Liên tục bị tố cáo, thanh tra, chủ bãi rác Đa Phước 'kêu cứu' Thủ tướng

Nhàđầutư
Theo doanh nhân Việt kiều David Dương, việc thanh kiểm tra ảnh hưởng rất lớn hoạt động tại khu liên hợp. Trong thời gian thanh tra, Ban giám đốc VWS - chủ đầu tư dự án không thể đi ra nước ngoài công tác.
NHÓM PV
25, Tháng 06, 2017 | 08:15

Nhàđầutư
Theo doanh nhân Việt kiều David Dương, việc thanh kiểm tra ảnh hưởng rất lớn hoạt động tại khu liên hợp. Trong thời gian thanh tra, Ban giám đốc VWS - chủ đầu tư dự án không thể đi ra nước ngoài công tác.

19239768_1510691168987491_1319377910_n

Nhiều bất thương tại khu xử lý rác thải Đa Phước 

Liên tiếp tố cáo

Ròng rã nhiều năm trời, lãnh đạo UBND TP.HCM liên tục phải làm báo cáo giải trình gửi cơ quan chức năng, gửi Văn phòng Chính phủ những thông tin liên quan đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước của Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS).

Một trong những công dân “tích cực” tố cáo các dấu hiệu sai phạm về dự án của Công ty VWS là ông Đoàn Văn Đức, Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng giao thông Đức Hạnh. Các nội dung tố cáo của ông Đức tập trung chủ yếu vào việc xem xét lại đơn giá xử lý rác từ khi triển khai dự án, xác định giá trị đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài, đồng thời, xác định trách nhiệm và quyền hạn của UBND TP.HCM về những cam kết trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, làm rõ căn cứ UBND TP.HCM ứng trước cho chủ đầu tư 9 triệu USD bằng ngân sách, khu xử lý rác Đa Phước sau khi nhận thêm 2.000 tấn rác của Phước Hiệp đã quá tải gây ra mùi hôi thối …

Trên thực tế, các cáo buộc của ông Đức đều được cơ quan có trách nhiệm tại TP.HCM trả lời rõ ràng từng nội dung cụ thể.

Chưa dừng lại ở cấp “địa phương”, trong năm 2017, ông Đức tiếp tục gửi đơn tố cáo ra Trung ương với những nội dung tương tự. Theo báo cáo giải trình số 4976 của UBND TP.HCM gửi Văn phòng Chính phủ, thì những nội dung tố cáo của ông Đoàn Văn Đức tương tự các nội dung đã được UBND TP.HCM giải trình trong năm 2015.

Liên quan đến khoản tiền 9 triệu USD ứng trước cho nhà đầu tư, trong văn bản số 4976 báo cáo Văn phòng Chính phủ, UBND TP.HCM khẳng định đây là chi phí để làm giảm chi phí xử lý rác thật sự xuống còn 16,6USD/tấn. Đây không phải là số tiền hỗ trợ nhà đầu tư và việc ứng tiền được thực hiện theo lộ trình tương ứng với kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng… Nhà đầu tư cũng phải chấp thuận nguyên tắc do UBND TP.HCM đề ra là số tiền đó chỉ dùng vào xây lắp các công trình kết cấu hạ tầng dựa trên tiến độ thực hiện các công trình.

Cũng theo văn bản số 4976, UBND TP.HCM khẳng định việc đóng cửa bãi chôn lấp Phước Hiệp để chuyển rác về Công ty VWS là căn cứ trên yêu cầu thực tế cũng như phản ánh về tình hình ô nhiễm mà người dân gửi tới. Cụ thể, tại kỳ họp thứ 14 HĐND thành phố khoá VIII năm 2014, các đại biểu đã chất vấn nội dung phản ánh của người dân về ô nhiễm nguồn nước, mùi hôi tại bãi rác Phước Hiệp. Sau đó, trên cơ sở báo cáo đánh giá phân tích các nội dung về thủ tục pháp lý, kinh tế, xã hội, nhân công lao động, cơ sở hạ tầng giao thông, an ninh chất thải… của các cơ quan có liên quan, UBND TP.HCM đã có văn bản xác nhận lộ trình đóng bãi chôn lấp số 3 …

Trong khi đó, báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND TP.HCM cho biết, đơn giá áp dụng tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (gọi tắt là bãi rác Đa Phước) được xây dựng và thẩm định trên cơ sở chi phí đầu tư, xây dựng và vận hành trước và sau khi đóng bãi, đồng thời đã được báo cáo xin ý kiến Bộ Kế hoạch & Đầu tư và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Liên quan đến các cáo buộc của ông Đức, UBND TP.HCM cũng như Ban cán sự Đảng của TP.HCM đã có văn bản phúc đáp, trả lời cụ thể từng nội dung tố cáo của công dân.

Nhưng đầu tháng 2/2017, Thanh tra Chính phủ tiếp tục vào cuộc, thanh tra dự án của Công ty VWS từ tố cáo của Giám đốc Công ty Đức Hạnh - ông Đoàn Văn Đức.

Mong nhanh chóng kết thúc

Dai dẳng "chịu trận" của ông Đức suốt nhiều năm, từng tiếp rất nhiều đoàn kiểm tra, báo cáo giải trình liên tục, lãnh đạo doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI - Công ty VWS - đã không thể im lặng.

Theo đó, ngày 19/6/2017 vừa qua, ông David Dương, Tổng giám đốc Công ty VWS đã gửi đơn cầu cứu Thủ tướng, báo cáo những “góc khuất” đằng sau các cáo buộc của ông Đoàn Văn Đức đối với Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước.

Theo ông David Dương, trước đó, vào năm 2003, khi lãnh đạo TP.HCM và lãnh đạo tỉnh Long An đến tham quan, làm việc tại Hoa Kỳ đã mời gọi ông về Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực xử lý rác cho thành phố tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An trên khu đất 1.760ha. Tại thời điểm đó, dự án này đã được thành phố giao cho ông Đoàn Văn Đức là giám đốc công ty Duhaco chuyên nạo vét, bán đất và cát cho ngành xây dựng. UBND TP.HCM đã đề nghị Công ty California Waste Solutions - CWS của ông Dương hợp tác cùng đầu tư dự án với ông Đoàn Văn Đức vì công ty ông Đức không phải là doanh nghiệp xử lý rác.

Tuy nhiên, dự án “đầu tay” của doanh nhân Việt Kiều David Dương và ông Đức nhanh chóng đổ bể. Trong một văn bản của mình, ông Đức cho biết nguyên nhân dẫn đến việc hợp tác đổ vỡ là do ông David Dương không tán thành mô hình xử lý rác áp dụng cho dự án xử lý rác 1.760ha tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Trong khi đó, ông David Dương khẳng định ông Đoàn Văn Đức không muốn ông David Dương tham gia giai đoạn đầu của dự án, bởi ông Đức đã thuê một công ty tư vấn lập dự án và sẽ nạo vét hết 1.760ha đất với chiều sâu 8m. Bằng kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực XLR, ông David Dương nhận thấy, việc đào hố sâu 8m (sâu hơn mặt nước ngầm) thì khó có thể thực hiện được dự án. Hơn thế, việc ông Đức múc đất dự án đi bán thì tiền sẽ về túi ai?

Sau khi “duyên tình” làm ăn với ông Đoàn Văn Đức đổ bể, Cty VWS của ông David Dương được TP.HCM giới thiệu để triển khai dự án xử lý rác tại xã Đa Phước, Bình Chánh, TP.HCM trên diện tích 128 ha. Dự án này vận hành hiệu quả từ năm 2007.

Tháng 7/2010, Cty VWS lại được Bộ Xây dựng chấp thuận chủ trương lựa chọn là chủ đầu tư dự án Khu công nghệ môi trường xanh (trước đây gọi là Khu liên hợp xử lý chất thải Tân Thành, xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Dự án mà trước đó giữa ông David Dương và ông Đoàn Văn Đức định bắt tay cùng đầu tư nhưng không thành). Dự án có quy mô đầu tư gần 500 triệu USD, dự kiến đi vào hoạt động khoảng năm 2020.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, ông David Dương cho biết mâu thuẫn giữa ông và ông Đoàn Văn Đức cũng xuất phát từ đây, các tố cáo của ông Đức về Khu xử liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước cũng bắt đầu đến tay báo chí và cơ quan quản lý.

Ông David Dương cho rằng, những tố cáo của ông Đoàn Văn Đức đều không đúng sự thật, gây rất nhiều khó khăn cho Công ty VWS trong quá trình đầu tư tại Việt Nam.

“Công tác kiểm tra thanh tra tại VWS đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của các chuyên gia, kỹ sư và công nhân cũng như hoạt động tại khu liên hợp. Trong thời gian thanh tra, Ban giám đốc VWS không thể đi ra nước ngoài công tác theo quy định của Nhà nước. Mọi hoạt động tại các phòng ban bị xáo trộn vì nhiều nhân viên phải dành thời gian làm việc với cán bộ của đoàn thanh tra. Chúng tôi đã phải tốn nhiều công sức, cố gắng sắp xếp, bố trí nhân sự để vừa hoàn thành tốt công tác tiếp nhận, xử lý rác cho thành phố, vừa hợp tác làm việc chặt chẽ, hiệu quả với đoàn thanh tra” - văn bản gửi lãnh đạo Chính phủ của Công ty VWS do ông Dương David làm chủ trình bày.

Cũng theo đơn giải trình gửi đến Thủ tướng Chính phủ, ông David Dương cho biết đã hơn 5 tháng sau khi Thanh tra Chính phủ vào làm việc, đến nay vẫn chưa có công bố chính thức thức. Trong khi kết luận thanh tra vẫn chưa được công bố thì nhiều phương tiện truyền thông vẫn tiếp tục đưa tin  về dự án từ các chỉ đạo rà soát lại kết quả thanh tra, khiến doanh nghiệp thêm phần mệt mỏi vì vụ việc chưa được xử lý dứt điểm.

“Chúng tôi kính mong Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ Tướng thường Trực và Tổng Thanh tra Chính Phủ có sự phán xử công tâm, minh bạch và rõ ràng cũng như giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, dứt điểm, để trả lại sự công bằng, uy tín – trả lại sự an tâm cho doanh nghiệp để chúng tôi có thể yên tâm đầu tư, tái đầu tư và làm tốt công việc của mình đối với dự án và quê hương”, văn bản kêu cứu của ông David Dương gửi lên Thủ tướng Chính khẩn cầu nêu rõ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ