AmCham đề xuất đơn giản hóa quy trình chấp thuận các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Nhàđầutư
Đại diện Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ (AmCham) cho rằng các cơ quan tại Việt Nam nên áp dụng cách tiếp cận chủ động để rà soát và đơn giản hóa quy trình chấp thuận cho các dự án đầu tư nước ngoài để thực sự thu hút làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp theo cho Việt Nam.
THANH TRẦN
27, Tháng 05, 2020 | 05:42

Nhàđầutư
Đại diện Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ (AmCham) cho rằng các cơ quan tại Việt Nam nên áp dụng cách tiếp cận chủ động để rà soát và đơn giản hóa quy trình chấp thuận cho các dự án đầu tư nước ngoài để thực sự thu hút làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp theo cho Việt Nam.

ong-fred-burke-1590485915505

Ông Fred Burke, Đại diện Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (bên trái, hàng đầu).  Ảnh: Nguyễn Tuyền

Tại hội nghị hiến kế cải cách cơ chế chính sách, thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch bệnh COVID-19 do Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức, Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) đã đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm hỗ trợ Chính phủ 'giải bài toán' thu hút vốn đầu tư FDI sau đại dịch.

Phát biểu tại hội nghị, ông Michael Greene, Giám đốc quốc gia USAID tại Việt Nam, cho biết rằng Chính phủ Hoa Kỳ đã cam kết cung cấp 9,5 triệu USD thông qua USAID tại Việt Nam để hỗ trợ các sáng kiến của Việt Nam trong ứng phó với đại dịch COVID-19, đặc biệt là cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch.

"Chúng tôi hy vọng với nguồn bổ sung này sẽ giúp Việt Nam vực dậy khủng hoảng, hỗ trợ Việt Nam tiếp tục lộ trình trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao. Hoa Kỳ cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển mạnh mẽ, độc lập, thịnh vượng với thương mại, tự do, công bằng và cùng có lợi. Hiện tại, Việt Nam đang ngày càng trở thành đối tác quan trọng về kinh tế của Hoa Kỳ", Giám đốc USAID Việt Nam phát biểu.

Trong phiên đầu của hội nghị được Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam điều hành, ông Fred Burke, Đại diện AmCham cho biết: "Nhập cảnh đối với người nước ngoài vào Việt Nam làm việc trong các dự án tại đây đang là một điều mà chúng tôi cần lưu ý. Hiện tại, các doanh nghiệp nước ngoài cần các chuyên gia kỹ thuật từ nước ngoài sang làm việc tại các dự án bệnh viện và năng lượng tại Việt Nam. Tuy nhiên, các thành viên của chúng tôi không thể làm các thủ tục xin visa vào Việt Nam tại các cơ quan sứ quán, lãnh sự tại nước ngoài".

Nhằm đảm bảo tiến độ các kế hoạch, dự án quan trọng tại Việt Nam, ông Burke đề xuất Chính phủ xem xét hướng dẫn các cơ quan Bộ ngành giải quyết hỗ trợ dịch vụ visa cần thiết để các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hạ tầng năng lượng và y tế không bị gián đoạn trong thời gian tới.

Liên quan đến ý kiến cần tận dụng lợi thế để bứt phá nền kinh tế, liên quan đến thủ tục xin cấp phép đầu tư và kinh doanh, đại diện AmCham tại Việt Nam cho rằng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ các nước khác như Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Singapore... vẫn còn đang bị phong tỏa, việc lấy tài liệu được hợp pháp hóa lãnh sự và chữ ký tươi ở các nước này đang là một thách thức và điều này trì hoãn việc nộp hồ sơ cho các thủ tục tại Việt Nam trung bình khoảng 2 tháng.

Mặc dù đây không phải là vấn đề của Việt Nam, song vấn đề này đang trở thành một vấn đề lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, do thực tế các cơ quan hành chính của Việt Nam chưa có sự linh động để miễn trừ hay đơn giản hóa các yêu cầu về hành chính này.

Để giải quyết những vấn đề nêu trên, AmCham đề xuất Chính phủ Việt Nam tiếp tục xây dựng hệ thống ứng dụng trực tuyến mạnh mẽ. Các cơ quan chức năng áp dụng các tiếp cận chủ động để rà soát và đơn giản hóa quy trình chấp thuận cho các dự án đầu tư nước ngoài để thực sự thu hút làn sóng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tiếp theo cho Việt Nam.

Theo đại diện của AmCham, tình trạng thiếu thống nhất, đồng bộ về chính sách đang gây ra bất lợi đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản.

Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg quy định doanh nghiệp chuyển sang địa điểm mới do gây ô nhiễm môi trường hoặc tuân thủ quy hoạch xây dựng đô thị mới của cơ quan có thẩm quyền có thể tiếp tục trở thành chủ đầu tư dự án mới tại các địa điểm cũ.

Tuy nhiên, Nghị quyết 167 thay thế Quyết định 86 chỉ điều chỉnh doanh nghiệp thuộc sở hữu toàn bộ của Nhà nước hay doanh nghiệp có trên 50% vốn điều lệ thuộc sở hữu của Nhà nước. Nghị định này không điều chỉnh doanh nghiệp cổ phần hóa, doanh nghiệp có dưới 50% vốn điều lệ thuộc sở hữu Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

"Tình trạng thiếu thống nhất, đồng bộ trong chính sách của Chính phủ đã gây ảnh hưởng đến nhiều công ty vì nhiều dự án và hoạt động đầu tư không thể tiếp tục thực hiện vì sự thiếu thống nhất, đồng bộ đó.

Trong trường hợp cụ thể này, chúng tôi đề xuất điều chỉnh Nghị định 167, theo đó quy định của Nghị định 167 sẽ áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp là đối tượng áp dụng của Quyết định 86.

Ngoài ra, Chính phủ có thể ban hành quy định mới cho phép mọi doanh nghiệp được tiếp tục làm chủ đầu tư của các dự án và quy định thủ tục rõ ràng để thực hiện dự án", ông Fred Burke đề xuất.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ