Chủ tịch SaigonRatings: Xếp hạng tín nhiệm như 'cầm đèn chạy trước ô tô'
Thuật ngữ "Xếp hạng tín nhiệm" đang dần trở lên quen thuộc hơn trên thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, để gây dựng được văn hoá xếp hạng tín nhiệm, những bước đi đầu tiên là rất khó khăn và sẽ còn tiếp tục thách thức khi chưa có những quy định cụ thể cập nhật thông lệ quốc tế.
Tại buổi làm việc với Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's Global Ratings (S&P) và Moody's vào giữa tháng 9/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành quyết định phê duyệt "Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030". Mục tiêu cụ thể của Đề án đến năm 2030 Việt Nam sẽ đạt mức xếp hạng tín nhiệm Đầu tư (từ Baa3 đối với thang điểm của Moody’s), góp phần giảm chi phí huy động vốn, giảm mức rủi ro tín dụng quốc gia.
Liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị S&P và Moody's chia sẻ kinh nghiệm về phát triển thị trường trái phiếu ổn định, lành mạnh, trong đó, Bộ trưởng nhấn mạnh đến việc chia sẻ kinh nghiệm của hai tổ chức tại các thị trường tương đồng với Việt Nam, về quan điểm trong việc xây dựng quy định về yêu cầu bắt buộc có xếp hạng tín nhiệm với doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cũng như trong trường hợp nào yêu cầu phải có tài sản đảm bảo…
Trên đây là những thông tin "đáng mừng" với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong nước và hướng tới thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững. Tuy nhiên, để gây dựng một tổ chức xếp hạng tín nhiệm, đặc biệt ở một thị trường mới hình thành như Việt Nam thì không hề đơn giản.
Nhadautu.vn đã có buổi trao đổi với ông Phùng Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT SaigonRatings - một trong những tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập đầu tiên của Việt Nam được Bộ Tài chính cấp phép.

Ông Phùng Xuân Minh, Chủ tịch SaigonRatings. Ảnh: Internet
Trở thành người đi đầu trong một lĩnh vực nào đó luôn là không đơn giản. Trước tiên, xin ông chia sẻ về lý do lựa chọn nghề "xếp hạng tín nhiệm" từ rất sớm và những khó khăn phải đối mặt?
Ông Phùng Xuân Minh: Những năm 2005 - 2010, Việt Nam vẫn còn đang ở giai đoạn đầu của quá trình cải cách mở cửa và đổi mới toàn diện nền kinh tế. Bối cảnh và điều kiện thực tế của thị trường tài chính Việt Nam ở thời điểm bấy giờ về cơ bản là còn rất sơ khai, hạn chế và kém phát triển trên nhiều mặt. Thị trường vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển nền kinh tế và hệ thống doanh nghiệp chủ yếu tập trung qua kênh tín dụng ngân hàng (mặc dù số lượng và quy mô hệ thống ngân hàng thương mại tham gia thị trường cũng còn rất nhiều hạn chế). Thị trường chứng khoán cũng chỉ mới được ra đời. Trong khi đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa được hình thành.
Với kiến thức, sự hiểu biết và kinh nghiệm quá trình làm việc thực tế của cá nhân ở một vài lĩnh vực về tư vấn tài chính doanh nghiệp, quỹ đầu tư, chứng khoán và kinh doanh bất động sản; đồng thời sau thời gian nghiên cứu, dự báo xu hướng phát triển thị trường tài chính quốc gia nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng trong trung và dài hạn, thì đến thời điểm đầu năm 2010, chúng tôi đã bắt đầu có sự quan tâm và có ý định về việc nghiên cứu thành lập tổ chức xếp hạng tín nhiệm (Credit Rating Agency - CRA) độc lập đầu tiên ở thị trường tài chính Việt Nam.
Khó khăn thời điểm đó có thể nói là rất lớn; đầu tiên là khi ấy thị trường hoàn toàn xa lạ với TPDN và cũng chưa có bất cứ hoạt động thực tiễn nào trong nước về xếp hạng tín nhiệm. Khi thành lập SaigonRatings đã có người khuyên tôi rằng "ông Minh về bán cháo, bán chè cho dễ chứ lĩnh vực này chưa nghe tới". Trong khi đó, thị trường chứng khoán cũng mới thành lập được vài năm nên bản thân nhận thức, suy nghĩ, hiểu biết về thị trường còn rất sơ khai, nói gì tới xếp hạng tín nhiệm.
Khó khăn thứ hai là thời điểm SaigonRatings làm thì chưa có bất cứ hành lang pháp lý nào để có thể xin giấy phép hoạt động chính thức. Lúc đó, trên thị trường cũng có một vài doanh nghiệp trên mạng tự làm, tự ghi xếp hạng tín nhiệm và xếp hạng một số doanh nghiệp, ngân hàng nhưng bị "ném đá", cũng không ai "tuýt còi" vì chưa có hành lang pháp lý cấm hay không cấm, được làm hay không. Theo đó, từ 2010-2012 SaigonRatings bắt tay nghiên cứu thì cuối 2014, Chính phủ có Nghị định 88, cho phép tổ chức xếp hạng tín nhiệm ra đời.
Khó khăn thứ ba là trong thực tế triển khai. Vì là đi trước nên nên không có mô hình nào ở Việt Nam để học hỏi, chưa có thực tiễn tham khảo nên phải dựa vào CRA của các tổ chức trong khu vực. Khi đó tôi đã đi 4 nước là Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia. Họ phát triển trước Việt Nam 20- 30 năm về văn hoá xếp hạng tín nhiệm. Tuy nhiên, khi sang Hàn, chủ tịch một tập đoàn về xếp hạng tín nhiệm cũng chia sẻ rằng: "Tôi có 15 năm đau khổ, gọi là cầm đèn chạy trước ô tô, cho đến khi nhà nước có quy định bắt buộc xếp hạng tín nhiệm. Trước đó, nhà nước chưa có quy định thì không ai gọi, không ai quan tâm cả". Duy trì một doanh nghiệp hai năm không có hoạt động đã chết, đây tận 15 năm. Nghe xong mình cũng nản lắm.
Ấy vậy mà từ đó đến nay vẫn phải nuôi quân, duy trì đủ điều kiện về bộ máy, chất lượng nhất sự theo quy định của Bộ Tài chính ngay cả khi chưa có doanh nghiệp nào xếp hạng, cho tới 2017 SaigonRatings được cấp phép. Nhưng ngay cả khi có giấy phép rồi, 2 năm đầu cũng không có cuộc điện thoại nào gọi đến để đặt vấn đề xếp hạng. Rồi chủ động gọi doanh nghiệp thì đều gặp câu hỏi tương tự "xếp hạng làm gì? không có nhu cầu!".
Trải qua các khó khăn như trên, đến nay, SaigonRatings cũng đã dần khẳng định được vị trí. Hiện chúng tôi dẫn đầu về số lượng tổ chức phát hành được xếp hạng. Theo đó, SaigonRatings đã thực hiện cung cấp dịch vụ cho gần 30 tổ chức phát hành (tài chính và phi tài chính) bao gồm các ngành, lĩnh vực kinh tế khác nhau trong nước.
Vậy bản thân ông và SaigonRatings kỳ vọng điều gì trong thời gian tới với xếp hạng tín nhiệm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp?
Ông Phùng Xuân Minh: Dù đã là một thông lệ quốc tế, được hầu hết các nước phát triển áp dụng hướng tới thị trường vốn bền vững. Nhưng 10 năm rồi nhìn vào thị trường trong nước, các tổ chức như IMF, ADB cho rằng, Việt Nam vẫn chưa có và chưa xây dựng văn hoá xếp hạng tín nhiệm là chậm và gây khó cho phát triển thị trường vốn. Ngay cả bản thân một số quy định bắt buộc kết quả xếp hạng tín nhiệm cũng chỉ áp dụng ở một nhóm đối tượng rất nhỏ.
Trong bối cảnh nhiều chuyên gia đánh giá, nhà đầu tư nhỏ lẻ chủ yếu tâm lý bầy đàn, chạy theo lãi suất, trong khi ở các nước phát triển nhà đầu tư chỉ nhìn vào kết quả xếp hạng xem có khuyến nghị đầu tư không? và mức độ rủi ro nào sẽ đi với lợi nhuận đó, cũng là cơ hội, dư địa với xếp hạng tín nhiệm trong nước. Đặc biệt, cơ quan quản lý nhận thức rõ rằng, TPDN là thị trường vốn quan trọng.
Để thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh, trong điều kiện hội nhập như hiện nay thì hướng tới phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp là rất cần thiết và phải tương ứng với quy mô, tạo thế chân kiềng với tín dụng, chứng khoán. Trong trung hạn 2-3 năm tới thị trường TPDN bật lên sẽ tạo xung lực phát triển cả nền kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, muốn làm được điều này quan trọng là nhà nước phải kiên quyết bảo vệ nhà đầu tư, tạo thông lệ như quốc tế thành văn hoá xếp hạng tín nhiệm để giảm thiểu tình trạng bất đối xứng thông tin, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư đầy đủ, từ đó họ sẽ tự ra quyết định đầu tư, tự chịu trách nhiệm.
Theo khuyến nghị của nhiều tổ chức quốc tế, Nhà nước nên ban hành một Nghị định giống nhiều nước là trong vòng 3 năm đầu quy định bắt buộc xếp hạng tín nhiệm nếu muốn phát hành trái phiếu. Sau đó giống như đội mũ bảo hiểm, chỉ cần bắt buộc 3 năm, sau đó thành thói quen, văn hoá. Hy vọng đó là động lực bảo vệ nhà đầu tư, thành văn hoá xếp hạng.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm các nước, cần 3-40 năm để doanh nghiệp xếp hạng đủ nguồn lực, Việt Nam cũng cần có 3-5 năm để các tổ chức trong nước đủ mạnh, đảm bảo đáp ứng tất cả các nhu cầu Ratings trong nước.
- Cùng chuyên mục
Chuyên gia RMIT: Việt Nam có thể thu ngân sách đáng kể từ thuế đối với tiền mã hóa
Việt Nam đang tiến gần hơn tới việc hợp pháp hóa các giao dịch tiền mã hóa, bước quan trọng không chỉ đem đến khung pháp lý rõ ràng cho thị trường, mà còn mở ra cơ hội để tăng nguồn thu thuế.
Tài chính - 31/03/2025 14:05
BVBank chuẩn bị chào bán cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp
BVBank chào bán 68,98 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu giá 10.000 đồng/cp. Mức giá chào bán thấp hơn giá trị sổ sách của nhà băng vào cuối 2024 là 11.153 đồng.
Tài chính - 31/03/2025 12:18
SSI trả cổ tức tiền 10 năm liền, tấn công vào lĩnh vực tài sản số
SSI đánh giá lĩnh vực tài sản số có tiềm năng lớn nên thành lập SSI Digital để đầu tư vào công ty đổi mới sáng tạo, tham gia nghiên cứu thí điểm thị trường tài sản số.
Tài chính - 30/03/2025 13:29
'VN-Index điều chỉnh là cơ hội tốt để giải ngân'
Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường VNDirect đánh giá rủi ro và tác động từ thuế quan có thể đang bị “thổi phồng” quá mức. VN-Index nếu điều chỉnh về vùng hỗ trợ quanh 1.300 điểm sẽ mở ra cơ hội giải ngân với giá vốn tốt cho mục tiêu trung, dài hạn.
Tài chính - 30/03/2025 08:20
NCB dự kiến có lãi ngay trong quý I
Chia sẻ tại AGM năm 2025, Tổng giám đốc NCB Tạ Kiều Hưng thông tin tổng doanh thu ngân hàng quý I/2025 sẽ vượt khoảng 25% so với kế hoạch. Dự kiến NCB sẽ có lãi trên toàn bộ hệ thống ngân hàng trong quý I.
Tài chính - 29/03/2025 15:38
Ngay sau ĐHĐCĐ, Gelex Electric triển khai chia thưởng cổ phiếu tỷ lệ 20%
Ngay sau cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, Gelex Electric đã thông qua Nghị quyết về việc phát hành 61 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 20% để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Tài chính - 29/03/2025 14:40
Cổ đông lớn sẽ hỗ trợ Novaland thanh toán nợ khi cần thiết
Cổ đông lớn đã có văn bản xác nhận tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Novaland thanh toán nợ khi cần thiết, đảm bảo duy trì hoạt động liên tục 12 tháng tới.
Tài chính - 29/03/2025 14:40
DIC Corp hạ giá chào bán cổ phiếu cho cổ đông
Nhu cầu vốn đầu tư năm nay của DIC Corp là 6.690 tỷ đồng. Tập đoàn muốn chào bán 150 triệu cổ phiếu giá 12.000 đồng/cp để huy động 1.800 tỷ.
Tài chính - 29/03/2025 09:58
SJ Group đặt mục tiêu doanh thu vượt 1.200 tỷ đồng
Năm 2025, SJ Group đặt mục tiêu doanh thu 1.211 tỷ đồng, tăng trưởng 87% so với cùng kỳ năm trước, còn lợi nhuận ở mức 753 tỷ đồng.
Tài chính - 28/03/2025 16:59
Thủy điện Hủa Na đặt mục tiêu lãi 185 tỷ đồng năm 2025
CTCP Thuỷ điện Hủa Na đặt kế hoạch tổng doanh thu năm 2025 đạt 828,7 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế khoảng 185,3 tỷ đồng, giảm tới 31,3% so với năm 2024.
Tài chính - 28/03/2025 15:28
Sợi Thế Kỷ kỳ vọng lợi nhuận đột biến nhờ Unitex và mùa World Cup 2026
Sợi Thế Kỷ đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 gấp 25 lần so với nền thấp 2024. Động lực đến từ nhà máy Unitex và mùa World Cup 2026.
Tài chính - 28/03/2025 14:24
Tái cấu trúc nhà đầu tư, nhanh chóng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Theo các chuyên gia, để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam theo hướng minh bạch, chuyên nghiệp, cần tái cấu trúc nhà đầu tư, đào tạo đầu tư thông minh, nhanh chóng nâng hạng thị trường...
Tài chính - 28/03/2025 13:59
CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới
Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết GELEX có chủ trương tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài cho không chỉ CADIVI, mà còn là các công ty thành viên hàng đầu, nhằm phát triển bền vững và vươn tầm thế giới.
Tài chính - 28/03/2025 07:36
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: ‘Ngành ngân hàng cần thích ứng nhanh với sự thay đổi’
Trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt trong hoàn thiện chính sách. Do vậy các ngân cần thích ứng nhanh với sự những thay đổi này.
Tài chính - 27/03/2025 18:55
Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'
CEO Gelex cho biết tại các công ty tốt trên thế giới, cổ đông lớn thường không ngồi trong HĐQT hay ban điều hành. "Cổ đông lớn tham gia cũng tốt, nhưng cái không tốt cũng có thể có. Tôi nghĩ cổ đông lớn không tham gia là tốt nhất", ông nói.
Tài chính - 27/03/2025 17:58
Kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR giữa Việt Nam và Singapore
Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) là đơn vị đầu mối hợp tác với Công ty mạng lưới chuyển tiền điện tử Singapore (NETS) triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Singapore.
Tài chính - 27/03/2025 17:35
- Đọc nhiều
-
1
Cổ đông lớn sẽ hỗ trợ Novaland thanh toán nợ khi cần thiết
-
2
Số phận nào cho 'siêu' dự án chống ngập ở TP.HCM?
-
3
CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới
-
4
Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh
-
5
Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago