Bài 2: Cây cao su nối tình hữu nghị 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia

Nhàđầutư
Thực hiện chủ trương ký kết hợp tác phát triển toàn diện giữa Chính phủ Việt Nam-Lào và Vương quốc Cămpuchia, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam cùng với một số doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện dự án phát triển cao su tại Lào và Campuchia, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân hai nước Lào-Campuchia.
ANH BÌNH
29, Tháng 03, 2019 | 10:22

Nhàđầutư
Thực hiện chủ trương ký kết hợp tác phát triển toàn diện giữa Chính phủ Việt Nam-Lào và Vương quốc Cămpuchia, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam cùng với một số doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện dự án phát triển cao su tại Lào và Campuchia, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân hai nước Lào-Campuchia.

Cây cao su với tình hữu nghị 3 nước Việt- Lào-Campuchia

Trong Kỳ I Cần đánh giá đúng mức với cây cao su, Nhadautu.vn đã phản ánh về tình hình và vị trí vai trò của cây cao su hiện nay.

Cùng sự nghiệp phát triển trồng mới cao su trong nước, Tập đoàn CNCSVN đã phối hợp cùng với các công ty, doanh nghiệp đầu tư phát triển cao su tại Lào và Campuchia từ những năm 2005-2007, đến nay tổng diện tích cao su hai nước  Lào và Campuchia đạt trên 200 ngàn ha, tất cả số diện tích thâm canh đều phát triển đạt và vượt theo yêu cầu các dự án đề ra. Toàn bộ số diện tích cao su Việt Nam thuê được trồng trên các vùng đất trống đồi núi trọc, đất rừng SX nghèo kiệt ở Lào-Campuchia.

Năm 2009- 2012 là những năm giá mủ cao su trên thị trường thế giới đã đội lên ở mức cao chưa từng có từ 2.500 - 4.500 USD/tấn (thời điểm cao nhất năm 2011 giá cao su lên tới 5.000 USD/tấn). Vì thế việc phát triển cao su ở Lào và Campuchia được Chính phủ và địa phương 3 nước thống nhất ký kết cho thuê đất thời gian từ 50 - 70 năm để trồng cao su theo hình thức liên doanh, liên kết giữa các công ty nhà nước và doanh nghiệp tư nhân 3 nước cùng phối kết hợp phát triển đúng với tinh thần hợp tác kinh tế được Chính phủ 3 nước ký kết nhằm khai thác tiềm năng đất đai, tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các bộ tộc Lào.

b12.jpg

Công nhân người dân tộc thiểu số chăm sóc cây cao su

Hiệu quả từ cây cao su trên đất nước bạn  

Sau một thời gian vượt lên tất cả mọi khó khăn, thử thách Tập đoàn CNCSVN cũng như các công ty, các doanh nghiệp Việt Nam trên đất nước bạn đã tạo nên bạt ngàn những cánh rừng cao su khép tán được Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành Trung ương Lào-Cămpuchia đến thăm hỏi, động viên ghi nhận, đánh giá cao sự hợp tác toàn diện, đặc biệt trong sự nghiệp phát triển các dự án trồng cây cao su đưa lại hiệu quả thiết thực nhất trên đất nước Lào và Vương quốc Campuchia.

Đến nay nhiều diện tích cao su được trồng nhãng năm 2005-2007 hầu hết đã đưa vào khai thác, năng suất mủ bình quân đạt từ 1,5-1,8 tấn/ha, có những diện tích đạt trên 2 tấn/ha. Để hạn chế xuống mức thấp nhất về xuất khẩu sản phẩm mủ thô, các doanh nghiệp và Tập đoàn CNCSVN đã kịp thời đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mủ khô, đồng thời SX các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng bằng nhựa cao su như nệm, mút, lốp xe ô tô các loại...

Theo các nhà chuyên môn về nông nghiệp ở hai nước Lào-Campuchia, định hướng của Tập đoàn CNCSVN, các doanh nghiệp tập trung đầu tư phát triển cao su trên đất nước Lào và Campuchia thuận lợi về thời tiết, khí hậu, đất đai để phát triển cao su tập trung với quy mô lớn. Nay dòng vàng trắng bắt đầu tuân chảy vừa góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo việc làm ổn định thu nhập khá cho hàng vạn lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước, an sinh xã hội luôn được bảo đảm.

Cao su vẫn là “cây cao bóng cả”

Cao su được trồng với quy mô nông trại sản xuất ở Việt Nam đã gần 1 thế kỷ qua. Hiện nay cao su là một trong những cây công nghiệp lâu năm có vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam có vị trí cao trên thị trường thế giới. Phát triển cao su ở Việt Nam đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 5 triệu lao động trong đó có một bộ phận lao động là đồng bào các dân tộc ít người.

Những cánh rừng cao su ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung đã góp phần quan trọng trong công tác phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo môi trường sinh thái bền vững. Nói về kinh tế, kim ngạch xuất khẩu cao su năm cao đạt 3,3 tỷ USD (năm 2011). Hiện mặc dù giá mủ giảm thấp nhưng vẫn đạt từ 2-2,5 tỷ USD/năm.

Phát triển cao su của Việt Nam tại Lào và Campuchia đã mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần vào phát triển kinh tế nông nghiệp của 2 nước, mang lại lợi ích kinh tế cho các địa phương tại Lào và Campuchia, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên chục vạn lao động ở Lào và 200 ngàn lao động ở Campuchia. Cùng với đó là mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp đầu tư của Việt Nam tại Lào và Campuchia.

Để phát triển cao su bền vững, trong thời kỳ tới hạn chế mở rộng diện tích cao chủ yếu tập trung thâm canh diện tích cao su đã có kể cả ở Việt Nam, tập trung SX chế biến sâu, tạo sản phẩm cao su có giá trị cao, nâng cao hiệu quả của ngành sản xuất cao su Việt Nam đúng với tầm chiến lược hoạch định của Chính phủ đã đề ra.

(Còn tiếp)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ