phí lên đến hàng tỷ đồng.

van hanh 1

Cống Cái Bé đã được đưa vào vận hành vào mùa khô - tháng 2/2021. Ảnh BM

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành, qua thời gian vận hành thử nghiệm cống Cái Bé đã cho thấy hiệu quả rỏ rệt từ dự án này. Cụ thể là đã giúp người dân tiết kiệm được hàng tỷ đồng do không phải đắp hàng trăm đập tạm vào cao điểm xâm nhập mặn nồng độ cao vào vùng sản xuất. Để phát huy dự án này, địa phương sẽ xúc tiến đẩy nhanh việc xây dựng các đập nhỏ để kiểm soát đồng bộ, hiệu quả xâm nhập mặn, giữ ổn định sinh thái cho các vùng sản xuất, nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

a 3

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé đã sẵn sàng đi vào vận hành. Ảnh BM

“Trong thời gian đầu tư dự án này, chúng tôi cũng đã nhận được rất nhiều ý kiến đồng tình vì cho rằng trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan và các quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Kông xây dựng nhiều đập thủy điện chặn ngang dòng chính thì vào mùa khô nước ngọt sẽ bị giữ ở thượng nguồn để phát điện làm cho xâm nhập mặn vào sâu hơn trong nội địa. Do vậy ngay từ bây giờ cần phải có giải pháp ứng phó mà dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé là một trong những công trình như vậy” ông Lê Hồng Linh, Giám đốc Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10, chia sẻ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ