Vì sao các 'đại gia' xử lý rác Trung Quốc đổ xô tìm kiếm cơ hội làm ăn tại Việt Nam?

Đô thị hoá nhanh chóng tại các quốc gia Đông Nam Á đang thúc đẩy nhu cầu năng lượng ngày càng tăng từ các dự án rác thải. Thực tế này là động lực khiến các tập đoàn xử lý rác thải của Trung Quốc, như Everbright và Jinjiang vốn sở hữu công nghệ tiên tiến, tranh thủ khai thác cơ hội.
ANH MAI
31, Tháng 10, 2018 | 06:00

Đô thị hoá nhanh chóng tại các quốc gia Đông Nam Á đang thúc đẩy nhu cầu năng lượng ngày càng tăng từ các dự án rác thải. Thực tế này là động lực khiến các tập đoàn xử lý rác thải của Trung Quốc, như Everbright và Jinjiang vốn sở hữu công nghệ tiên tiến, tranh thủ khai thác cơ hội.

xu lý rac

 

Sáng kiến "Một vành đai - Một con đường" không chỉ nhắm tới xây dựng đường sắt và đường bộ. Ngày càng có nhiều công ty tái tạo năng lượng từ rác thải (EfW) của Trung Quốc cũng đang tìm kiếm cơ hội làm ăn ở nước ngoài, đặc biệt là các thị trường mới nổi.

Sự dịch chuyển này cũng một phần do cạnh tranh khốc liệt tại thị trường EfW nội địa của Trung Quốc đang đẩy lùi lợi nhuận của các dự án. Theo một báo cáo năm 2018 của Phòng Môi trường Trung Quốc, tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) trung bình của các dự án EfW ở Trung Quốc đã giảm từ 12% xuống còn 5-8% do cạnh tranh gay gắt. Trong khi đó, tỷ lệ này ở nhiều thị trường Đông Nam Á vẫn giữ ở mức hai con số.

Công nghệ tiên tiến của những người chơi như China Everbright và China Jinjiang, lần lượt là các tập đoàn EfW số 1 và số 2 của Trung Quốc về tổng công suất xử lý chất thải dự án EfW năm 2017, cũng mang lại cho họ lợi thế hơn so với các công ty địa phương trong việc đảm bảo các dự án ở các nền kinh tế mới nổi - vốn có thị trường vẫn còn non trẻ.

Một trong những người chơi tích cực nhất là Everbright International, công ty môi trường thuộc tập đoàn nhà nước Trung Quốc China Everbright. Công ty này vận hành dự án tái tạo năng lượng từ rác thải (EfW) đầu tiên của Việt Nam tại Cần Thơ (vốn đầu tư 47 triệu USD), xử lý 400 tấn chất thải mỗi ngày với công suất 7,5MW theo mô hình BOO.

trao-giay-chung-nhan-1482223902431-636763j1861

Ông Võ Thành Thống - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ (bên trái) trao giấy chứng nhận cho công ty Everbright International - thuộc tập đoàn China Everbright. Ảnh: 

Vào tháng 2, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã đồng ý cung cấp một khoản vay trị giá 100 triệu USD cho China Everbright để hỗ trợ một loạt nhà máy chuyển hóa rác thành năng lượng (WTE) tại các đô thị loại 1 và 2 ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sáng kiến này sẽ là dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) đầu tiên trong lĩnh vực chuyển hóa rác thành năng lượng tại các đô thị ở Việt Nam.

Các công ty khác của Trung Quốc, đặc biệt là các công ty tư nhân như Jinjiang và Tian Ying, cũng đã tham gia vào các dự án EfW ở Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Brazil trong hai năm qua.

Xu hướng đó đang tăng dần khi các đại gia Trung Quốc tiếp tục củng cố dấu chân của họ trên thị trường. 

"Thị trường EfW Trung Quốc trong nước bị phân mảnh và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt", Ralf Ng, phó chủ tịch phụ trách của Moody cho biết. “Một số nước tại thị trường Đông Nam Á mang lại cơ hội tăng trưởng nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với rủi ro về chính sách và pháp lý vì thị trường không phát triển tốt”.

Tìm kiếm sự tăng trưởng

Sau ba thập kỷ, Trung Quốc đã phát triển năng lực thị trường EfW lên 62 triệu tấn trong năm 2015 từ 7,9 triệu tấn năm 2005 với tốc độ tăng trưởng là 22,81%, theo báo cáo của Viện nghiên cứu công nghiệp Qianzhan.

Đến cuối năm 2016, Trung Quốc đã có 273 dự án EfW đang hoạt động với công suất lắp đặt 5,43GW, đưa Trung Quốc trở thành thị trường EfW lớn nhất thế giới về năng lực xử lý hàng năm, theo China Biomass Alliance - một cơ quan nghiên cứu về công nghiệp.

Nhưng khi thị trường ngày càng trở nên bão hòa với mỗi người chơi lớn nắm giữ 10-20% thị phần, sự tăng trưởng chung của thị trường đã chậm lại ở mức một con số. Những người trong ngành nói rằng IRR tổng thể cũng được dự đoán sẽ trượt xuống con số đơn trong những năm tới.

"Điều gì khiến các "cầu thủ" Trung Quốc nhìn ra thị trương nước ngoài với mong muốn trở thành người tiên phong đầu tiên và cố gắng tìm kiếm lợi nhuận dự án cao hơn", Ralf Ng - chuyên gia kinh tế tại Moody's nói.

Frost & Sullivan dự đoán thị trường EfW Đông Nam Á sẽ sẵn sàng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ khi đô thị hóa ngày một tăng tốc. Công ty tư vấn này dự đoán EfW sẽ tạo ra doanh thu 1,85 tỷ USD vào năm 2019, tăng 65% so với mức được ghi nhận trong năm 2014.

"Sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ chính phủ dưới hình thức thuế suất cho năng lượng tái tạo đang thúc đẩy sự phát triển của trường năng lượng ở Đông Nam Á", nhà phân tích Adwaith Visveswaran của Frost & Sullivan cho biết.

Ví dụ tại Việt Nam, hơn 28 triệu tấn chất thải được tạo ra hằng năm với 76% lượng chất thải được xử lý tại các bãi rác. Chính phủ Việt Nam cam kết thu gom và xử lý 90% chất thải rắn đô thị, với 85% chất thải rắn được tái chế và tái sử dụng vào năm 2020.

Tham gia sân chơi nước ngoài

Tiếp theo dự án Cần Thơ đầu tiên của mình, Everbright đã nghiên cứu các cơ hội cho các dự án EfW ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Philippines như là một phần của chiến lược toàn cầu hóa, theo giám đốc điều hành Wang Tianyi. "Gã khổng lồ" môi trường ở Hồng Kông cũng lên kế hoạch hợp tác với Everbright Greentech để đảm bảo dự án EfW ở nước ngoài.

Tian Ying là công ty Trung Quốc thứ hai được trao một dự án EfW tại Việt Nam. Vào tháng 1, công ty đã trúng thầu xây dựng nhà máy 7,17 triệu USD (320 triệu USD) tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn tại Hà Nội.

Công ty vốn hóa thị trường trị giá 1,39 tỷ USD vào tháng 10 này đã đồng ý triển khai một liên doanh với đối tác địa phương để thực hiện dự án EfW ở Singapore có khả năng xử lý 300 tấn chất thải mỗi ngày trong vòng 25 năm qua hình thức nhượng quyền. Phí xử lý không được thấp hơn 55 SGD (40 USD) tấn với mức thuế suất tối thiểu là 0,09 SGD/kwh.

Ngoài Việt Nam và Singapore, Tian Ying cũng rất muốn khám phá thị trường Thái Lan trong kế hoạch thúc đẩy toàn cầu hóa, một phát ngôn viên của Tian Ying nói. "Bằng cách thâm nhập vào thị trường rác thải năng lượng của Việt Nam, chúng tôi muốn tận hưởng lợi thế của người chuyển dịch đầu tiên bởi hiện tại không có nhiều người tham gia", ông này giải thích.

Beijing Water Business Doctor, một công ty niêm yết tại Thượng Hải, đã ký thỏa thuận thành lập 5 liên doanh cho n5 dự án EfW trên các tỉnh Nakhon Si Thammarat, Chiang Mai, Lamphun, Nakhon Pathom của Thái Lan. Công ty Trung Quốc đồng ý cung cấp hỗ trợ về công nghệ, quản lý và tài chính trong khi các đối tác Thái Lan sẽ phụ trách lựa chọn địa điểm và liên lạc với chính quyền địa phương.

Vào tháng 6, China Jinjiang - công ty niêm yết tại Singapore - cho biết họ đã thực hiện thỏa thuận nhượng quyền thông qua PT Jinjiang Environment Indonesia cho dự án 20MW Palembang EfW (120 triệu USD) theo mô hình BOO ở Indonesia.

Mô hình PPP

Hisaka Kimura, đại diện Ngân hàng ADB, nói với Inframation rằng việc hỗ trợ khoản vay cho Everbright International một phần là ADB nhận thấy mô hình PPP của Trung Quốc phù hợp với thị trường Việt Nam.

"Chúng tôi hy vọng các thành phố lớn khác của Việt Nam như Đà Nẵng và Hà Nội cũng sẽ có thể áp dụng mô hình PPP cho các dự án môi trường của họ. Chúng tôi đang nhìn thấy các quy định ở Việt Nam gần gũi với Trung Quốc", ông bà Hisaka Kimura nói.

Cho đến nay, phần lớn các dự án PPP ở Việt Nam được chính phủ đưa ra cho các dự án năng lượng quy mô lớn, bà Hisaka nói. Thực tế là các điều kiện tài chính ở nhiều chính quyền thành phố bị ảnh hưởng khiến PPP trở thành một lựa chọn khả thi để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tốt hơn.

ADB đã chọn Everbright cũng dựa trên thành công của Trung Quốc, bà nói thêm. Công ty môi trường có trụ sở tại Hong Kong có 43 dự án EfW đang hoạt động tại Trung Quốc vào cuối năm 2017 với công suất chế biến tổng cộng là 39.100 tấn ngày.

Công nghệ xử lý

Everbright vận hành hai nhà máy EfW tại tỉnh Hải Nam với tổng công suất chế biến là 1050 tấn/ngày. Chất thải được sản xuất từ ​​hòn đảo phía nam Trung Quốc giống như ở Việt Nam, được trích dẫn bởi Kimura như một lý do đằng sau quyết định của ADB.

Jinjiang, đang cố gắng đảm bảo một dự án ở Việt Nam, Malaysia và Indonesia, đã xác định các quốc gia này là “thị trường mới nổi đông dân”, nơi chất thải rắn đô thị có thành phần tương tự với Trung Quốc, với tỷ lệ nước tương đối cao. "Bằng cách tập trung vào các quốc gia này, chúng tôi có thể tận dụng tốt hơn các công nghệ EfW của chúng tôi từ quê nhà", người phát ngôn của công ty Jinjiang cho biết.

Chaojun Fang, kỹ sư công nghệ của Jinjiang, những dự án ở Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Singapore, nhận thấy một sự tương đồng khác giữa thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á là có ít chất thải phân loại trong quá trình thu gom.

"Ngoài ra, họ có thói quen ăn uống tương tự, và họ sản xuất chất thải nhà bếp nhiều hơn và do đó nhiều độ ẩm trong chất thải", Fang nói với Inframation.

Hơn nữa, thực tế là các công ty Trung Quốc như Jinjiang vận hành các dự án trên khắp các vùng có khí hậu và mức độ phát triển kinh tế cũng thuận lợi hơn so với các đối thủ Nhật Bản, chuyên xử lý chất thải từ các thị trường phát triển.

Rủi ro 

Nhưng những người trong thị trường quan sát nói rằng việc thiếu một khung pháp lý chặt chẽ tại thị trường EfW Đông Nam Á là thách thức lớn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài. "Họ vẫn đang trong quá trình thử nghiệm để tìm ra các hướng dẫn tốt hơn, trong khi thị trường vẫn còn trong giai đoạn trứng nước", Fang nói.

Các chuyên gia trong ngành cho biết các tiêu chuẩn khí thải hiện tại ở hầu hết các thị trường trong khu vực dựa trên tiêu chuẩn EU trong khi các tiêu chuẩn thiết kế lại có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Cũng cần một thời gian dài để chính quyền địa phương phê duyệt quyền sử dụng đất và thuế trên lưới điện, Fang lưu ý thêm rằng cần có một khung pháp lý để đảm bảo với các nhà đầu tư nước ngoài rằng quyền của họ được bảo vệ tốt.

"Một thách thức nữa là thiếu mẫu cho các hợp đồng, và một số nhà khai thác dự án có thể phải đối mặt với sự chậm trễ trong thanh toán", Kimura của ADB cho biết.

Ngoài ra, những bất ổn chính trị hiện hành ở các nước Đông Nam Á cũng làm tăng mối lo ngại giữa các nhà đầu tư Trung Quốc. "Các công ty cũng nên lưu ý những rủi ro chính trị trong thị trường mục tiêu của họ tại thị trường Đông Nam Á của họ", chuyên gia của Moody's nói.

(Theo inframationgroup.com)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ