Thu hút FDI 4 tháng đầu năm vẫn trong đà sụt giảm

Nhàđầutư
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài Bộ KH&ĐT, tính đến ngày 20/4, thu hút FDI 4 tháng đầu năm 2020 chỉ bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2019.
ANH PHONG
01, Tháng 05, 2020 | 17:31

Nhàđầutư
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài Bộ KH&ĐT, tính đến ngày 20/4, thu hút FDI 4 tháng đầu năm 2020 chỉ bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2019.

thu-hut-fdi-san-sang-cho-

 

Lý giải của Cục ĐTNN, mặc dù vốn đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh tăng hơn so với cùng kỳ, song góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) lại giảm mạnh, làm giảm tổng vốn đầu tư. Theo đó, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm 2020 đạt 12,33 tỷ USD.

Trong đó, có 984 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT), tổng vốn đăng ký đạt 6,78 tỷ USD, tăng 26,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019.

Đáng chú ý trong số này là dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng Bạc Liêu với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 59% tổng vốn đăng ký mới. Dự án có quy mô lớn đã đẩy quy mô dự án bình quân trong 4 tháng đầu năm nay tăng hơn so với cùng kỳ, từ 4,9 triệu USD năm 2019 lên 6,9 triệu USD năm 2020.

Về vốn điều chỉnh, có 335 lượt dự án đăng ký điều chỉnh với tổng vốn tăng thêm đạt trên 3,07 tỷ USD, tăng 45,6% so với cùng kỳ năm 2019. Theo Cục ĐTNN, vốn điều chỉnh tăng đột biến do có Dự án tổ hợp hoá dầu Miền Nam Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD.

Trái ngược với xu hướng những năm gần đây, thu hút ĐTNN theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong 4 tháng đầu năm nay suy giảm, với 3.210 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị gần 2,48 tỷ USD, chỉ bằng 34,7% so với 2019. Đây là một động thái khá lạ, khi hình thức thu hút đầu tư này từng được dự báo sẽ là chủ đạo trong khoảng thời gian tới đây, đặc biệt vào bối cảnh Việt Nam vẫn đang đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Liên quan thu hút đầu tư FDI năm 2020, theo GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài nhận định, từ diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới trong tháng 4, có thể dự báo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đang có chuyển biến tích cực, sản xuất kinh doanh trong nước, xuất nhập khẩu hàng hóa từng bước được phục hồi có tác động đối với quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã có số công nhân đến làm việc trở lại đạt trên 90%, trong khi thị trường Mỹ và EU có khó khăn thì ASEAN trở thành thị trường chính của nước này, do đó cần hướng dẫn các doanh nghiệp định hướng mới khi khôi phục quan hệ du lịch, thương mại với doanh nghiệp và FDI với nhà đầu tư Trung Quốc.

Mỹ và nhiều nước ở Châu Mỹ đang phải đối mặt với dịch COVID-19 thời kỳ cao điểm, có thể kéo dài đến cuối quý II, tác động tiêu cực đến xuất nhập khẩu và FDI của nước ta. CPTPP trải qua hơn một năm nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội, nay lại gặp dịch, do đó các nước Châu Mỹ như Canada, Mexico gặp khó khăn khi thực hiện CPTPP (Canada đã kiến nghị hoãn thực thi USMCA-NAFTA mới) do đó cần hướng dẫn các doanh nghiệp tìm hướng đị thích hợp với tình hình quý II, đồng thời chuẩn bị đón cơ hội mới khi dập tắt dịch, khôi phục quan hệ thương mại và đầu tư vào nửa cuối năm.

“EU áp dụng biện pháp cách ly, hạn chế đi lại ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh; do đó mặc dù EVFTA có thể có hiệu lực từ đầu tháng 7 nhưng cũng để tận dụng cơ hội mới sau khi dịch đã qua thì cần hướng dẫn doanh nghiệp tìm hiểu kỹ đối tác đang có quan hệ thương mại để biết được tình hình cụ thể (tồn tại, khó khăn, phá sản), tìm kiếm đối tác mới đáng tin cậy để mở rộng xuất nhập khẩu với EU”, GS-TSKH. Nguyễn Mại khuyến cáo.

Cũng Theo GS-TSKH. Nguyễn Mại, đây là thời điểm Việt Nam cần khẩn trương thực hiện các giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp FDI hoạt động trở lại ổn định và tăng cường thu hút FDI sau đại dịch.

Đối với việc nhập cảnh của các chuyên gia trong các dự án ĐTNN đề nghị cho phép áp dụng thống nhất như trường hợp của Tập đoàn Samsung: nhập cảnh theo hình thức đặc biệt vào Việt Nam sau khi có xét nghiệm âm tính, làm việc tại khu độc lập, tự cách ly, do UBND tỉnh bảo lãnh và giám sát (công văn số1746/VPCP-QHQT ngày 6/3/2020 và công văn số 1849/VPCP-QHQT ngày11/3/2020).

Các chuyên gia, kỹ thuật nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp ĐTNN được gia hạn Giấy phép lao động để tạm thay thế cho những người chưa được nhập cảnh.

Áp dụng thủ tục thông quan nhanh đối với nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu để sản xuất trong thời gian đang có dịch. Các doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm. Trong trường hợp kết quả hậu kiểm sau thông quan phát hiện doanh nghiệp vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý nghiêm minh.

“UBND tỉnh, thành phố và Ban Quản lý KCN, KKT cần làm việc với nhà đầu tư xin giãn tiến độ thực hiện dự án do khó khăn dịch bệnh, kéo dài thời hạn nộp tiền ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án để xử lý theo pháp luật hiện hành; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo với Thủ tướng để xử lý”, Chủ tịch VAFIE đề xuất.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, với những gì đang diễn ra trong quan hệ quốc tế, nhất là giữa các cường quốc kinh tế, dòng vốn FDI có khả năng sẽ tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam sau khi dịch COVID-19 kết thúc, nếu Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh và có thể vượt qua đại dịch với tổn thất tối thiểu và nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Cuối tháng 4 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Các nhà đầu tư nước ngoài đang kỳ vọng Việt Nam sẽ đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế, chính sách và nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư để đón nhận làn sóng đầu tư mới có chất lượng cao.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ