Vốn công ì ạch, phục hồi kinh tế phập phồng

ANH VŨ - LÊ HIỆP
10:15 30/05/2022

Chậm giải ngân vốn đầu tư công đã trở thành căn bệnh trầm kha, gây biết bao hệ lụy cho nền kinh tế.

Theo các chuyên gia, đại biểu Quốc hội không thể để căn bệnh này trở thành “quốc nạn”… Đặc biệt trong bối cảnh đầu tư công đang được coi là trụ cột để phục hồi kinh tế hậu Covid-19.

Cơ chế đặc thù cũng bó tay

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế (UBKT) cho biết, về kết quả KT-XH trong năm 2021 (bổ sung) giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch, số vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa giải ngân của T.Ư là 71.600 tỉ đồng, trong đó có 16.000 tỉ đồng của các Chương trình mục tiêu quốc gia đều chưa được phân bổ, phải chuyển nguồn sang năm 2022. Giải ngân vốn ngoài nước tiếp tục đạt thấp, chỉ bằng 32,85% kế hoạch và tình trạng này đã kéo dài nhiều năm, chậm được khắc phục.

1

Cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng chậm tiến độ. Ảnh: Ngọc Dương

“Việc giải ngân chậm nguồn vốn ngoài nước vẫn phát sinh phí quản lý, theo đó làm phát sinh khoản chi ngân sách nhà nước không cần thiết, gây lãng phí, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, một số bộ, cơ quan T.Ư giải ngân rất thấp so với dự toán, chỉ đạt dưới 20% kế hoạch Thủ tướng giao. Chính phủ cần báo cáo làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm, có giải pháp tháo gỡ, khắc phục”, UBKT đề nghị.

Không chỉ năm 2021, trước đó UBKT cũng đã chỉ ra tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công cứ “vắt” hết năm này qua năm khác. Dự án khát vốn thì không có tiền, dự án có tiền thì không tiêu được. Nhiều bộ, ngành và địa phương liên tục bị “treo” dự án, chậm tiến độ…

Năm 2022, đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước được Quốc hội (QH) quyết định tại Nghị quyết số 34 hơn 526.105 tỉ đồng. Bên cạnh nguồn vốn này, cần phải giải ngân một lượng vốn lớn từ 60.000 - 80.000 tỉ đồng của Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH. Áp lực giải ngân vốn lớn, quan trọng như vậy nhưng đến nay vẫn… ì ạch. Vốn thanh toán ước đến 30.4 khoảng 95.724 tỉ đồng, chỉ đạt 18,48% kế hoạch Thủ tướng giao. Đáng nói, 14 bộ, cơ quan, địa phương chưa phân bổ được vốn; 17 bộ, ngành thậm chí chưa giải ngân được đồng nào khiến Thủ tướng phải lập 6 tổ công tác đến từng nơi để đốc thúc, xử lý.

Cũng có người nói cần có giải pháp mới cho những vấn đề đã cũ, kéo dài, trầm kha. Nhưng giải pháp mới là gì? Ta không bàn cái này thì Quốc hội họp xong, Chính phủ họp xong rồi vẫn cứ tắc.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Đơn cử, tính đến ngày 4.5, tổng số kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 của Bộ Ngoại giao là 652 tỉ đồng, mới giải ngân 21 tỉ đồng, đạt tỷ lệ giải ngân là 3,22%. Ban Quản lý Làng văn hóa các dân tộc VN, năm 2022 triển khai 3 dự án đầu tư chuyển tiếp từ các năm trước và 1 dự án chuẩn bị đầu tư. Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản 231 tỉ đồng, tính đến 15.5 chỉ thực hiện giải ngân được gần 20,2 tỉ đồng, đạt khoảng 8,7% kế hoạch vốn được giao. Theo báo cáo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cập nhật đến 30.4, tình hình giải ngân, thanh toán vốn của các dự án năm 2022 là 10,6 tỉ đồng, chỉ đạt 3,48% so với kế hoạch được giao.

Đáng nói có đơn vị thậm chí còn chưa giải ngân được đồng nào như Liên minh Hợp tác xã VN, kế hoạch vốn được giao là 103 tỉ đồng, đến nay, chưa phân bổ chi tiết cho các dự án trong kế hoạch 2022. Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật VN hiện đang tổ chức thi công và hoàn trả khối lượng cho phần vốn ứng trước năm 2021; chưa có khối lượng để giải ngân vốn năm 2022. T.Ư Hội Liên hiệp Phụ nữ VN mới giao kế hoạch cho 1 dự án chuyển tiếp từ năm 2021, hiện nay chưa lựa chọn được nhà thầu thi công nên chưa giải ngân. Các dự án khởi công mới chưa được giao kế hoạch năm 2022 do chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, đang ở bước thẩm định thiết kế sơ bộ.

Ngay cả Chương trình phục hồi KT-XH, một chương trình trọng điểm với quy mô lên tới 347.000 tỉ đồng, nhiều cơ chế đặc thù được trao để đẩy nhanh tốc độ giải ngân nhưng đến trước phiên khai mạc QH vào ngày 20.5 Chính phủ vẫn chưa thể trình danh mục dự án để bổ sung vốn ngân sách. Thiếu danh mục dự án đầu tư cũng là lý do Chủ tịch QH và Ủy ban Thường vụ QH không đồng tình xem xét việc bổ sung vốn năm 2022 của chương trình này tại phiên họp hồi đầu tháng 5 vừa qua.

2

Địa phương đổ lỗi cho giá nguyên vật liệu

Trước tình trạng trên, cuối tuần qua, đại diện cho Tổ công tác số 5 của Chính phủ, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì cuộc họp với 5 địa phương gồm: Bắc Ninh, Quảng Nam, Hà Nam, Hải Dương và Đà Nẵng.

Số liệu cho thấy, năm 2022, tổng vốn đầu tư ngân sách nhà nước Thủ tướng giao 5 địa phương là trên 27.962 tỉ đồng. Trong khi vốn giải ngân, tính đến ngày 4.5 là 4.327 tỉ đồng, đạt 14,2% kế hoạch địa phương giao lại và đạt 15,4% so với kế hoạch Thủ tướng giao. Trong đó, 3/5 địa phương (Bắc Ninh, Hà Nam, Đà Nẵng) có tỷ lệ giải ngân thấp dưới 15%. Có 4/5 địa phương chưa thực hiện giải ngân vốn ODA hoặc giải ngân với tỷ lệ rất thấp (tỉnh Quảng Nam đạt 1,9%).

Nguyên nhân, theo giải trình của các địa phương, là do việc khan hiếm nguồn vật liệu xây dựng, giá nguyên vật liệu, nhiên liệu tăng cao đột biến. Đặc biệt là giá thép, đất, cát xây dựng tăng mạnh, rồi vướng mắc giải phóng mặt bằng... Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, điều hành ở một số cơ quan đơn vị, chủ đầu tư chưa thực sự tập trung, quyết liệt, thiếu quyết tâm chính trị, vai trò của người đứng đầu còn hạn chế.

Thậm chí, có tình trạng một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tư vấn, nhà thầu yếu kém về năng lực, chuyên môn; kỷ cương kỷ luật chưa nghiêm, công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, việc xử lý các vi phạm, chậm trễ trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công chưa kịp thời, nghiêm minh...

“Việc giải ngân chậm do nhiều nguyên nhân. Yêu cầu đặt ra là các cấp, các ngành phải có trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, việc phân bổ, giao kế hoạch, giải ngân vốn đầu tư công ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH nên phải nhanh, hiệu quả và phải đảm bảo đúng pháp luật”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

1

Bộ nói do giải phóng mặt bằng

Tại kỳ họp thứ 3 QH khóa XV đang diễn ra, khi đề cập đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, vướng mắc lớn nhất hiện nay nằm ở khâu giải phóng mặt bằng (GPMB). Cụ thể việc tách dự án GPMB ra khỏi dự án đầu tư công là một yêu cầu bức thiết, bởi vì GPMB nằm trong phần chuẩn bị đầu tư phải làm trước. Nếu gom toàn bộ việc GPMB vào trong dự án thì khi phê duyệt dự án xong mới GPMB.

Điều chuyển vốn cho nơi khác nếu 30.6 chưa phân bổ

Báo cáo tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 13.5, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Duy Đông cho biết, tới hết tháng 3.2022, còn hơn 38.000 tỉ của 14 bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ chi tiết dự toán được giao. Theo quyết định của Chính phủ thì đến 31.3 nếu bộ, ngành, địa phương nào chưa phân bổ thì sẽ điều chuyển cho các bộ, ngành, địa phương khác thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên, đến ngày 31.3, các bộ, ngành, địa phương chưa rà soát xong. Trong khi đó, Nghị định 40 hướng dẫn luật Đầu tư công cho phép thời hạn để các địa phương thực hiện việc này là 30.6. “Chúng tôi kiên quyết đến 30.6 nếu cơ quan, địa phương nào chưa thực hiện được sẽ điều chuyển cho các bộ, ngành khác”, ông Đông nói.

“GPMB thường chỉ giao huyện làm, tỉnh không làm, qua huyện nào huyện đó làm, vậy tách ra để bố trí trước vốn để làm vì GPMB rất lâu, không chỉ 1-2 tháng, thậm chí mất nhiều năm, rất phức tạp, nhiều khiếu nại, mà không thể lúc nào cũng cưỡng chế. Đây là vướng mắc mà chúng tôi cho rằng phải tách ra để làm thì mới đúng. Mà luật Đầu tư công hiện nay gói lại hết, cứ nói luật Đầu tư công là tiên tiến… nhưng thực ra là dở, ở góc nhìn của tôi, tôi cho rằng có rất nhiều hạn chế”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc thẳng thắn.

Ông Phớc đề xuất cần điều chỉnh, hoàn thiện lại để đảm bảo vấn đề thúc đẩy phát triển: “Công trình muốn nhanh hay chậm, cốt ở GPMB, khi nhà thầu đấu thầu xong, GPMB rồi làm rất nhanh. Từ đó, cũng chống được lạm phát bởi vì khi có khối lượng rồi thì lên được phiếu giá và trả được tiền, thì lấy tiền đó mua vật liệu làm ngay. Như vậy, không bị lỗ, không bị áp lực lạm phát nhiều. Công trình bàn giao nhanh đưa vào sử dụng thì hiệu quả càng tốt. Như vậy, lạm phát không tác động nhiều, còn nếu công trình cứ kéo dài ra, năm này qua năm khác thì làm lỗ, doanh nghiệp lỗ thì sức sống của nền kinh tế giảm đi”.

Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cũng tỏ ra vô cùng sốt ruột với tình trạng “ách tắc” trong việc giải ngân vốn đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế phục hồi và phát triển sau đại dịch hiện nay. “Cũng có người nói cần có giải pháp mới cho những vấn đề đã cũ, kéo dài, trầm kha. Nhưng giải pháp mới là gì? Ta không bàn cái này thì QH họp xong, Chính phủ họp xong rồi vẫn cứ tắc”, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ nói tại phiên thảo luận tổ về tình hình KT-XH hôm 24.5 vừa qua..

(Theo Thanh niên)

  • Cùng chuyên mục
'Nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng; tách bạch quản lý nhà nước và kinh doanh vàng'

'Nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng; tách bạch quản lý nhà nước và kinh doanh vàng'

Chiều tối 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về quản lý thị trường vàng. Cùng dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, đại diện một số doanh nghiệp, chuyên gia.

Sự kiện - 25/05/2025 10:04

Thủ tướng: Bộ Công an phải xử lý ngay những phần tử thao túng thị trường địa ốc

Thủ tướng: Bộ Công an phải xử lý ngay những phần tử thao túng thị trường địa ốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an phải vào cuộc xử lý ngay những phần tử thao túng, lũng đoạn thị trường bất động động sản; Bộ NN&MT xây dựng quy định về đấu giá, đủ sức răn đe, phòng ngừa tình trạng này.

Sự kiện - 24/05/2025 20:18

Bộ trưởng Tài chính và GD&ĐT lên 'ghế nóng' trả lời chất vấn

Bộ trưởng Tài chính và GD&ĐT lên 'ghế nóng' trả lời chất vấn

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng và Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Sự kiện - 24/05/2025 18:19

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiễn biệt nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiễn biệt nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương hôm nay được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Sự kiện - 24/05/2025 12:59

[Café Cuối tuần] An cư cho số đông - Động lực cho phát triển

[Café Cuối tuần] An cư cho số đông - Động lực cho phát triển

"An cư lạc nghiệp" – lời dạy ngắn gọn nhưng hàm chứa một chân lý phát triển bền vững. Trong bối cảnh Việt Nam đang phục hồi sau đại dịch, đẩy mạnh công nghiệp hóa và tái cơ cấu nền kinh tế, việc thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội không chỉ là chính sách an sinh, mà còn là một lựa chọn chiến lược để thực hiện mô hình tăng trưởng bao trùm, công bằng và hiện đại.

Sự kiện - 24/05/2025 10:15

Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội vẫn cách xa mục tiêu đề ra

Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội vẫn cách xa mục tiêu đề ra

Sau hàng loạt chính sách, chỉ đạo, hỗ trợ và cam kết, kết quả triển khai Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội vẫn còn cách xa mục tiêu đề ra. Quá trình triển khai thực hiện còn nhiều tồn tại, hạn chế chưa được khắc phục, giải quyết.

Sự kiện - 24/05/2025 07:04

Việt Nam cần một 'cú hích' mang tính đột phá cải cách thể chế

Việt Nam cần một 'cú hích' mang tính đột phá cải cách thể chế

Việt Nam cần thực hiện những cải cách quyết liệt hơn nữa - một 'cú hích' thể chế mang tính đột phá -nhằm phát huy tối đa tiềm năng của khu vực tư nhân trong thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra việc làm chất lượng cho người dân.

Sự kiện - 23/05/2025 12:58

Bổ sung gần 15 nghìn tỷ đồng chi trả chính sách cho cán bộ, công chức nghỉ chế độ

Bổ sung gần 15 nghìn tỷ đồng chi trả chính sách cho cán bộ, công chức nghỉ chế độ

Chính phủ vừa bổ sung hơn 14.940 nghìn tỷ đồng để giải quyết chính sách cho 13.168 cán bộ, công chức nghỉ chế độ sau khi sắp xếp lại bộ máy.

Sự kiện - 23/05/2025 06:45

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương sẽ được an táng tại Quảng Ngãi

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương sẽ được an táng tại Quảng Ngãi

Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương sẽ được tổ chức vào chiều 25/5 tại Nghĩa trang quê nhà, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Sự kiện - 22/05/2025 20:26

Chi gần 31.400 tỷ đồng miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông

Chi gần 31.400 tỷ đồng miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông

Để thực hiện miễn học phí và hỗ trợ học phí từ năm học 2025-2026 cho các đối tượng, ước tính cần khoảng gần 31.400 tỷ đồng/năm học.

Sự kiện - 22/05/2025 13:24

'Cần làm rõ tư cách pháp nhân của Quỹ Nhà ở quốc gia'

'Cần làm rõ tư cách pháp nhân của Quỹ Nhà ở quốc gia'

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cần xác định rõ mô hình hoạt động, địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Nhà ở quốc gia, làm rõ mối quan hệ của quỹ với một số quỹ khác hiện đang tồn tại.

Sự kiện - 22/05/2025 06:45

Tân Hiệp Phát trao hàng ngàn phần quà cho trẻ em tại Bình Dương nhân tháng hành động vì trẻ em 2025

Tân Hiệp Phát trao hàng ngàn phần quà cho trẻ em tại Bình Dương nhân tháng hành động vì trẻ em 2025

Sáng ngày 20/5, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Hội đồng bảo trợ Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ phát động Tháng hành động Vì trẻ em, Lễ khai mạc hè – Ngày hội Thiếu nhi năm 2025 với chủ đề: “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em”. Trong buổi lễ, hàng ngàn phần quà cũng đã được trao tới các em thiếu nhi.

Sự kiện - 21/05/2025 16:24

Nhà báo Đinh Văn Tịnh giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Nhịp sống thị trường

Nhà báo Đinh Văn Tịnh giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Nhịp sống thị trường

Nhà báo Đinh Văn Tịnh vừa được Hội Thẩm định giá Việt Nam bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Nhịp sống Thị trường.

Sự kiện - 21/05/2025 13:11

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm phải có trách nhiệm với xã hội'

[Gặp gỡ thứ Tư] 'Người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm phải có trách nhiệm với xã hội'

Dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi) nếu được Quốc hội xem xét thông qua sẽ vừa bảo vệ người tiêu dùng, vừa bảo vệ người có ảnh hưởng khỏi những rủi ro không đáng có trong hoạt động quảng cáo.

Sự kiện - 21/05/2025 10:54

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đề xuất của Vinspeed làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đề xuất của Vinspeed làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Liên quan việc triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan nghiên cứu các đề xuất của Công ty Vinspeed và báo cáo cấp có thẩm quyền.

Sự kiện - 21/05/2025 08:58

Đội vô địch Press Cup 2025 chạm trán tuyển Báo chí Thái Lan tại sân Mỹ Đình

Đội vô địch Press Cup 2025 chạm trán tuyển Báo chí Thái Lan tại sân Mỹ Đình

Vòng chung kết Press Cup 2025 sẽ diễn ra từ ngày 5-7/6 với sự tham dự giải có 8 đội bóng. Đặc biệt, đội vô địch sẽ dự trận Siêu cup với đội tuyển Liên đoàn báo chí Thái Lan vào ngày 10/6 tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình.

Sự kiện - 20/05/2025 15:59