Ví điện tử đã có lãi chưa?

Số lượng các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tính đến 14/11/2019 tăng thêm 3 so với đầu năm nay. Số lượng thành viên đang tăng và người chơi đều hiểu rõ đây là cuộc chơi thanh toán điện tử dài hơi, thắng thua mới chỉ đang bắt đầu định hình.
TRANG NGUYỄN
17, Tháng 12, 2019 | 06:40

Số lượng các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tính đến 14/11/2019 tăng thêm 3 so với đầu năm nay. Số lượng thành viên đang tăng và người chơi đều hiểu rõ đây là cuộc chơi thanh toán điện tử dài hơi, thắng thua mới chỉ đang bắt đầu định hình.

Vỏ nội, ruột ngoại

Các trung gian thanh toán này theo thông kê của NHNN bao gồm Napas, VNPay, M_Service (MoMo), BankPay, Vietnam Online, VietUnion (Payoo), Vietnam Esports (AirPay), ECPay, Zion (ZaloPay), VNPT Epay, Viet Phu Payment Support, Bao Kim, Vimo, VTC Pay, MoCa, FPT Wallet (SenPay), M-Pay, OnePay, WePay, NganLuong, 1Pay (True Money), VNPT Media, VinID Pay, Viettel (BankPlus), Vinatti, Vimass, Smart Net, Edenred, PayTech, Epay, FinViet, và ME.

23ae8_vinid

VinGroup trong năm 2019 đã được cấp phép trong lĩnh vực thanh toán điện tử với VinID Pay. Ảnh: VinID

Bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp, nhiều trung gian thanh toán trong số này đã nhận được các khoản vốn đầu tư từ các tổ chức tài chính, công nghệ hay các quỹ đầu tư mạo hiểm để phát triển trong thời gian vừa qua.

Ví dụ, MOL Access Portal của Malaysia đã mua lại 50% cổ phần của NganLuong vào năm 2013 hay ví điện tử MoMo được hậu thuẫn bởi dòng vốn từ các quỹ đầu tư lớn như Warburg Pincus, Goldman Sachs, Standard Chartered với giá trị lên tới khoảng 140 triệu đô la, hỗ trợ đơn vị này phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây.

Tương tự, 1Pay với ví True Money là sản phẩm hợp tác giữa MOG Việt Nam và Ascend Thái Lan và sau đó cũng về tay người Thái khi Ascend Thái Lan sở hữu 90% 1Pay.

Trong khi đó, Tập đoàn NTT Data của Nhật bắt đầu đầu tư vào VietUnion từ năm 2011 với công nghệ và kinh nghiệm quản lý để giúp ví Payoo lớn mạnh và vào năm 2016 đã tiếp nhận VietUnion như một phần của tập đoàn này qua công ty con NTT Data châu Á-Thái Bình Dương.

Còn UTC Investment của Hàn Quốc trong năm 2017 đã trở thành cổ đông lớn nhất tại VNPT Epay, sở hữu gần 63% cổ phần tại công ty này.

Hay như AirPay được đầu tư bởi Tập đoàn SEA, đơn vị sở hữu sàn thương mại điện tử Shopee và nền tảng giải trí trực tuyến Garena với hệ sinh thái từ giao dịch mua sắm trên Shopee đến đặt đồ ăn trực tuyến qua Now.

Như vậy có thể thấy nhiều ví điện tử dù phát triển tại Việt Nam và dành cho thị trường Việt Nam, nhưng đang được sở hữu bởi các nhà đầu tư ngoại.

Với một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro và cần nhiều vốn đầu tư vào công nghệ và nhân lực như công nghệ tài chính, dòng vốn nước ngoài được cho là cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của các trung gian thanh toán tại Việt Nam

Theo ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng giám đốc VietUnion, trung gian thanh toán là một lĩnh vực đòi hỏi người chơi phải có đủ tiềm lực tài chính để đầu tư cơ sở hạ tầng thanh toán phục vụ cho một thị trường gần 100 triệu dân như Việt Nam và phí đầu tư hàng năm thường rất lớn để duy trì và vận hành một cổng trung gian thanh toán như vậy.

Chi phí thứ hai liên quan đến con người khi chi phí này cũng lớn không kém so với đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Như vậy các trung gian thanh toán như Payoo sẽ cần nguồn vốn lớn, có thể cả nội và ngoại. Trong khi các nhà đầu tư nội đang có những lĩnh vực khác để đầu tư thì cánh cửa nhà đầu tư ngoại được nhiều ví điện tử hướng tới khi những nhà đầu tư này có khẩu vị rủi ro cao hơn với các kinh nghiệm đầu tư vào lĩnh vực trung gian thanh toán phong phú tại nhiều thị trường khác.

Cuộc chơi dài hơi

Hầu như chưa một ví điện từ nào, dù đã hoạt động được trên dưới 10 năm, chính thức chia sẻ về các con số tài chính qua từng năm.

Một vài con số được ông Lĩnh chia sẻ với TBKTSG Online bao gồm số tiền xử lý qua hệ thống Payoo trong năm 2019 là khoảng 5 tỉ đô la, tăng trưởng xấp xỉ 50% so với năm 2018.

Theo biểu phí dịch vụ niêm yết trên website của Payoo, phí rút tiền từ ví điện tử ra tài khoản ngân hàng rơi vào khoảng 5.500 – 27.500 đồng/lần rút tùy vào giá trị số tiền rút. Trong khi đó các phương thức thanh toán kết nối với tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng qua Payoo sẽ phát sinh mức phí 0,3-2,8% một lần giao dịch. Tuy nhiên Payoo không thu phí thường niên hay dịch vụ bảo mật (OPT SMS).

Liên quan tới lợi nhuận của các ví điện tử, ông Lĩnh cho rằng mỗi đơn vị có mô hình kinh doanh khác nhau và cách thức vận hành khác nhau, một số có thể đầu tư mạnh mẽ để sở hữu số lượng người dùng lớn, một số khác thì hạch toán lỗ/lãi trên từng dự án nên không thể kết luận là tất cả các trung gian thanh toán hiện làm ăn chưa có lãi.

“Một số đơn vị có thể chuyển lỗ thành lời bất cứ lúc nào, nhưng do chưa đạt kỳ vọng như mong đợi nên họ tiếp tục đầu tư với chiến lược mang tính lâu dài,” ông Lĩnh nói.

Một thực tế có thể quan sát thấy là nhiều ví điện tử để thu hút khách hàng đã tung ra rất nhiều chương trình khuyến mãi cho người sử dụng và như vậy chi phí bỏ ra rất lớn để đổi lấy một phần miếng bánh trong thị trường thanh toán điện tử. Qua đó định hình thói quen sử dụng ví điện tử thay thế cho thanh toán sử dụng tiền mặt vốn còn rất phổ biến tại Việt Nam.

78d6a_nganh_hang_vi_dien_tu_3

Mục đích sử dụng ví điện tử theo một khảo sát của Buzzmetrics. Nguồn: Buzzmetrics

Như vậy, trong tương lai khi một bộ phân dân số, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ, đã quen với chiếc ví điện tử tích hợp trên điện thoại di động, thì các trung gian thanh toán sẽ bắt đầu có thể chuyển lỗ thành lãi.

(Theo TBKTSG)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ