TS. Vũ Tiến Lộc: Mỹ đứng thứ 2 nhận đầu tư từ Việt Nam năm 2019

Nhàđầutư
Chia sẻ thông tin tại hội nghị Kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam 2020, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết: Năm 2019, Hoa Kỳ là quốc gia đứng thứ 2 trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam với tổng giá trị 93,4 triệu USD chiếm 18,4% vốn đầu tư ra nước ngoài. 
ĐÌNH VŨ
09, Tháng 10, 2020 | 15:38

Nhàđầutư
Chia sẻ thông tin tại hội nghị Kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam 2020, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết: Năm 2019, Hoa Kỳ là quốc gia đứng thứ 2 trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam với tổng giá trị 93,4 triệu USD chiếm 18,4% vốn đầu tư ra nước ngoài. 

Ngày 9/10, Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Phòng Thương mại Hoa Kỳ đã tổ chức hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam 2020 với chủ đề là “Đối tác tin cậy - Thịnh vượng bền lâu". 

Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết: Với sự năng động, cộng động doanh nghiệp hai nước đã đưa kim ngạch thương mại hai chiều tăng gần 170 lần kể từ năm 1994 đến nay (450 triệu USD năm 1994, lên đến gần 76 tỷ USD trong năm 2019).

"Sự chuyển dịch mạnh mẽ của chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời gian gần đây đã giúp Việt Nam có bước nhảy vọt từ vị trí thứ 12 lên thứ 9 trong các nước xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ. Nền kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng gia tăng tính bổ trợ lẫn nhau", ông Lộc nói.

vu-tien-loc

TS. Vũ Tiến Lộc, phát biểu tại hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam 2020

Trong khi Việt Nam có các mặt hàng thế mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ như thủy sản, hạt điều, dệt may, da giày… thì Hoa Kỳ là nguồn cung dồi dào cho các mặt hàng Việt nam có nhu cầu nhập khẩu cao như máy móc, thiết bị công nghệ cao, thiết bị hàng không, viễn thông, năng lượng, khí hóa lỏng hay nông sản nguyên liệu… Việt Nam đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 27 và là đối tác thương mại lớn thứ 16 của Hoa Kỳ.

Hiện có hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong đó Hoa Kỳ là quốc gia đứng thứ 2 trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam năm 2019 với tổng giá trị 93,4 triệu USD chiếm 18,4% vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam năm 2019. 

Ông Lộc cho biết, trong quý 1/2020 có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam thì Hoa kỳ là nước dẫn đầu với 20,1 triệu USD, chiếm 40,8%. Tính đến tháng 6/2020, trong các quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam thì Hoa Kỳ đứng thứ 11 với 988 dự án và tổng số vốn đăng ký hơn 9,3 tỷ USD phủ sóng 42/63 địa phương trên toàn quốc. Nhiều thương hiệu nổi tiếng như Citigroup, American Group, Intel, Chevron, Ford, Starwood Hotel, AIA, Dickerson Knight Group, Coca Cola, Pepsi Cola, KFC… đã có chỗ đứng vững vàng tại Việt Nam.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19 đang có diễn biến phức tạp ông Lộc cho rằng, doanh nghiệp hai nước càng cần có sự sáng tạo, chủ động và đoàn kết hơn nữa để vượt qua khó khăn, nắm bắt thời cơ của cách mạng công nghệ số để phát triển bền vững, đặc biệt trong những lĩnh vực hai bên còn rất nhiều tiềm năng hợp tác như  năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo, du lịch, công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, hợp tác trong lĩnh vực ứng dụng kinh tế số...

Những vấn đề trọng tâm sẽ được bàn luận trong Hội nghị gồm: Thúc đẩy những chính sách đầu tư bền vững và có khả năng dự đoán trước; phát triển và đổi mới sáng tạo thông qua nền Kinh tế Kỹ thuật số; nhấn mạnh đến những vấn đề trọng yếu của phát triển năng lượng ở Việt Nam; điều hướng hệ thống cung ứng của Châu Á và thị trường sản xuất trong thế giới hậu Covid; cùng nhau hợp tác để hướng tới mục tiêu giúp đỡ các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn Việt Nam đạt được những tiềm năng thương mại toàn cầu, và kỳ bầu cử Tồng thống Mỹ; và những cơ hội mới để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của Việt Nam.

Năm 2019, trong 5 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất sang Hoa Kỳ, ngoài dệt may, giày dép, còn có điện thoại và linh kiện, máy tính và sản phẩm điện tử và đồ gỗ đều có mức tăng trưởng ấn tượng từ 9 - 24%.

Việt Nam cũng nhập khẩu một lượng hàng hóa, nguyên liệu lớn từ Hoa Kỳ. Một số mặt hàng nhập khẩu chính là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,85 tỷ USD, tăng 59%; Bông đạt 1,57 tỷ USD, tăng 6,7%; Máy móc, thiết bị phụ tùng đạt 1,13 tỷ USD, tăng 8,1%; Chất dẻo nguyên liệu đạt 826,5 triệu USD, tăng 84,3%,...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ