'Đế chế' mới của ông Nguyễn Bá Dương thời hậu Coteccons

HÓA KHOA
08:48 22/05/2021

Từng là những “người cũ” thuộc nhóm Coteccons Group, song những Newtecons, Ricons, SOL E&C hiện lại đang là đối thủ đáng gờm, đang đe doạ vị thế nhà thầu số 1 Việt Nam của Coteccons.

nhadautu - Newtecons

Một dự án do Newtecons thi công. Ảnh: Internet.

Newtecons

Đầu năm 2019, CTCP Đầu tư Xây dựng FDC – doanh nghiệp xây dựng có tuổi đời 15 năm, quyết định thay đổi thương hiệu thành CTCP Đầu tư Xây dựng Newtecons.

Thời điểm đó, tiền tố “New” của cái tên Newtecons dường như ngầm hàm ý cho một kế hoạch tương lai hậu Coteccons của tỷ phú Nguyễn Bá Dương. Đây cũng là thời điểm những mâu thuẫn giữa nhóm ông Dương và cổ đông nước ngoài Kusto Group đang dần trở nên căng thẳng. Và, kết cục như đã biết, ông Dương vào tháng 10/2020 đã từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT và rút khỏi Coteccons.

Giả thuyết trên không phải không có cơ sở. Bởi, dữ liệu Nhadautu.vn cho thấy, trong nhóm các doanh nghiệp xây dựng gốc “Coteccons”, ông Dương chỉ nắm duy nhất vốn tại Newtecons với tỷ lệ là 49%.

Các cộng sự thân tín của ông Dương thời Coteccons cũng nắm các vị trí cấp cao tại Newtecons. Theo tìm hiểu, Tổng giám đốc, Người đại diện theo pháp luật công ty là ông Trần Kim Long (SN 1974) – nhân sự từng nằm nhiều vị trí chủ chốt tại Coteccons. Ngoài ra, đó còn là ông Hoàng Phương Lâm – Giám đốc điều hành Newtecons và bà Hà Tiểu Anh – Giám đốc Tài chính Newtecons.

Vừa qua, Newtecons liên tục trở thành tổng thầu thi công xây dựng loạt dự án căn hộ cao cấp của chủ đầu tư Masterise Homes tại TP.HCM và Hà Nội. Đáng chú ý, nhiều dự án trong số này trước đây do Coteccons – dưới thời ông Nguyễn Bá Dương - làm nhà thầu.

Trước đó, Newtecons cũng được biết đến là bên trúng thầu nhiều dự án quy mô lớn trong vai trò tổng thầu như tòa nhà Cadivi Tower, trường phổ thông quốc tế Gateway Starlake, dự án Kyocera Hải Phòng, dự án nhà máy Mappletree logicstic Bắc Ninh, GP Tower tại cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ Đô Hà Nội...

Theo dữ liệu của Nhadautu.vn, giai đoạn 2016-2019, doanh thu Newtecons tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân 14,4%/năm; lãi thuần tăng 43%/năm. Riêng trong năm 2019, doanh thu công ty mẹ đạt 4.009,4 tỷ đồng, tăng 19,2% so với năm 2018; lãi thuần 146,2 tỷ đồng, tăng 20,3%.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản công ty mẹ tại ngày 31/12/2019 đạt 1.863 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 637 tỷ đồng; nợ phải trả 1.226 tỷ đồng.

Nhadautu - KQKD Newtecons

SOL E&C

Sau khi rời khỏi Coteccons (tháng 10/2020), ông Nguyễn Bá Dương còn gây chú ý xuất hiện tại lễ ký kết kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021 của CTCP Vật liệu và Giải pháp SOL (SOL E&C) với vai trò là Chủ tịch sáng lập. Ngoài ông Dương, SOL E&C còn có sự góp mặt của Tổng giám đốc là ông Lê Chí Trung, người từng làm Tổng giám đốc tại Unicons. Giám đốc điều hành là ông Ngô Thanh Phong, người từng làm Chánh văn phòng tại Coteccons.

SOL E&C tiền thân là CTCP Vật liệu và Giải pháp S.M.A.R.T, được thành lập vào tháng 11/2015, vốn điều lệ ban đầu 18 tỷ đồng, 3 cổ đông sáng lập là ông Huỳnh Nhật Minh (70%), ông Nguyễn Xuân Đạo (29,9%) và bà Phạm Thị Thu Huyền (0,1%). Dù vậy, đến cuối tháng 5/2017, cả 3 cổ đông sáng lập của SOL E&C cùng thoái hết vốn. Cập nhật đến tháng 11/2020, quy mô vốn điều lệ của SOL E&C đạt 305 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông và tỷ lệ sở hữu không được công bố.

Hiện tại, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là Trần Văn Tiến (SN 1978) – ông từng công tác tại nhiều chức vụ tại Coteccons dưới thời ông Nguyễn Bá Dương, như: Giám sát xây dựng, Chỉ huy trưởng, Trưởng phòng quản lý chi phí và hợp đồng.

Theo giới thiệu trên trang chủ, SOL E&C từng tham gia thi công hoàn thiện hoàng loạt dự án lớn như: Masteri An Phú, Nhà máy Gain Lucky, Nhà máy Brotex…Năm 2017, công ty còn khánh thành Trung tâm thí nghiệm vật liệu và phát triển sản phẩm – SOL LAB.

Về kết quả kinh doanh, dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy, SOL E&C trong năm 2019 ghi nhận doanh thu thuần đạt 577,2 tỷ đồng (tăng 41,6% so với năm 2018), báo lãi thuần 19,7 tỷ đồng (tăng 64%).

Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của SOL E&C đạt 261,2 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 118,6 tỷ đồng.

Ngoài vai trò Chủ tịch HĐQT SOL E&C, ông Trần Văn Tiến còn đang là Tổng giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật cho CTCP BM Windows (BM Windows).

BM Windows cũng là cái tên từng nằm trong hệ sinh thái Coteccons Group. Theo tìm hiểu, doanh nghiệp này ra đời vào năm 2004, là khối Nhôm kính thuộc CTCP Đầu tư Xây dựng F.D.C (tiền thân của Newtecons)

Đến năm 2016, CTCP BM Windows chính thức được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm: Ngô Thanh Phong (10%), Nguyễn Xuân Đạo (10%), Huỳnh Nhật Minh (10%), Nguyễn Ngọc Tùng (10%), Huỳnh Thị Tuyết Ngọc (60%). Đến tháng 6/2017, doanh nghiệp chỉ công bố 2 cổ đông là Ngô Thanh Phong (10%) và Nguyễn Ngọc Tùng (10%).

Tại ngày 31/12/2019, vốn góp chủ sở hữu công ty là 260 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không được tiết lộ.

BM Windows là đơn vị thi công hạng mục nhôm kính cho nhiều dự án, như: Park Kiara (Hà Đông, Hà Nội), The Standard Central Park Bình Dương (Bình Dương), Stella Võ Văn Kiệt (TP.HCM),….

BM Windows (công ty mẹ) năm 2019 ghi nhận doanh thu thuần 2.004 tỷ đồng; lãi sau thuế 160 tỷ đồng. Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản công ty tại ngày 31/12/2019 là 1.499 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu 603,6 tỷ đồng.

Ricons

Nhắc đến hệ sinh thái của doanh nhân Nguyễn Bá Dương, sẽ là thiếu sót nếu không đề cập CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons.

Ricons được thành lập vào năm 2004 với cái tên ban đầu là CTCP Đầu tư Xây dựng Phú Hưng Gia. Hiện tại, công ty đóng trụ sở tại tầng 1, số 53-55 Bà Huyện Thanh Quan, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM.

Chủ tịch HĐQT, kiêm Người đại diện theo pháp luật công ty là ông Trần Quang Quân (SN 1973) – cựu thành viên HĐQT Coteccons (rời Coteccons vào tháng 6/2017) và cũng từng là trợ thủ đắc lực của ông Nguyễn Bá Dương.

Ngoài ông Quân, ghế thành viên HĐQT của Ricons còn bao gồm một số lãnh đạo cũ của Coteccons như: Nguyễn Sỹ Công (thành viên HĐQT Coteccons giai đoạn tháng 6/2017 – tháng 6/2020); Trần Kim Long (nhân sự lâu nắm gắn bó với Coteccons tại nhiều vị trí chủ chốt).

Tính đến hết năm 2016, cơ cấu cổ đông sở hữu Ricons gồm các ông, bà Huỳnh Thị Tuyết Ngọc (14,42%), Coteccons (19,2%), Hà Tiểu Anh (17,74%), Trần Quang Quân (7,81%), Phan Huy Vĩnh (1,62%),...

Mối quan hệ "tay ba" giữa ông Dương - Ricons - Coteccons là một trong những nguyên nhân khiến nhóm cổ đông ngoại Kusto phản ứng gay gắt, với nghi ngại thiếu minh bạch và lợi ích nhóm ở Coteccons.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2019, cổ đông lớn Kusto đã không ủng hộ tờ trình M&A Ricons. Kusto lập luận, thương vụ M&A với Ricons sẽ không mang lại bất cứ lợi ích và giá trị nào có liên quan tới hoạt động vận hành của Coteccons. ĐHĐCĐ Coteccons sau đó đã không biểu quyết tờ trình sáp nhập Ricons do tranh luận gay gắt giữa Kusto và các cổ đông khác.

Nhadautu - KQKD Ricons

Trở lại với Ricons, với dàn nhân sự cấp cao giàu kinh nghiệm "gốc" Coteccons, doanh thu/lợi nhuận của doanh nghiệp có sự tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn 2015-2018, với doanh thu tăng 3,3 lần, lãi sau thuế tăng hơn 5 lần. Kết quả kinh doanh khả quan một phần không nhỏ đến từ Coteccons, khi trong thời gian này, doanh thu liên quan đến Coteccons chiếm từ 35% - 67% tổng doanh thu của Ricons.

Sau các phản ứng của nhóm cổ đông ngoại, song song là vai trò và vị thế của ông Nguyễn Bá Dương dần suy giảm, tỷ trọng doanh thu của Ricons gắn với Coteccons giảm dần về 7,5% năm 2019, và từ năm 2020 trở về sau, Ricons không còn ghi nhận doanh thu liên quan Coteccons.

Diễn biến này tác động tiêu cực phần nào tới Ricons, khi doanh thu, lợi nhuận của nhà thầu này suy giảm liên tục từ năm 2018 tới nay. Giai đoạn 2018-2020, doanh thu Ricons giảm 14,5%, lãi sau thuế giảm tới 42%.

Tính riêng quý I/2021, doanh thu Ricons đạt 1.216,7 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoài; nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 28%, về còn 23,6 tỷ đồng. Cùng với lợi nhuận giảm, dòng tiền kinh doanh của Ricons trong quý I/2021 tiếp tục âm 97,7 tỷ đồng, so với cùng kỳ âm 170,6 tỷ đồng.

Tính tới 31/3/2021, tổng tài sản của Ricons đạt 5.324,5 tỷ đồng, giảm 11% so với đầu năm. Trong đó, chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn 2.761,4 tỷ đồng, chiếm 51,9% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 952,5 tỷ đồng, chiếm 17,9% tổng tài sản; tồn kho đạt 592,9 tỷ đồng, chiếm 11,1%.

Bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả cuối năm là 2.981 tỷ đồng, giảm 18,6% so với số đầu kỳ, vốn chủ sở hữu 2.343 tỷ đồng.

  • Cùng chuyên mục
Tăng trưởng tín dụng gần gấp đôi huy động, lãi suất rục rịch đi lên

Tăng trưởng tín dụng gần gấp đôi huy động, lãi suất rục rịch đi lên

Theo thống kê, đã có 13 ngân hàng tăng lãi suất trong tháng 11. Nguyên nhân chính là do tăng trưởng tín dụng đang cao gấp đôi tăng trưởng huy động, gây áp lực lên thanh khoản hệ thống ngân hàng về cuối năm.

Tài chính - 24/11/2024 13:27

Giảm 77% từ đầu năm, chuyện gì đang xảy ra với cổ phiếu FIR?

Giảm 77% từ đầu năm, chuyện gì đang xảy ra với cổ phiếu FIR?

Trong cả năm 2024 (niên độ 1/10/2023 – 30/9/2024), First Real báo lãi vỏn vẹn 222,8 triệu đồng, kém xa cùng kỳ năm trước đạt hơn 19 tỷ đồng. Với kết quả này, First Real mới chỉ hoàn thành 0,2% mục tiêu lợi nhuận.

Tài chính - 24/11/2024 13:25

2 nhà băng thông báo đấu giá khoản nợ của chủ dự án Kenton Node

2 nhà băng thông báo đấu giá khoản nợ của chủ dự án Kenton Node

BIDV và MSB cùng rao bán khoản nợ tại Tài Nguyên với tổng dư nợ hơn 6.800 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là dự án Kenton Node tại Nhà Bè, TP.HCM.

Tài chính - 24/11/2024 11:49

Danh tính Moore AISC – đơn vị kiểm toán mới của Novaland

Danh tính Moore AISC – đơn vị kiểm toán mới của Novaland

Moore AISC – đơn vị kiểm toán mới của Novaland, được thành lập vào năm 1994, và là một trong 3 công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam.

Tài chính - 24/11/2024 08:58

Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột từ trần trong khi cổ phiếu lên như ‘diều gặp gió’

Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột từ trần trong khi cổ phiếu lên như ‘diều gặp gió’

Cổ phiếu NO1 ghi nhận đà tăng giá gấp đôi trong 3 tháng qua. Doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng mua bán xe ôtô và dịch vụ cho thuê pin với VinFast vào quý II/2025.

Tài chính - 24/11/2024 08:57

Chứng khoán SSI bị phạt tiền tỷ vi phạm thuế

Chứng khoán SSI bị phạt tiền tỷ vi phạm thuế

Chứng khoán SSI bị phạt số tiền hơn 7,3 tỷ đồng do các vi phạm về thuế. Lợi nhuận công ty tăng trưởng đều đặn nhưng thị phần môi giới đi xuống 4 quý liên tiếp.

Tài chính - 23/11/2024 18:12

Xây lắp Thừa Thiên Huế làm ăn ra sao khi trở thành công ty liên kết với HDC?

Xây lắp Thừa Thiên Huế làm ăn ra sao khi trở thành công ty liên kết với HDC?

CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu hiện là cổ đông lớn nhất tại Xây lắp Thừa Thiên Huế khi nắm 37,19% vốn điều lệ.

Tài chính - 23/11/2024 14:36

Công ty chứng khoán cấp tập tăng vốn

Công ty chứng khoán cấp tập tăng vốn

Khối chứng khoán đang hút hàng nghìn tỷ đồng thông qua các đợt chào bán cổ phiếu. Làn sóng này vẫn đang tiếp diễn, thêm nhiều công ty công bố triển khai phương án tăng vốn.

Tài chính - 22/11/2024 14:00

Tiềm lực của chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Thanh Bình 2

Tiềm lực của chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp Thanh Bình 2

Chủ đầu tư dự án KCN Thanh Bình 2 là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thanh Bình. Tại thời điểm tháng 4/2024, Việt Phát I là cổ đông lớn nhất nắm 80% vốn công ty.

Tài chính - 22/11/2024 09:10

Ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế

Ra mắt trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế

Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế là một trong những phân hệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên được cho ra mắt nằm trong dự án tổng thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác quản lý thuế

Tài chính - 22/11/2024 06:30

Toan tính mới của Haxaco cho dòng xe phổ thông giá rẻ

Toan tính mới của Haxaco cho dòng xe phổ thông giá rẻ

Haxaco đang có các kế hoạch lớn cho công ty con – PTM, doanh nghiệp chuyên phân phối dòng xe phổ thông giá rẻ MG. PTM đã được tăng vốn khủng từ 42 tỷ đồng lên 320 tỷ đồng trong vòng 1 năm và đang chuẩn bị niêm yết.

Tài chính - 21/11/2024 13:39

Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Bức tranh kinh doanh trái chiều tại 2 cảng lớn ở Bình Định

Trong khi Cảng Quy Nhơn đã "về đích" mục tiêu lợi nhuận năm 2024 chỉ sau 9 tháng, Cảng Thị Nại lại đang đối mặt với nhiều khó khăn khi lượng hàng hóa qua cảng giảm mạnh, phải điều chỉnh các chỉ tiêu kinh doanh.

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Đánh thuế nước giải khát có đường: Thu ngân sách không tăng, doanh nghiệp “đã khó càng khó”

Quá trình phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nước giải khát đang chịu ảnh hưởng tiêu cực không chỉ từ các yếu tố về kinh tế xã hội mà còn từ các chính sách mới ban hành…

Tài chính - 21/11/2024 06:30

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu CTF?

Hàng triệu cổ phiếu CTF đang được dùng làm tài sản đảm bảo, thế chấp các khoản vay tại ngân hàng. Tuy nhiên việc cổ phiếu giảm giá mạnh có thể ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo.

Tài chính - 20/11/2024 16:24

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

Bóng nhà chủ VNDirect đằng sau các đợt tăng vốn của CIENCO4

2 lần tăng vốn gần nhất của CIENCO4 đều gắn với một doanh nghiệp liên quan trực tiếp tới nhà chủ CTCP Chứng khoán VNDirect, đó là CTCP Đầu tư và Dịch vụ Trustlink.

Tài chính - 20/11/2024 10:49

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:48