Bài 3: Cao su với vùng duyên hải Miền Trung

Nhàđầutư
Những năm 90, đồng bào miền núi khu vực Duyên hải Miền Trung đời sống còn khó khăn, nạn chặt phá rừng ngày một gia tăng. Thực hiện Quyết định 750/QĐ-TTg phê duyệt phát triển 100 ngàn ha cao su, dự án đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động ở các vùng núi khó khăn.
ANH BÌNH
01, Tháng 04, 2019 | 09:24

Nhàđầutư
Những năm 90, đồng bào miền núi khu vực Duyên hải Miền Trung đời sống còn khó khăn, nạn chặt phá rừng ngày một gia tăng. Thực hiện Quyết định 750/QĐ-TTg phê duyệt phát triển 100 ngàn ha cao su, dự án đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động ở các vùng núi khó khăn.

Le-Dinh-Son-Bi-thu-Ha-Tinh

Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn chứng kiến lễ cạo mủ tại công ty cao su Hương Khê Hà Tĩnh.

Khi rừng cao su khép tán

Sau chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Bộ nông nghiệp cho phép Tập đoàn CNVN đầu tư phát triển trồng mới cao su trên các vùng đất trống, đồi núi trọc, đất sản xuất lâm nghiệp kém hiệu quả ở các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ sang phát triển trồng cao su.

Tập đoàn đã thành lập mới 5 Cty TNHH-MTV thuộc 5 tỉnh  Thanh Hóa, Nghệ An, Hương Khê, Hà Tĩnh và Quảng Trị với tổng diện tích đạt 30 ngàn ha.

Bình quân mỗi Cty phát triển trên 5 ngàn ha cao su đứng, giải quyết việc làm ổn định, có thu nhập khá cho gần 1 vạn lao động là CBCN Cty và nông dân nhận khoán chăm sóc, bảo vệ vườn cây.

Dự án đầu tư đến đâu, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đến đó. Trụ sở làm việc Cty, nhà ở công nhân lao động, đến điện, đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế… hình thành nên các vùng thị tứ đông vui nhộn nhịp giữa núi rừng bao đời quên lãng nay được thức giấc. Dự án cao su đã cải thiện, nâng cao đời sống dân sinh, góp phần xóa đói giảm nghèo hiệu quả thiết thực đối với đồng bào dân tộc cũng như đồng bào miền núi trong vùng dự án.

Cao su tiểu điền lên ngôi

Được biết, ngoài số diện tích cao su của Tập đoàn CNCSVN đầu tư, số diện tích cao su tiểu điền do doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân trồng lên tới trên 50 ngàn ha, trong đó phải kể đến các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình là những tỉnh chiếm phần lớn diện tích cao su tiểu điền. Sau 9-10 năm khi vườn cây cao su KTCB đi vào khai thác, đúng vào những năm cuối 2009, đầu năm 2010 giá mủ cao su tăng mạnh có thời điểm lên tới 120 triệu/1 tấn. Qủa đúng với định hướng phát triển của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, bởi giá trị mủ cao su thời bấy giờ được ví là dòng vàng trắng.

Tác giả bài viết nhớ mãi tiếng nói đồng loạt của những người nông dân trồng cao su tiểu điền ở xã Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, sau khi cơn bão số 7 năm 2013 đổ bộ vào miền Trung tàn phá, hủy hoại trên 2/3 diện tích cao su bị gãy đổ. Thấy tính chất nghiêm trọng, Chính phủ, Bộ NN&PTNT tổ chức cuộc hội nghị khẩn ngay trên đất Vĩnh Linh để lấy ý kiến của các Bộ ngành, các địa phương và  nông dân trồng cao su. Có nên tiếp tục khắc phục hậu quả cây cao su sau bão, hoặc thanh lý cao su chuyển sang trồng cây khác, chống trụ được với những cơn bão lớn?.

55897287_2266858263578645_6086195497129738240_n

 

Nếu chỉ nghĩ về doanh thu, lợi nhuận thì lãnh đạo Tập đoàn CNCSVN sẽ không bao giờ đầu tư bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng vào đây để “đánh bạc với trời” tại Hà Tĩnh.

Tiến sỹ Đặng Duy Báu - Nguyên Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh

Khi ý kiến của đại diện Bộ NN&PTNT nói chưa dứt lời, cả hội trường ồ lên, một đại diện nông dân đứng lên phản đối cho rằng: Thiệt hại thế chứ thiệt hại hơn nữa, kể cả bão có san bằng toàn bộ vườn cây thì nông dân chúng tôi vẫn cứ trồng mới lại toàn bộ diện tích cao su như từ trước tới nay chúng tôi đã trồng.

Bởi mỗi gốc cao su đối với nông dân chúng tôi xem đó như một “hủ tiền tiết kiệm” cứ mỗi sáng ra đứng bên gốc cao su là có tiền. Nhờ thế mà cả xã Vĩnh Tường chúng tôi ai cũng có nhà cao cửa rộng khang trang, ai cũng mua sắm được xe  ô tô con, ô tô tải, cuộc sống khá giã là nhờ trồng cao su đó”. Vì thế dân Quảng Trị chúng tôi luôn chung thủy với cây cao su.

Cao su hiện thực hóa Nghị quyết của Đảng      

Cuối những năm 90, thời bấy giờ Hà Tĩnh huy động toàn Ban thường vụ tỉnh ủy, đại diện các sở, ban ngành do Tiến sỹ Đặng Duy Báu - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dẫn đầu vào TP.HCM đăng ký làm việc với lãnh đạo Tập đoàn CNCSVN. Tổng giám đốc lúc đó là ông Nguyễn Ba Thung, ông Lê Bình (người Hà Tĩnh) làm Phó tổng. Mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng lãnh đạo Tập đoàn đã đón tiếp thân mật, lắng nghe những ý kiến tâm tư nguyện vọng, những đề xuất của tỉnh, mong Tập đoàn chấp nhận cho Hà Tĩnh được thực hiện dự án trồng 10 ngàn ha cao su làm cây kinh tế chủ lực.

b31.jpg

Hơn 1.000 ha Cao su được trồng từ năm 2007 của Công ty Cao su Hương Khê nay đưa vào khai thác cho năng suất cao.

Sau khi nghe tỉnh trình bày, lãnh đạo Tập đoàn đồng ý giúp Hà Tĩnh một tỉnh nghèo trong bối cảnh khó khăn, nhằm bứt phá trồng cao su trên các vùng đất trống đồi núi trọc, tạo việc làm ổn định cho cuộc sống người dân các vùng miền núi, giúp tỉnh đưa cây cao su một trong những cây kinh tế mũi nhọn, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm bớt gánh nặng về lao động dôi dư ở các vùng nông thôn.  

Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 1996-2005 khẳng định, cây cao su là cây kinh tế mũi nhọn làm đà phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh, bởi thời bấy giờ, kể cả cho đến thời điểm hiện nay Hà Tĩnh vẫn chưa có cây gì đưa lại giá trị kinh tế cao, giải quyết việc làm ổn định, phủ xanh đất trống đồi trọc như cây cao su. Vì thế Trung ương, Bộ NN&PTNT đã khẳng định, cao su là cây kinh tế đa mục tiêu.

TS. Đặng Duy Báu nguyên Bí thư Tỉnh ủy nhớ lại: Ngày đầu khi mới đưa cây cao su về trên đất Hà Tĩnh không đơn giản như một số ý kiến đơn thuần hiện nay đâu. Các tỉnh trong khu vực Bắc trung bộ nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, nơi thường xuyên phải gánh chịu nhiều hậu quả của thiên tai bão lũ, thời tiết khắc nhiệt. Nếu chỉ nghĩ về doanh thu, lợi nhuận thì lãnh đạo Tập đoàn CNCSVN sẽ không bao giờ đầu tư bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng vào đây để “đánh bạc với trời” tại Hà Tĩnh.

Nếu vì lợi nhuận thì Tập đoàn họ chỉ tập trung đầu tư các tỉnh phía nam, vùng Đông nam bộ, vùng Tây Nguyên… nhưng vì mục đích cao cả đó là: Vì Miền trung thân yêu mà Tập đoàn CNCSVN đã gánh chịu và sẵn sàng chấp nhận tất cả. Chúng ta không được phép phủ nhận điều đó, phải ghi nhận tính nhân văn cao cả trong kinh doanh của một Tập đoàn lớn.

Cũng theo TS. Đặng Duy Báu: “Cao su là cây đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế cả khu vực nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, bởi đây là cây kinh tế, cây an sinh xã hội, cây bảo vệ môi trường rừng một cách hữu hiệu nhất”.

54202410_2834759173208732_5631472642188902400_n

 

Thời kỳ Hà Tĩnh còn khó khăn nhờ có được dự án cao su về đầu tư nên đa số diện tích đất trống, đồi trọc bỏ hoang, đất lâm nghiệp nghèo, rừng trồng kém hiệu quả đều được phủ xanh.

Ông Đặng Bá Thức - Chủ tịch Hội KHKT Lâm nghiệp Hà Tĩnh

Còn ông Đặng Bá Thức - Chủ tịch HKHKT lâm nghiệp, nguyên Chi cục trưởng Lâm nghiệp Hà Tĩnh cho rằng: “Thời kỳ Hà Tĩnh còn khó khăn nhờ có được dự án cao su về đầu tư nên đa số diện tích đất trống, đồi trọc bỏ hoang, đất lâm nghiệp nghèo, rừng trồng kém hiệu quả đều được phủ xanh.

Dự án trồng cao su đã tạo được việc làm ổn định, thu nhập khá đối với hàng ngàn lao động nông thôn miền núi, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, văn hóa dân sinh sống ở khu vực miền núi. Thành quả từ chủ trương phát triển dự án đến nay trên đất Hà Tĩnh đã có trên 10 ngàn ha cao su phát triển ổn định trên địa bàn các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, Hương Sơn, Kỳ Anh và Cẩm Xuyên”.

Doanh nghiệp vì dân sinh

Khi bắt tay thực hiện phát triển cao su khu vực Duyên hải Miền Trung nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, Tập đoàn CNCSVN đã đầu tư trên 2.000 tỷ cho 2 Cty cao su Hương Khê và Hà Tĩnh với tổng diện tích trên 12 ngàn ha cao su đứng. Đến thời điểm này số diện tích còn lại trên 10.000ha, bởi một số diện tích thiệt hại do bão làm gãy đổ.

Trong đó, có số ít diện tích đã được tái canh xen dặm, số không tái canh được các Cty đã chuyển đổi sang trồng các loại cây kinh tế khác, góp phần nâng cao đời sông công nhân lao động.

Được biết, năm 2019 số diện tích đưa vào khai thác đạt gần 4.000ha, năng suất bình quân phấn đấu đạt 1,1 tấn/ha. Tuy đời sống người lao động có bị tụt giảm do giá mủ xuống thấp, nhưng việc làm, thu nhập người lao động luôn được bảo đảm.

Tại hội nghị người lao động Cty TNHH MTV cao su Hà Tĩnh đầu năm 2019, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn CNCSVN Lê Thanh Tú khẳng định: Lãnh đạo Tập đoàn luôn sẵn sàng chia sẻ những khó khăn đối với đời sống công nhân lao động. Đặc biệt đối với 2 Cty cao su Hà Tĩnh và Cty cao su Hương Khê, nhằm giúp 2 Cty tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn góp phần ổn định cuộc sống để tiếp tục phát triển.

55892427_590569414758625_1093168639684640768_n

 

Lãnh đạo Tập đoàn luôn sẵn sàng chia sẻ những khó khăn đối với đời sống công nhân lao động.

Ông Lê Thanh Tú - Phó TGĐ Tập đoàn CNCS Việt Nam

Cũng theo ông Tú, trong bối cảnh khó khăn vì giá mủ cao su đang ở mức thấp so với trước đây. Vì thế mỗi một CBCNV phải thấy được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, vì uy tín của Tập đoàn CNCSVN, tuyết đối không vì khó khăn trước mắt mà chùn bước.

Phải biết tự hào và phát huy truyền thống cách mạng từ phong trào cao su “Phú Riềng Đỏ” nơi thành lập ra Chi bộ Đảng đầu tiên thời kỳ những năm (1929-1930). Trải qua bao thăng trầm lịch sử đất nước, Tập đoàn CNCSVN vẫn luôn giữ vững và phát triển.

Trải qua gần 90 năm thành lập đến nay, Tập đoàn vẫn nắm giữ bình ổn nguồn vốn trên 40.000 tỷ đồng bất di, bất dịch, lợi nhuận, tăng trưởng hàng năm được đầu tư phát triển để bền vững. Vì thế nên lãnh đạo Tập đoàn CNCSVN tuyệt đối không để bất kỳ một thành viên nào của Tập đoàn vì khó khăn trước mắt, giá mủ cao su tụt giảm mà quay lưng lại với cây cao su để trồng cây khác như ý kiến của một số người ngoài cuộc.

Cũng theo ông Tú: Năm 2018 mặc dù giá mủ tụt giảm, nhưng bước sang đầu năm 2019 giá mủ bắt đầu nhích dần lên, đây là tín hiệu vui. Kết thúc SXKD năm 2018 tổng sản lượng cao khai thác toàn Tập đoàn vẫn đạt 307.108 tấn mủ, bằng 101,92%, vượt 5.788 tấn.

Tổng doanh thu năm 2018 đạt 22.286 tỷ đồng lợi nhuận 4.367 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho trên 80.000 lao động, lương bình quân người lao động toàn ngành bình quân đạt từ 7-7,5 triệu đồng/người/tháng. Điều đó cho thấy, mặc dù một số Cty gặp khó khăn như Cty cao su Hà Tĩnh, thì lãnh đạo Tập đoàn vẫn luôn đứng bên cạnh các Cty để vượt qua mọi khó khăn thử thách, tiếp tục phát triển theo hướng bền vững.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24780.00 24800.00 25120.00
EUR 26373.00 26479.00 27650.00
GBP 30737.00 30923.00 31875.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26960.00 27068.00 27905.00
JPY 160.74 161.39 168.85
AUD 15964.00 16028.00 16516.00
SGD 18134.00 18207.00 18744.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 18062.00 18135.00 18669.00
NZD   14649.00 15140.00
KRW   17.74 19.35
DKK   3541.00 3672.00
SEK   2280.00 2368.00
NOK   2259.00 2348.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ