Bà Trần Uyên Phương: 'Ba tôi luôn thể hiện tình yêu qua sự nghiêm khắc'

"Bố tôi, đối với ông, tình yêu là phải nghiêm khắc, đó là một quan điểm sống, và tôi xin nhắc lại, quan điểm sống thì không có đúng và sai và mỗi quyết định trong cuộc đời sẽ dẫn chúng ta đến những bước khác, những quyết định khác và những trải nghiệm khác trong cuộc sống", bà Trần Uyên Phương chia sẻ.
THANH HUYỀN
12, Tháng 05, 2020 | 18:40

"Bố tôi, đối với ông, tình yêu là phải nghiêm khắc, đó là một quan điểm sống, và tôi xin nhắc lại, quan điểm sống thì không có đúng và sai và mỗi quyết định trong cuộc đời sẽ dẫn chúng ta đến những bước khác, những quyết định khác và những trải nghiệm khác trong cuộc sống", bà Trần Uyên Phương chia sẻ.

TYP 3

Bà Trần Uyên Phương - Phó tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát - giao lưu trực tuyến cùng độc giả

Mới đây, bà Trần Uyên Phương - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã tham gia giao lưu tại Hội sách trực tuyến quốc gia 2020 với chủ đề: "Đọc sách, nâng cao trí tuệ, vượt qua nỗi lo dịch bệnh".

Tại buổi giao lưu, bà Trần Uyên Phương đã chia sẻ về cuốn Chuyện nhà Dr Thanh cùng các khách mời và khán giả. 

Bà Phương chia sẻ: "Thời gian của mỗi chúng ta là điều hữu hạn, làm sao chúng ta có thể tận dụng thời gian một cách hiệu quả. Trong mùa dịch bệnh hiện nay, tôi chọn một trong những giải pháp mà tôi vẫn thường xuyên làm đó là đọc sách. Bởi đây chính là những giá trị, những sự đúc kết của rất nhiều người, những chia sẻ thực sự về cuộc đời của họ, về những kinh nghiệm thực tế. Do đó, sách là một trong những món quà giá trị mà các tác giả đã gửi đến cho chúng ta, đó cũng là những điều mà tôi mong muốn chia sẻ là các bạn trẻ nếu có cơ hội, có thời gian, chúng ta hãy tận dụng nó để lấy được những kiến thức, những chia sẻ quý báu của những người khác làm hành trang trong cuộc sống của mình.

Điều mà Phương thử làm 1 lần trong đời chính là viết sách Chuyện nhà Dr Thanh. Tôi viết cuốn sách này hoàn thành vào năm 2017. Đến lúc đó tôi mới cảm nhận được là cuộc sống, giá trị, những gì mà mỗi con người dành cho cuộc sống và có 1 cuộc đời ý nghĩa, đó là cả một chuỗi đúc kết không chỉ là từ những trải nghiệm, những kinh nghiệm mà thật sự từ những thách thức mà cuộc sống đem đến cho mình và mình đã xử lý những thách thức đó như thế nào.

Tôi cũng là một người con, một người bình thường dù mọi người sẽ nhìn tôi như là một người quản trị doanh nghiệp sẽ có hàng ngàn người báo cáo sẽ có những áp lực về chạy doanh số, đối mặt với những con số rất khổng lồ, nhưng mà tất cả mọi thứ đều bắt nguồn từ những thứ rất bình thường là làm sao chúng ta có thể vượt qua được những cái mà số phận, cuộc sống đem đến cho chúng ta. Đó chính là điều mà tôi cảm nhận được và học được từ ba tôi, đó cũng là điều tôi mong muốn chia sẻ lại cho các bạn.

Đã nói về cuộc sống, về cuộc đời thì không có đúng và sai, điều mà tôi muốn đem một món quà đến đó là một người sẵn sàng cởi mở cuộc đời của họ để cho các bạn trẻ thảo luận. Tôi vẫn cảm thấy đó là một món quà vô giá bởi khi nhân vật vẫn còn sống thì chúng ta vẫn có thể theo dõi, chúng ta vẫn có thể phản biện và họ sẵn sàng chia sẻ những quyết định về cuộc đời của họ để đưa cho họ ở những vị trí như bây giờ. Không có nghĩa là thành công nào cũng chỉ có sự hào nhoáng đâu, bên trong cuốn sách mà tôi chia sẻ nói rất nhiều về những thử thách, những trải nghiệm về những điều đã trải qua mà một con người phải đối mặt, về chuyện học hành, một người sẽ phải xử lý như thế nào, về quyết định lập gia đình, chúng ta, mỗi con người, mỗi cá nhân sẽ có những quan điểm, những phản biện, rồi cách chúng ta sống, chúng ta tương tác với gia đình.

Bố tôi, ở trong chuyện tôi có nói, đối với ông, tình yêu là phải nghiêm khắc, đó là một quan điểm sống, và tôi xin nhắc lại, quan điểm sống thì không có đúng và sai và mỗi quyết định trong cuộc đời sẽ dẫn chúng ta đến những bước khác, những quyết định khác và những trải nghiệm khác trong cuộc sống.

Cho nên đó là quyết định của ông, sống với gia đình, với con cái, với tất cả mọi người xung quanh, những người mà ông càng yêu thì ông càng khó với họ bởi vì những trải nghiệm mà ông nghĩ là thành công của ông đến được từ việc cuộc đời đã rất nghiêm khắc với ông.

Khi mà tôi viết cuốn Chuyện nhà Dr Thanh tôi luôn luôn nghĩ đến người đọc là những người đang chịu trách nhiệm với gia đình họ, là những người đã tương tác với cuộc sống và họ cảm nhận cuộc sống trên phương diện thực tế.

Khi viết Chuyện nhà Dr Thanh, tôi nghĩ đến rất nhiều người đang giống như tôi, hình dung ra cuộc đời là một điều rất khác, nhưng khi được trải nghiệm và thật sự tương tác như là ở trong vị trí lãnh đạo, nghe những câu chuyện và bắt đầu nhận được rất nhiều những câu hỏi tư vấn của nhân viên, những câu hỏi tư vấn khi họ bắt đầu có gia đình, hoặc của các em mới ra trường.

Lúc này tôi thấy là cuộc sống mỗi người mỗi trải nghiệm và cuộc sống có rất nhiều điều khác nhau mà không có 1 khuôn khổ nào cả cho nên đối với tôi, đó chính là những người mà họ đang phải tương tác với cuộc sống, đang phải lo lắng với rất nhiều trách nhiệm và rất nhiều những cái mũ mà họ phải đội trong cuộc sống, đó là câu chuyện mà tôi muốn chia sẻ với họ.

Tôi vẫn có một câu rất tâm đắc, đọng ở trong tôi suốt mùa dịch Covid-19 cho đến bây giờ là những người anh hùng là những người rất bình thường và họ giải quyết những việc bình thường một cách phi thường, họ trở thành những người anh hùng và là những người phi thường.

Tôi nghĩ dịch bệnh không ai mong muốn cả và tất cả chúng ta đều đối diện với một vấn đề như nhau nhưng khác nhau sẽ là thái độ, là giải pháp, là việc chúng ta sắp xếp, quản lý, xử lý hay phản ứng với những điều mà cuộc sống đem lại cho chúng ta như thế nào thì chúng ta sẽ có kết quả như vậy. Mỗi con người sẽ có những kết quả rất khác nhau dự trên những điều chúng ta tương tác với cuộc sống.

Điều tôi cảm thấy được và mất khi tôi viết cuốn sách chỉ đơn giản đó là một món quà mà tôi mong muốn tặng cho bố mẹ mình. Sau khi ở vị trí lãnh đạo và sống đến một độ tuổi nào đó thì đối với tôi, bố mẹ là một  món quà rất là lớn mà cuộc sống ban tặng cho tôi.

Nếu như tôi hỏi bản thân mình là tôi muốn làm gì thì điều mà tôi muốn là làm gì đó để bố mẹ tôi cảm thấy tự hào, cảm thấy vui thì tôi đã quyết định, thay vì ý tưởng 10 năm tôi muốn có là trường đại học cho THP  và ý tưởng đó giờ tôi vẫn nuôi và nung nấu nó bởi vì THP có quá nhiều bài học để các bạn trẻ có thể trải nghiệm và tất cả những điều mà làm cho THP từ một doanh nghiệp địa phương đi từ con số không đến giờ trở thành một trong những doanh nghiệp mà các công ty đối thủ, các công ty đa quốc gia đều phải cân nhắc mỗi khi ra quyết định cạnh tranh với THP. Đó chính là cái mà các bạn trẻ có thể học được, hiểu được và những gì THP đã phải trả giá thì các bạn có thể học được từ thành công và cả những thất bại mà THP đã có.

Đối với câu chuyện về cuốn sách, tôi nghĩ ba tôi đã đi qua một cuộc đời mà thực sự tôi cũng cảm thấy rất tự hào vì tôi được ở bên ông, được sống với ông từng ngày. Cho tới giờ ở độ tuổi ngoài 65 nhưng khả năng học hỏi của ông mà tôi luôn luôn nói là nhiều khi, nhiều vấn đề mới mà con thấy ba học còn nhiều hơn con dù đã lớn tuổi. Cho nên, không phải chúng ta bao nhiêu tuổi, nhưng mà là do chúng ta đã rèn luyện được thói quen, được kỹ năng từ trong cuộc sống thì những điều ba tôi đi qua, tôi có thể nói là nếu đổi tựa cuốn sách này thì tôi sẽ đổi tên cuốn sách thành “Từ trại mồ côi để trở thành tỷ phú”.

Ông đã đi qua cuộc đời của ông với rất nhiều biến cố, đối với bố mẹ, đối với anh chị em, đối với gia đình, nhưng điều duy nhất tôi vẫn cảm thấy và học được từ ông đó là niềm hạnh phúc, tương tác và cống hiến. Không hề để quá khứ hay nối đau trở thành một gánh nặng, thành tảng đá để kéo ông lùi lại. Ông luôn luôn nhìn thấy sẽ có những cơ hội, cuộc sống là tốt đẹp hơn và có rất nhiều thứ đang chờ ông ở phía trước, đó chính là món quà mà tôi được, tôi nghĩ là nó cảm thấy bố mẹ tôi hạnh phúc và họ thật sự đón nhận món quà làm cho họ hạnh phúc.

Tôi nghĩ không phải có quá nhiều tiền làm cho bố mẹ tôi hạnh phúc nhưng sự ghi nhận của con cái, sự trân trọng cũng như những cái họ đóng góp cho xã hội, cho những người xung quanh, đó là cái lớn nhất mà tôi nghĩ là tôi có được. Còn lại khi bạn được, thì tất cả những điều phải trả giá cho nó thì tôi đều thấy là nhỏ.

Một trong những điều làm cho Phương tâm huyết cũng như là không ngại ngùng chia sẻ và đây cũng là một trong những điều gia đình có thể tạo nên được cái văn hóa đó chính là những cái gì đã để chúng ta trở nên lớn hơn và đạp lên được nó thì nó sẽ không có còn là những tảng đá để mà chúng ta che giấu hoặc trở thành những điểm yếu ở trong cuộc sống chúng ta nữa. Còn cuộc sống đối với tôi thì ai cũng đi qua như nhau, ai cũng có tuổi thơ, có những quyết định rất dại dột, có những thời điểm rất bồng bột, ai cũng có rất nhiều trăn trở về việc mình muốn có một người vợ, một người chồng như thế nào, người bạn đời ra sao.

Ai cũng có suy nghĩ rằng tôi muốn trở thành người này, người nọ, hình mẫu của tôi trong tương lai sẽ là người như thế nào, tôi muốn trở thành giống người này, giống người kia. Nếu chúng ta chuẩn nó nó lại, tóm tắt nó lại thì mọi người đều như nhau cả. Nhưng điều khác biệt để tôi có thể chia sẻ là tất cả những điều tôi đã đi qua thì tôi cảm thấy là tôi đã lớn hơn và tôi xử lý được nó cho nên là tôi không còn mắc kẹt trong chuyện đó ví dụ như là ba tôi phải đi vào trại mồ côi bởi vì những cái tranh giành tài sản ở trong gia đình và câu nói làm cho tôi luôn luôn ám ảnh khi mà tôi hỏi ba sao không giận những người anh chị em trong gia đình thì ba tôi trả lời là nếu như mà ba tôi mắc kẹt với 2.000m2 mà ông nội để lại thì chắc chắn là ba tôi không có 40 hecta hay 120 hecta nhà máy như bây giờ.

Đó chính là những cái mà tôi mong muốn được chia sẻ để các bạn trẻ nhìn thấy có rất nhiều điều trong cuộc sống bất ngờ xảy đến với chúng ta nhưng mà chúng ta cứ kẹt lại mãi mãi ở trong quá khứ thì chắc chắn chúng ta không có một cái gì to lớn ở trong tương lai mà chúng ta luôn luôn nung nấu, nuôi dưỡng nó trở thành một ai đó khác đi.

Cái duyên để đến với cuốn “Vượt lên người khổng lồ” và đến nay nó cũng là cuốn sách duy nhất của một doanh nhân ở Việt Nam viết về Việt Nam bởi nó suất phát tự sự nung náu mà Phương đã tham gia một khóa học ở trong trường Harvard với rất nhiều các bạn đều là chủ doanh nghiệp mà tối thiểu doanh thu phải từ 10 triệu đô trở lên thì không có 1 bạn nào ở trong 150 các anh chị đó có thể kể được 1 câu truyện trong lãnh vực của họ mà doanh nghiệp địa phương có thể chiến thắng doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, trường có đề nghị Phương viết 1 case study để cho mọi người cùng được chia sẻ, học hỏi, sau khi nghiên cứu về việc viết 1 case study thế nào thì Phương phát hiện ra mình phải dồn rất nhiều thời gian và công sức cho nó, đó cũng là cái duyên thôi.

Phương đang tập hợp tất cả các thông tin bởi vì muốn làm cái trường THP, sau đó đã viết ra 1 cuốn sách cũng khá là phổ biến bởi vì các thông tin ở đâu đó thì mọi người cũng hiểu khá nhiều và nó không phải là cái gì đó thuộc về bí mật của tổ chức thì Phương đã xin phép để có thể viết 1 cuốn sách chia sẻ cho thế giới.

Thật sự Foxbook họ có tư duy rất khác với người Việt Nam, khi chia sẻ Phương luôn luôn nói là tôi muốn chia sẻ câu chuyện của người Việt Nam đến với thế giới và Foxbook cũng đã chỉnh luôn Phương trong cái buổi họp với họ rằng nếu bạn nghĩ bạn chia sẻ câu chuyện của bạn thì bạn đừng bán với giá 30 đô mà bạn nên cho miễn phí.

Còn chúng tôi quan niệm là nếu bạn dạy người khác về điều bạn đã làm được thì bạn hãy tính tiền cuốn sách. Và từ lúc đó Phương thấy rằng cái góc nhìn, cái tư duy của Foxbook, của nước Mỹ họ rất khác, rất sòng phẳng khi tôi đem 1 cái tài sản của tôi ra để cho người khác học hỏi thì đó là tôi chia sẻ rất nhiều, nói theo ngôn ngữ của họ là tôi dạy chứ không phải là tôi chia sẻ những câu chuyện nữa.

Điều Phương muốn là bởi vì rất nhiều các tư duy ở trên thế giới về Việt Nam là Việt Nam như thế nào? Quốc gia ra sao? Cạnh tranh ra sao? Con người Việt Nam như thế nào? Chúng tôi đến với Việt Nam thì chúng tôi có thể tồn tại được hay không, có thể phát triển được hay không? Khi Phương chia sẻ với các lớp ở trong Harvad thì họ cũng đặt câu hỏi là khi chị nói như thế thôi nhưng khi những doanh nghiệp đa quốc gia chúng tôi đến Việt Nam thì có được công bằng hay không?

Đó là câu chuyện mà Phương muốn chia sẻ để mọi người trên thế giới thấy rằng Việt Nam đã thay đổi rất nhiều và một doanh nghiệp như Tân Hiệp Phát là chúng tôi đi lên từ giá trị cốt lõi, từ việc xây dựng được văn hóa doanh nghiệp, từ việc tạo ra con người có những ước mơ trăm năm, đó chính là điều làm cho chúng tôi tồn tại và phát triển chứ chúng tôi không phải vì được hỗ trợ về chính sách, chứ không phải chúng tôi cần những rào cản nào trong những sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Bạn phục vụ và người tiêu dùng chấp nhận bạn, đó sẽ là cái mà chúng ta có thể tồn tại và phát triển. Đó là câu chuyện, cũng là cái duyên mà Phương muốn chia sẻ ra thế giới, cho họ hiểu thêm về quốc gia của chúng ta. Cũng nhân mùa Covid-19 này, Phương nhận được rất nhiều những tin tức cực nói về Việt Nam và sự tự hào Việt Nam.

Chúng ta đã làm được rất nhiều điều mà ở trên thế giới hiện nay họ còn chưa triển khai được, có rất nhiều người đang băn khoăn là sau kỳ nghỉ lễ dài thì Việt Nam có thực sự mở cửa hay không hay là sẽ có sự cố gì đó sảy ra. Nhưng chúng ta đang làm rất tốt và từng bước, từng bước, không thể nhanh ngay lập tức nhưng chúng ta đang quay trở về với những hoạt động kinh doanh để phục hồi về mặt kinh tế, đó là điều mà bản thân Phương là người Việt Nam rất tự hào được là người Việt Nam và được cống hiến.

Phương cũng chia sẻ thêm là một trong những lý do các bạn vẫn hỏi là tại sao bán cuốn Chuyện nhà Dr Thanh đắt thế, lên tới hơn 200 ngàn một cuốn, câu trả lời của Phương là nếu các bạn thấy 1 cái áo, các bạn có thể mua được 500 ngàn hay 1 triệu, hơn 1 triệu, nếu các bạn nghĩ các bạn có thể bỏ tiền ra mua như thế thì cái mà Phương mong muốn là những người thực sự tìm để đọc sách và họ cảm nhận được giá trị của việc chia sẻ và giá trị thực sự của một người cởi mở, chia sẻ cả điểm mạnh, điểm yếu để người khác có thể học hỏi.

Do đó, giá sách chỉ để cho mọi người cảm nhận được là mọi người muốn đọc. Nhân dịp này, cùng với Book365, Phương cũng có gửi tặng 1.000 cuốn sách, rất hy vọng các bạn đang mong muốn được đọc sách có cơ hội để tiếp cận và toàn bộ số tiền thu được ban tổ chức sẽ đóng góp vào quỹ Covid-19.

Đây cũng là một món quà mà Phương hy vọng là trong mùa này chúng ta có dịp để bắt tay cùng làm một cái gì đó, cùng thay đổi một cái gì đó qua những câu chuyện xung quanh về cuộc sống mà chúng ta cảm nhận được".

Hội sách trực tuyến quốc gia 2020 do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, Cục Xuất bản phối hợp các NXB, đơn vị phát hành sách thực hiện. Hội sách diễn ra tại địa chỉ book365.vn từ ngày 19/4 đến 20/5.

Chương trình giao lưu của hội sách được thực hiện trên nền tảng công nghệ 4.0 Vitranet24 sử dụng công nghệ tương tác giao tiếp trực tuyến mới nhất tương tự như các mạng xã hội: Call, chat, bình luận, like, videocall... giúp độc giả và diễn giả có không gian riêng để trò truyện, chia sẻ và giao lưu trực tuyến dễ dàng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24580.00 24600.00 24920.00
EUR 26295.00 26401.00 27567.00
GBP 30644.00 30829.00 31778.00
HKD 3103.00 3115.00 3217.00
CHF 27002.00 27110.00 27956.00
JPY 159.74 160.38 167.82
AUD 15898.00 15962.00 16448.00
SGD 18065.00 18138.00 18676.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17897.00 17969.00 18500.00
NZD   14628.00 15118.00
KRW   17.74 19.37
DKK   3535.00 3666.00
SEK   2297.00 2387.00
NOK   2269.00 2359.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ