Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa để tăng khả năng tiếp cận vốn

Nhàđầutư
Để giải bài toán tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), xếp hạng tín nhiệm được coi là công cụ giúp doanh nghiệp tăng tính minh bạch, từ đó tăng khả năng huy động vốn trung và dài hạn. Ngoài ra, xếp hạng tín nhiệm cao cũng giúp doanh nghiệp thay đổi vị thế trên thị trường xuất nhập khẩu.
ĐÌNH VŨ
29, Tháng 03, 2024 | 19:05

Nhàđầutư
Để giải bài toán tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), xếp hạng tín nhiệm được coi là công cụ giúp doanh nghiệp tăng tính minh bạch, từ đó tăng khả năng huy động vốn trung và dài hạn. Ngoài ra, xếp hạng tín nhiệm cao cũng giúp doanh nghiệp thay đổi vị thế trên thị trường xuất nhập khẩu.

20240329_090848

Chương trình tập huấn "Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa - tăng cường khả năng tiếp cận vốn". Ảnh: NT

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp cận vốn, ngày 29/3, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (VINASME) phối hợp với Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) triển khai chương trình tập huấn "Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa - tăng cường khả năng tiếp cận vốn".

Chia sẻ thông tin tại sự kiện, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch HĐQT FiinGroup cho biết: Thông tin đáng mừng là một số ngân hàng đã bắt đầu xem xét không dùng tài sản đảm bảo, thế chấp khi cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) mà dùng tín chấp. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra vấn đề về xếp hạng tín nhiệm cho khách hàng.

Tiếp cận vấn đề từ mục tiêu xuất nhập khẩu, ông Thuân chia sẻ, lợi ích của xếp hạng tín nhiệm là bán được hàng, xuất khẩu hàng hoá. Theo đó, nếu điểm tín nhiệm cao, doanh nghiệp sẽ có lợi về bảo hiểm thông quan, tài trợ vốn thương mại, nâng vị thế của DN trong đàm phán. 

Về xếp hạng tín nhiệm, Chủ tịch HĐQT FiinGroup cho biết, cần làm rõ 2 khái niệm xếp hạng tín nhiệm và chấm điểm tín nhiệm.

Trong đó, quy định về xếp hạng tín nhiệm áp dụng theo khuôn khổ Luật Chứng khoán sửa đổi năm 2020, Nghị định 88 của Chính phủ. Theo đó, từ 1/1/2024, tất cả DN muốn phát hành trái phiếu đại chúng hay riêng lẻ với quy mô lên đến 500 tỷ đồng và tổng dư nợ trái phiếu lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu đều phải xếp hạng tín nhiệm. Còn chấm điểm tín nhiệm thì CIC của NHNN, các NHTM và cả các công ty độc lập đều làm được.

Theo số liệu cập nhật, trong khối lượng trái phiếu phát hành thành công năm 2023 thì có 6% đã được FiinGroup xếp hạng tín nhiệm. Đáng chú ý là có những khoản đầu tư đến từ các quỹ bảo hiểm. Hiện nay, các công ty bảo hiểm đang quản lý gần 1 triệu tỷ đồng nhưng lại không có nơi để đầu tư. Vì vậy, việc doanh nghiệp minh bạch, chuẩn chỉnh hồ sơ, xếp hạng tín nhiệm là cơ hội để DN tiếp cận vốn sẽ dễ dàng hơn.

Chia sẻ với khó khăn tiếp cận vốn của DNNVV Việt Nam, ông Thuân cho biết, vấn đề của DNNVV không phải chỉ là không có tài sản bảo đảm, mà số lượng DN có tuổi đời 2,3-5 năm là rất nhiều. Điều này gây khó khăn cho tiếp cận vốn vì không có niềm tin.

"Có một thực tế là ngân hàng nói giải ngân vốn tín dụng nhiều cho DNNVV nhưng qua chấm điểm tín dụng cho hơn 600.000 DN, FiinGroup thấy rằng, ngân hàng có xu hướng hạn chế cấp tín dụng cho DN có rủi ro rất thấp và cấp tín dụng vào DN rủi ro vừa, thậm chí là rủi ro cao. Điều này có thể xuất phát từ việc ngân hàng chưa tập trung vào đối tượng này hoặc tập trung vào tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ tín nhiệm đây là một khoảng trống, là khiếm khuyết của thị trường", ông Thuân nói.

Cuối cùng, ông Thuân khuyến nghị, điểm xếp hạng càng cao, chi phí của doanh nghiệp càng thấp. Góc nhìn của xếp hạng tín nhiệm là ở tương lai, mang tính đánh giá khả năng đáp ứng nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ nợ. Và DN muốn lấy tiền của thị trường thì phải minh bạch.

Ông Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính - Bất động sản Toàn Cầu nếu thực tế, DNNVV Việt Nam vẫn đang rất khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng. Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV có thể là lời giải cho bài toán tiếp cận vốn của nhóm này.

Theo đó, ông Hiếu cho biết, trong vài năm qua, quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV ở các địa phương hoạt động rất kém hiệu quả. Vấn đề có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó cũng có một số vấn đề tiêu cực, lạm dụng quỹ. Tuy nhiên, không thể vì một số sai phạm mà bỏ quên công cụ này.

Ông Hiếu cho biết, thông lệ ở một số nước phát triển cho thấy quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV là cần thiết và rất hiệu quả để làm cầu nối giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Quỹ không bảo lãnh 100% trên vốn vay ngân hàng, mà chỉ dao động từ 50-85% để gắn trách nhiệm với ngân hàng cho vay. Theo đó, vị này khuyến nghị, thời gian tới cần nâng cấp quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, cùng với đó cần có giải pháp để sử dụng hiệu quả.

Sự kiện tập huấn "Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa - tăng cường khả năng tiếp cận vốn" nằm trong chuỗi sáng kiến được xây dựng dựa trên thỏa thuận hợp tác (MOU) mà ACCA ký kết với VINASME vào tháng 7/2023 với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) – đối tượng được ví như xương sống của nền kinh tế Việt Nam, chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp cả nước và đóng góp khoảng trên 52% GDP.

Thỏa thuận hợp tác giữa VINASME và ACCA bao gồm các buổi đào tạo, hội thảo về tài chính kế toán kiểm toán và ứng dụng công nghệ trong tài chính kế toán; triển khai các chương trình phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; đẩy mạnh chương trình ưu tiên tuyển dụng dành cho hội viên và học viên ACCA đến các doanh nghiệp hội viên trực thuộc VINASME; đưa Văn bằng kế toán và kinh doanh vào chương trình giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên khắp Việt Nam...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ