Vận hội mới của vùng đất 'phên giậu'
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tổ chức, sắp xếp hợp lý không gian phát triển, hình thành các hành lang kinh tế và các cực tăng trưởng dựa trên lợi thế sẵn có.
Liên kết để cùng phát triển
Ngay trước thềm Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tổ chức hôm nay (ngày 27/8) tại Lào Cai, Chính phủ đã quyết định thành lập Hội đồng Điều phối vùng, nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển xanh, bền vững và toàn diện Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Khi hạ tầng giao thông kết nối được đầu tư hoàn thiện, tỉnh Sơn La có cơ hội thu hút thêm nhiều dự án, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Đây là một động thái quan trọng trong bối cảnh Đảng, Chính phủ đang muốn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, đóng vai trò là "phên giậu" của Tổ quốc, đồng thời là cửa ngõ giao thương với các nước ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc.
Trên thực tế, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, trong suốt thời gian qua, đánh giá cao vai trò của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, rất nhiều cơ chế, chính sách đã được ban hành và điều này đã mang lại hiệu quả nhất định trong thúc đẩy kinh tế - xã hội của vùng này. Tuy vậy, đây vẫn là vùng có trình độ phát triển ở mức thấp, khó khăn nhất trong cả nước.
Số liệu thống kê cho thấy, dù quy mô GRDP của toàn vùng giai đoạn 2016 - 2020 đã được cải thiện, với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2011 - 2020 là 7,96%, song GRDP bình quân mới đạt 54,2 triệu đồng/người vào năm 2020, ở mức thấp so với cả nước. Mật độ doanh nghiệp cũng chỉ đạt 2,7 doanh nghiệp/1.000 dân trong độ tuổi lao động, thuộc diện thấp nhất so với các vùng khác trên cả nước.
Trong khi đó, Nghị quyết số 11-NQ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết đặt ra mục tiêu rất lớn. Đó là trong giai đoạn 2021 - 2030, tăng trưởng GRDP vùng đạt 8 - 9%/năm; đến năm 2030, quy mô kinh tế vùng đạt khoảng 2,1 triệu tỷ đồng (giá hiện hành); GRDP bình quân đầu người đạt 140 triệu đồng/người/năm (giá hiện hành); tổng thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 190.000 tỷ đồng…
Đây là một bài toán khó, mà theo lời của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, là đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả 14 địa phương trong vùng, bao gồm Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái và Hòa Bình.
Lời giải cho bài toán này chính là thực thi có hiệu quả Nghị quyết số 11-NQ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết, mà trong đó, hoàn thiện thể chế phát triển và liên kết vùng là một trong những giải pháp trọng tâm.
Lý giải vì sao Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ dù có rất nhiều tiềm năng phát triển, nhưng đến nay vẫn là "vùng trũng" của cả nước, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nhắc đến sự hạn chế trong liên kết vùng, sự thiếu vắng một bản quy hoạch đồng bộ, mang tầm chiến lược, cũng như những khó khăn về hạ tầng, nhất là giao thông…
Nếu chúng ta quy hoạch đúng, quy hoạch trúng, sẽ giúp Trung du và miền núi Bắc Bộ thu hẹp nhanh khoảng cách phát triển với các vùng trong cả nước.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
"Vấn đề đặt ra là chúng ta phải có một bản quy hoạch tốt, có chất lượng, sắp xếp hợp lý nguồn lực, không gian phát triển, tạo được sự gắn kết đồng bộ, hài hòa giữa các lĩnh vực, phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng. Nếu chúng ta quy hoạch đúng, quy hoạch trúng, sẽ giúp Trung du và miền núi Bắc Bộ thu hẹp nhanh khoảng cách phát triển với các vùng trong cả nước", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Cũng theo Bộ trưởng, cần phải đổi mới mạnh mẽ tư duy, nhận thức và cách làm trong công tác quy hoạch, nhằm kiến tạo định hướng phát triển chung của toàn vùng, chủ động liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong và ngoài vùng, bổ sung hỗ trợ nhau cùng phát triển, phù hợp với xu thế hiện nay trên thế giới, đó là "liên kết để cùng phát triển".
"Chìa khóa" là các hành lang kinh tế và cực tăng trưởng
Không chỉ "Tổng tư lệnh" cơ quan tham mưu cho Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội quan tâm vấn đề liên kết cùng phát triển hay xây dựng một bản quy hoạch vùng có tầm nhìn chiến lược, lãnh đạo các địa phương trong vùng cũng thấu hiểu điều này.
Mặc dù trong thời gian qua, Lào Cai đã rất nỗ lực trong phát triển hạ tầng, thúc đẩy phát triển du lịch, chế biến sâu ngành công nghiệp khai khoáng, song theo Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong, để kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của toàn vùng phát triển mạnh mẽ hơn, thì cần sớm hoàn thiện thể chế, chính sách đặc thù thúc đẩy liên kết, phát triển vùng, đồng thời quy hoạch không gian phát triển và xác định các lĩnh vực trong tâm, đột phá để ưu tiên nguồn lực phát triển.

Hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư, giúp cải thiện đáng kể sự kết nối giữa các tỉnh trong Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ cũng như giữa vùng với cả nước. Ảnh: Đ.T
"Bộ Chính trị, Chính phủ cần chỉ đạo sớm triển khai xây dựng đề án phát triển một số cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế vùng, như Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Giang, Sơn La, Lạng Sơn", Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai nói.
Cũng theo Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, để thúc đẩy liên kết phát triển, trong giai đoạn 2021 - 2025, cần ưu tiên nguồn lực đầu tư kết nối giao thông vùng, như tuyến đường sắt điện khí hóa Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; hay hệ thống cao tốc nối Vùng Thủ đô với các tỉnh trong vùng…
Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Nguyễn Hữu Đông có lẽ là một trong những người thấu hiểu nhất về sự khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội một khi hạ tầng giao thông kém phát triển. Những năm gần đây, Sơn La nổi lên trở thành một vùng nguyên liệu và chế biến nông sản quy mô lớn ở khu vực phía Bắc, với 17 nhà máy và 543 cơ sở chế biến nông sản, trong đó có 50 cơ sở, nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu, song con đường độc đạo từ Hà Nội tới Sơn La đang gây cản trở không nhỏ cho hoạt động giao thương của tỉnh. Vì thế, trong các đề xuất lên Chính phủ thời gian gần đây, ông Nguyễn Hữu Đông luôn nhắc đến việc cần thiết phải đầu tư xây dựng các tuyến đường kết nối nội tỉnh và liên tỉnh. Thậm chí, gần đây, còn có các đề xuất về việc phát triển sân bay Nà Sản theo hình thức PPP.
"Để Sơn La và toàn vùng phát triển, cần sớm hình thành, phát triển hành lang kinh tế Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên, trong đó có các giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù giúp Sơn La trở thành một cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của tiểu vùng Tây Bắc và trở thành trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ", ông Nguyễn Hữu Đông kiến nghị.
Trong khi đó, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh cho rằng, cần sớm lập Quy hoạch Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn 2045 để định hướng và liên kết phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW; trong đó, ưu tiên đầu tư sớm, đồng bộ kết cấu hạ tầng, kỹ thuật (đặc biệt là đường cao tốc, sân bay, kết nối hạ tầng lưới điện quốc gia); hạ tầng xã hội phục vụ vùng, như y tế, giáo dục, xây dựng các trường đại học, bệnh viện khu vực để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cũng như hỗ trợ, kết hợp giữa các địa phương cùng phát triển nhanh, bền vững.
Liên quan vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Quy hoạch phát triển Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2045 đang được lập. Bản quy hoạch này sẽ giải quyết được "trăn trở" của lãnh đạo các địa phương. Bởi lẽ, không chỉ các định hướng ưu tiên phát triển ngành, mà cả định hướng phát triển các hành lang kinh tế và các cực tăng trưởng cho toàn vùng cũng sẽ được vạch ra.
Theo Bộ trưởng, tới đây, sẽ tổ chức, sắp xếp hợp lý không gian phát triển vùng theo hướng hình thành 2 tiểu vùng, bao gồm tiểu vùng Tây Bắc (gồm 7 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai) và tiểu vùng Đông Bắc (gồm 7 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang), mỗi tiểu vùng có đô thị trung tâm và định hướng phát triển ngành riêng, tùy thuộc tiềm năng.
Bên cạnh đó, sẽ hình thành và phát triển các hành lang kinh tế dọc theo các trục giao thông kết nối với các hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, kết nối với Thủ đô Hà Nội và cảng biển khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh. Trong đó, ưu tiên phát triển các hành lang kinh tế Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội; Lào Cai - Việt Trì - Hà Nội; Lai Châu - Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội. Đồng thời, thúc đẩy hình thành hành lang kinh tế Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội. Từ đó, tập trung nguồn lực đầu tư để hình thành, phát triển 5 cực tăng trưởng hạt nhân quan trọng trong vùng gồm: Sơn La, Lào Cai, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang.
Trong Quy hoạch Tổng thể quốc gia, các hành lang kinh tế, các cực tăng trưởng được xác định là "chìa khóa" để kinh tế - xã hội đất nước bứt phá, phát triển. Ở từng vùng, các hành lang kinh tế và các cực tăng trưởng cũng sẽ có vai trò quan trọng như vậy.
Vận hội mới của vùng đất "phên giậu"
Những phác thảo quan trọng về tương lai phát triển của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đã được vạch ra. Một cơ hội mới, vận hội mới đang mở ra với toàn vùng đất lâu nay được coi là "vùng lõi" nghèo của cả nước.
Lâu nay, trong các chia sẻ về chiến lược phát triển của toàn vùng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng luôn nhắc tới 3 yếu tố quan trọng trước tiên, là giữ đất, giữ dân và giữ rừng. Nhưng nay, khi Nghị quyết số 11-NQ/TW được ban hành, khi Chính phủ quyết tâm thực hiện một loạt giải pháp để thực hiện Nghị quyết, bằng tư duy mới, tầm nhìn phát triển mới, thì một tương lai hợp tác - phát triển mới cũng đang rộng mở với Trung du và miền núi Bắc Bộ. Không chỉ là vùng đất "phên giậu", nơi đây cũng sẽ trở thành một trong những vùng có kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là, làm sao để biến Nghị quyết, kế hoạch thành hiện thực? Việc Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị chính là bước khởi đầu quan trọng, có ý nghĩa đặt viên gạch đầu tiên cho hành trình phát triển của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Bởi lẽ, yếu tố đầu tiên quan trọng nhất chính là làm sao tạo được sự thống nhất cao, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm chính trị và đổi mới tư duy của các cấp, các ngành về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, từ đó tạo sự thống nhất trong hành động, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết số 11-NQ/TW.
Cùng với đó, vì là Hội nghị "3 trong 1", trong đó bao gồm xúc tiến đầu tư, với sự đồng hành, ủng hộ của các đối tác phát triển, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nên sẽ có một nguồn lực không nhỏ được cam kết đầu tư. Đó chính là điều kiện tiên quyết để các kế hoạch, mục tiêu chiến lược được đặt ra tại Nghị quyết 11-NQ-TW có thể được hiện thực hóa, để một vận hội mới thực sự đến với vùng đất này.
(Theo Báo Đầu tư)
- Cùng chuyên mục
Bắc Giang muốn AeonMall xây nhanh trung tâm thương mại 7,7ha
Dự án Trung tâm thương mại kết hợp kinh doanh văn phòng, hoạt động du lịch có tổng mức đầu tư tối thiểu hơn 3.900 tỷ đồng và có thời gian hoạt động 50 năm.
Đầu tư - 10/05/2025 11:07
APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?
Trong bối cảnh thị trường bất động sản nghỉ dưỡng gần như "ngủ đông" mấy năm qua, thông tin Phú Quốc được chọn là địa điểm đăng cai APEC 2027 làm dấy hy vọng cho nhiều nhà đầu tư đã đang và sắp đầu tư ở thành phố này. Thậm chí, nhiều người còn hy vọng có sự bùng nổ giống như thị trường Đà Nẵng năm 2017 khi APEC cũng được diễn ra tại đây.
Đầu tư - 10/05/2025 07:36
Doanh nghiệp FDI vẫn quan ngại thủ tục hành chính thuế
Mặc dù niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trong năm 2024 đã tăng lên đáng kể, song thủ tục hành chính vẫn là sự phiền hà lớn, trong đó quan ngại nhất vẫn là thủ tục hành chính thuế.
Đầu tư - 09/05/2025 17:37
Hàng trăm 'ông lớn' về chuyển đổi số, AI sẽ ký hợp tác với Tập đoàn FPT
Theo ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Công nghệ Tập đoàn FPT, sắp tới, sẽ có hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số, AI trên thế giới đến Đà Nẵng để ký kết hợp tác với FPT.
Công nghệ - 09/05/2025 16:57
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
Đề án sáp nhập TP.HCM với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đã chính thức trình Chính phủ, hứa hẹn kiến tạo một siêu đô thị mới tại vùng Đông Nam Bộ.
Đầu tư - 09/05/2025 15:42
Dự án xây biệt thự lấn sông Hàn đủ điều kiện bán
Dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng được thông báo về điều kiện đưa vào kinh doanh đối với nhà ở hình thành trong tương lai.
Đầu tư - 09/05/2025 10:32
Huế thu hồi đất dự án sân golf 1.800 tỷ đồng
UBND TP. Huế vừa có thông báo thu hồi đất Dự án Khu quần thể sân golf Huế của CTCP Thiên An, tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy.
Đầu tư - 09/05/2025 08:54
Bình Định nghiên cứu lấy cát nhiễm mặn để san nền cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Thời gian qua, Bình Định xuất hiện tình trạng thiếu cát xây dựng, vì vậy, địa phương đánh giá việc nghiên cứu vật liệu mới và vật liệu thay thế để san nền phục vụ thi công các công trình là rất cấp thiết.
Đầu tư - 09/05/2025 08:53
RMIT: Thuế quan Mỹ là cú hích cho ngành công nghệ Việt Nam
Theo chuyên gia tại Đại học RMIT Việt Nam, các mức thuế mới của Mỹ có thể trở thành cú hích giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công nghệ quốc gia của Việt Nam.
Đầu tư - 09/05/2025 07:56
Nhà ở xã hội tại Huế: Nhu cầu vượt khả năng cung ứng của thị trường
Nhu cầu NOXH hiện nay ở Huế đang rất cao, bởi những ưu đãi về giá, đáp ứng được cho đối tượng có thu nhập thấp, công nhân trong các khu công nghiệp chưa có nhà ở.
Đầu tư - 09/05/2025 07:20
Quảng Nam muốn đưa nhà máy bia Heineken hoạt động trở lại
Tỉnh Quảng Nam muốn tiếp tục đưa Nhà máy bia Heineken Quảng Nam đi vào vận hành, hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có.
Đầu tư - 09/05/2025 07:19
Sẽ có ưu đãi thuế cho Trung tâm Tài chính quốc tế, nhân lực phải đạt chuẩn quốc tế
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Trung tâm Tài chính quốc tế với ưu đãi thuế kỳ vọng trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư toàn cầu. Đồng thời, nhân lực cũng phải đạt chuẩn quốc tế
Đầu tư - 09/05/2025 06:45
Vốn tín dụng giữ vai trò quan trọng tại các dự án PPP
Bên cạnh các giải pháp đa dạng hoá nguồn huy động vốn trong các dự án PPP, vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại vẫn là kênh vốn quan trọng để triển khai khả thi các dự án.
Đầu tư - 08/05/2025 21:26
Mặt bằng TP.HCM giá neo cao, nhiều nhà bán lẻ, chủ nhà hàng 'tháo chạy'
Làn sóng nhà hàng, chuỗi cửa hàng bán lẻ bỏ mặt bằng tháo chạy dù đang làm ăn tốt cho thấy thực trạng giá mặt bằng bán lẻ ở TP.HCM tăng phi mã không có điểm dừng.
Đầu tư - 08/05/2025 15:07
Sáp nhập với Kon Tum, Quảng Ngãi muốn sớm mở đường cao tốc
Tỉnh Quảng Ngãi mong muốn được Trung ương phê duyệt và đầu tư tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum trong giai đoạn 2025 - 2028 để tạo trục liên kết kinh tế, giao thương và phát triển vùng mạnh mẽ hơn.
Đầu tư - 08/05/2025 15:07
Bình Định đề xuất đưa dự án điện địa nhiệt vào điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Bình Định kiến nghị Bộ Công Thương đưa dự án Nhà máy điện địa nhiệt Hội Vân (công suất 15MW) vào danh mục các dự án triển khai trong Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Đầu tư - 08/05/2025 10:28
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago