TS. Vũ Tiến Lộc: Nhiều kỳ vọng vào làn sóng FDI thứ 3

Nhàđầutư
Ở làn sóng đầu tư FDI thứ 3, TS. Vũ Tiến Lộc kỳ vọng Việt Nam có thể tận dụng và tạo sự bứt phá với những lợi thế về địa chính trị kết nối các nền kinh tế thuận lợi, độ mở của Việt Nam cao với nhiều hiệp định thương mại…
HỮU BẬT
15, Tháng 09, 2022 | 18:50

Nhàđầutư
Ở làn sóng đầu tư FDI thứ 3, TS. Vũ Tiến Lộc kỳ vọng Việt Nam có thể tận dụng và tạo sự bứt phá với những lợi thế về địa chính trị kết nối các nền kinh tế thuận lợi, độ mở của Việt Nam cao với nhiều hiệp định thương mại…

Vu Tien Loc

TS. Vũ Tiến Lộc. Ảnh: A.D.

Ngày 15/9, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã tổ chức sự kiện "Diễn đàn hỗ trợ đầu tư và tổng kết chuỗi sự kiện Xúc tiến đầu tư 2022". 

Phát biểu tại Diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VIAC, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho hay, vào năm 1987, tức 1 năm sau đổi mới toàn diện đất nước thông qua việc chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Quốc hội Việt nam đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài. TS. Vũ Tiến Lộc đánh giá đây là điều đặc sắc trên thế giới bởi Luật Đầu tư nước ngoài khi ấy còn được thông qua trước cả Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.

"Điều này cho thấy tầm nhìn của nhà hoạch định chính sách ở nước ta là muốn dùng đầu tư nước ngoài (FDI) làm điểm đột phá, thúc đẩy kinh tế Việt Nam. Có thể nói, đây là chủ trương đứng đắn và mở cửa thu hút nền kinh tế Việt Nam là động lực quan trọng thời gian qua", ông Lộc đánh giá.

Trải qua hơn 1/3 thế kỷ, Việt Nam vẫn là một trong các nền kinh tế top đầu về thu hút FDI. Bất chấp bối cảnh khó khăn, dòng đầu tư giảm sút, FDI Việt Nam vẫn tăng và nhiều triển vọng. Ông Lộc thông tin, FDI Việt Nam hiện có trên 53 tỉnh thành phố, tạo ra trên 50% sản lượng công nghiệp, tạo ra trên 70% sản lượng xuất khẩu Việt Nam, đưa Việt Nam tham gia vào xâu chuỗi cung ứng toàn cầu.

Số liệu thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài, (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 8 tháng đầu năm 2022, nhà đầu tư nước ngoài đã "rót" khoảng 16,8 tỷ USD vào Việt Nam. "Đây có thể nói là một tín hiệu đáng mừng và cho thấy rằng Việt Nam vẫn đang giữ vững được vị trí là một địa điểm đầu tư đáng tin cậy", TS. Vũ Tiến Lộc cho biết thêm.

Trong năm 2021, FDI đăng ký đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020 và FDI thực hiện đạt 19,74 tỷ USD, giảm nhẹ 1,2% so với năm 2020. Khu vực FDI xuất siêu (tính cả dầu thô) là 28,5 tỷ USD, trong khi khối doanh nghiệp trong nhập siêu trên là 25,5 tỷ USD.

Mặc dù FDI có nhiều thành tựu đóng góp quan trọng, song TS. Vũ Tiến Lộc nhìn nhận, trải qua 1/3 thế kỷ với sự góp mặt của FDI, Việt Nam mới chỉ vượt nước nghèo và trở thành nước có trung bình thấp, trong khi chúng ta có khát vọng trở thành đất nước phát triển 20 năm nữa. Đặc biệt, nền công nghiệp Việt Nam với sự trợ giúp của các doanh nghiệp FDI nhưng chỉ dừng ở lắp ráp, gia công, đặc biệt không kết nối được cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.

"Chúng ta đã nói nhiều về nền kinh tế 2 tốc độ, đó là tốc độ FDI và tốc độ doanh nghiệp trong nước. 2 tốc độ này chưa bắt kịp với nhau và doanh nhiệp trong nước không có cuộc kết hôn với doanh nghiệp FDI để tiến lên. Các doanh nghiệp Việt khó có thể tham gia chuỗi cung ứng FDI do không đáp ứng các chuẩn cần thiết. Do vậy, các doanh nghiệp FDI phải nhập các nguyên liệu phụ tùng ở nước ngoài. Các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam chỉ chủ yếu trông cậy vào nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động, chi phí năng lượng/tài nguyên thấp…", TS. Vũ Tiến Lộc phân tích.

Sau 2 làn sóng đầu tư FDI, Việt Nam từ một nước chỉ xuất khẩu dệt may, giày dép, nay đã trở thành quốc gia hàng đầu về xuất khẩu điện tử. Tuy vậy, TS. Vũ Tiến Lộc nhìn nhận sự đóng góp trong chuỗi giá trị vẫn dừng ở mức độ gia công.

Ở làn sóng đầu tư thứ 3, TS. Vũ Tiến Lộc kỳ vọng Việt Nam có thể tận dụng và  tạo sự bứt phá với những lợi thế về địa chính trị kết nối các nền kinh tế thuận lợi, độ mở của Việt Nam tốt và trong khu vực chỉ thua Singapore và Hong Kong.

"Nghị quyết 50-NQ/TW năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 đã xác định cần phải có sự đột phá về định hướng thu hút đầu tư trong thời gian tới, hướng tới một làn sóng đầu tư nước ngoài có chất lượng cao hơn. Chúng ta từ tiếp nhận thu hút đầu tư, chuyển sang chủ động hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp FDI với nền kinh tế Việt", TS. Vũ Tiến Lộc nhận định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ