VPF hoạt động ra sao sau tròn 10 năm thành lập?

Nhàđầutư
Dù đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên VPF sau 10 năm hoạt động, dù nhiều lần cải tổ, vẫn bộc lộ nhiều bất cập. Người hâm mộ mong muốn một VPF chuyên nghiệp hơn, nhằm cải thiện chất lượng các giải đấu, cũng là để nâng cao nền bóng đá nước nhà.
KHÁNH AN
22, Tháng 05, 2021 | 11:49

Nhàđầutư
Dù đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên VPF sau 10 năm hoạt động, dù nhiều lần cải tổ, vẫn bộc lộ nhiều bất cập. Người hâm mộ mong muốn một VPF chuyên nghiệp hơn, nhằm cải thiện chất lượng các giải đấu, cũng là để nâng cao nền bóng đá nước nhà.

Screen Shot 2021-05-23 at 8.06.52 AM

Ông Trần Anh Tú tái đắc cử Chủ tịch VPF nhiệm kỳ 2020-2023, và là đời Chủ tịch thứ hai của VPF sau ông Võ Quốc Thắng (2011-2017). Ảnh: Internet

Năm 2011, trước những bất cập của giải vô địch quốc gia về tiêu cực trọng tài, bán độ, bản quyền truyền hình...cùng với những phát ngôn gây sốc mang tính "phất cờ" của bầu Kiên, các ông bầu đã cùng vạch ý tưởng và thành lập CTCP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Đây được kỳ vọng là dấu mốc quan trọng, mở ra thời kỳ mới cho bóng đá chuyên nghiệp trong nước. 

Cụ thể, công ty này sẽ hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, thay Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức V-League và Giải Hạng nhất Quốc gia từ mùa giải 2012. VPF hoạt động dưới sự giám sát của VFF mà các cổ đông chính là VFF cùng các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp với một ban tổ chức chuyên nghiệp, có tài khoản riêng, độc lập về mặt tài chính với VFF.   

Về cơ cấu sở hữu, VPF có số vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng, trong đó VFF là cổ đông lớn nhất nắm giữ 35,4% vốn điều lệ (tỷ lệ có quyền phủ quyết); 14 câu lạc bộ tham dự Giải V-League đóng góp 54,6% vốn điều lệ và 10 câu lạc bộ bóng đá tham dự Giải hạng Nhất sở hữu 10% vốn điều lệ.

Với tỷ lệ này, mỗi đội bóng đều có tiếng nói trong Đại hội đồng cổ đông, nhưng cần có sự đồng thuận của các cổ đông khác cũng chính là các đội bóng còn lại. Giải đấu vẫn thuộc VFF, chỉ thay đổi là để VPF thay thế quản lý. Các câu lạc bộ tham gia cuộc chơi V-League có quyền cùng điều hành trên khuôn khổ luật lệ do chính họ thông qua, giảm bớt đi những tiêu cực, tranh cãi và bất đồng.

Tại nhiệm kỳ đầu tiên, vị trí Chủ tịch HĐQT VPF được giao cho bầu Thắng, song vai trò điều hành gần như nằm trong tay bầu Kiên với chức danh Phó Chủ tịch HĐQT. Tuy vậy, sau khi bầu Kiên rơi vào vòng lao lý, bầu Thắng từ chỗ chỉ “đứng tên” Chủ tịch HĐQT đã phải “nhiếp chính” thực sự và điều hành VPF. Cũng vì làm lãnh đạo ở VPF mà sau này, bầu Thắng đã khỏi CLB Long An, nhường lại cho người em trai Võ Thành Nhiệm để đảm bảo tính khách quan. 

Là người có nhiều đóng góp cho bóng đá nước nhà, vào năm 2013, bầu Thắng từng chia sẻ rằng “VPF ra đời là “đứa con” tâm huyết của tôi và nhiều ông bầu khác. Tôi có giấc mơ là ngày nào đó V-League sánh ngang với các giải chuyên nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc. Vì điều đó và vì VPF, tôi sẵn sàng hy sinh nhiều thứ. Bóng đá Việt Nam cần huy động sức mạnh từ toàn xã hội mới thành công”.

Sau 7 năm gắn bó, tại Đại hội cổ đông VPF khóa III nhiệm kỳ 2017-2020, bầu Thắng đã chính thức rút khỏi VPF, nhường lại vị trí Chủ tịch HĐQT cho ông Trần Anh Tú. VPF từ đó đã rẽ sang một trang mới với nhiều sự thay đổi nhưng cũng không thiếu sóng gió. 

Trong năm 2018, một số ông bầu tên tuổi đã lên tiếng phản đối gay gắt việc Chủ tịch Liên đoàn bóng đá TP.HCM (HFF) Trần Anh Tú kiêm nhiệm cùng lúc nhiều vị trí quan trọng như Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ VPF, Trưởng Ban điều hành V-League, Chủ tịch HFF..., và tiếp tục tiến đến tranh cử vị trí Phó chủ tịch phụ trách tài trợ VFF. Trước sức ép của các ông bầu, như bầu Đức, bầu Thắng, ông Trần Anh Tú cuối cùng đã tuyên bố rút lui. 

Trong nhiệm kỳ 2020-2023, thành viên HĐQT VPF gồm Chủ tịch HĐQT Trần Anh Tú; Phó Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Nguyễn Minh Ngọc; Phó Chủ tịch HĐQT Nguyễn Quốc Hội (Chủ tịch CTCP Thể thao T&T); 3 thành viên HĐQT là Chủ tịch CLB Hải Phòng Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch CLB Phố Hiến Lê Minh Dũng cùng một đại diện từ VFF là Phó Tổng thư ký Đinh Thị Thu Trang. 

Screenshot (749)

 

Về tình hình tài chính, dữ liệu Nhadautu.vn thể hiện, giai đoạn 2016-2019, doanh thu thuần của VPF đạt đỉnh vào năm 2016 với 172,8 tỷ đồng, tuy nhiên sụt giảm nhanh chóng 3 năm sau đó, về chỉ còn 105,9 tỷ đồng năm 2019. 

Hiệu quả kinh doanh cũng không thực sự ổn định với mức lãi từ 1-2 tỷ đồng mỗi năm, xen giữa là khoản lỗ 5,4 tỷ đồng năm 2017. Riêng năm 2019, VPF báo lãi sau thuế 300 triệu đồng. 

Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của công ty là 66,8 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 45 tỷ đồng.

Năm 2020, VPF ban đầu đặt mục tiêu tổng nguồn thu đạt 111,5 tỷ đồng. Tuy nhiên vì diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 khiến mục tiêu khó có thể hoàn thành, đơn vị này cũng ước tính sẽ lỗ khoảng 7 tỷ đồng trong năm tài chính 2020. Tính đến thời điểm tháng 11/2020, tổng các nguồn thu của VPF đạt khoảng 93,2 tỷ đồng.

Trong 3 năm 2018-2020, tổng số tiền đơn vị này đã chi trả cho VFF để tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam là 34,4 tỷ đồng, hỗ trợ các CLB là 43,4 tỷ đồng.

Theo VPF, trong nhiệm kỳ 2018-2020, tuy đã kêu gọi thành công tài trợ cho giải đấu, bán bản quyền truyền hình, kéo khán giả đến sân vào mỗi cuối tuần, nhất là các trận đấu tại V-League, nhưng hất lượng bộ máy nhân sự của VPF còn thấp, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của công tác tổ chức giải đấu. 

Sang năm 2021, VPF đặt kế hoạch tổng nguồn thu là 103,8 tỷ đồng, tổng chi 103,7 tỷ đồng, còn lợi nhuận đạt 100 triệu đồng. Đồng thời, công ty sẽ mở rộng lĩnh vực hoạt động cũng như mua lại cổ phần của các CLB đã xuống hạng tại những giải đấu mà công ty quản lý làm cổ phiếu quỹ và bán cổ phiếu quỹ cho những CLB lên hạng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ