TS. Vũ Tiến Lộc: Dành thêm nguồn lực tài khoá để cấp bù lãi suất

Nhàđầutư
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế (VIAC) đề nghị Chính phủ cần dành nguồn lực tài khoá lớn hơn cho quỹ bảo lãnh tín dụng và quỹ cấp bù lãi suất để yểm trợ cho hệ thống ngân hàng.
ĐÌNH VŨ
08, Tháng 11, 2021 | 17:09

Nhàđầutư
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế (VIAC) đề nghị Chính phủ cần dành nguồn lực tài khoá lớn hơn cho quỹ bảo lãnh tín dụng và quỹ cấp bù lãi suất để yểm trợ cho hệ thống ngân hàng.

vu-tien-loc

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Hà Nội), Chủ tịch VIAC

Ngày 8/11, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV thảo luận về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022.

Đóng góp tham luận tại nghị trường, đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội), Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế (VIAC) cho rằng, để thúc đẩy quá trình tái khởi động, phục hồi nền kinh tế trong 2 năm tới, bên cạnh các chính sách tài khoá, tiền tệ và an sinh xã hội, tôi đề nghị cấp thiết phải có gói giải pháp phi tài chính, hay nói khác đi, là gói giải pháp về cơ chế và thủ tục đặc thù.

"Quốc hội đang bàn và quyết định cơ chế đặc thù cho các địa phương và Chính phủ đã có dự kiến áp dụng các thủ tục hành chính rút gọn để đẩy mạnh đầu tư công, sao cho rút gọn thủ tục đầu tư, quản trị rủi ro, chuyển sang hậu kiểm, hạn chế thanh, kiểm tra, thực hiện tối đa trên nền tảng trực tuyến và không ban hành bất cứ chính sách nào có thể làm phát sinh thêm gánh nặng về thủ tục và chi phí cho người dân và doanh nghiệp", ông Lộc nói.

Về việc sự phối hợp giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ, ông Lộc cho rằng, khác với các nước trên thế giới, ở nước ta, nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn cho sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp, phần lớn đang dựa vào nguồn vốn tín dụng ngắn hạn của hệ thống ngân hàng, nên ẩn chứa nhiều rủi ro. 

Báo cáo của Chính phủ cũng cảnh báo tình trạng nợ xấu và áp lực lạm phát đang gia tăng. Dư địa chính sách tiền tệ, do vậy, không còn nhiều, cho nên giải pháp tăng trưởng tín dụng để “tiếp máu” cho nền kinh tế, chỉ có thể là kết quả của sự chung tay, cộng hưởng giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Thậm chí, trước yêu cầu rất cấp bách hiện nay, chính sách tài khoá phải đóng vai trò chủ đạo. 

Theo hướng đó, ông Lộc đề nghị Chính phủ cần dành nguồn lực tài khoá lớn hơn cho quỹ bảo lãnh tín dụng và quỹ cấp bù lãi suất để yểm trợ cho hệ thống ngân hàng.

"Khi chủ trương bù lãi suất 2-3% được áp dụng thì sẽ là sự kết hợp tuyệt vời giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Việc Bộ Tài chính đề xuất nâng quy mô gói hỗ trợ lãi suất lên 10 lần so với mức hiện nay, từ 2.000-3.000 tỷ lên 20.000-30.000 tỷ đồng được hy vọng sẽ là mũi tên trúng được hai đích, vừa thúc đẩy tăng trưởng, vừa kiểm soát lạm phát, tức là giúp Chính phủ đạt được mục tiêu kép, trong bối cảnh khó khăn", Chủ tịch VIAC nhấn mạnh.

Đối với gói đầu tư công, ông Lộc lưu ý, mặc dù nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng rất lớn và rất cấp thiết, nhưng việc phân bổ dàn trải, cũng như quyết tâm đẩy nhanh giải ngân bằng mọi giá có thể dẫn tới hệ lụy khiến dòng tiền chảy vào những dự án kém hiệu quả.

"Tôi đề nghị gói này cần tập trung vào các dự án trọng điểm cấp quốc gia và được Quốc hội giám sát chặt chẽ. Phần còn lại, dành để bổ sung cho Quỹ bảo lãnh tín dụng và quỹ hỗ trợ lãi suất. Trong đầu tư phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, Nhà nước không nên làm một mình mà hãy tận lực khai thác khả năng đối tác công tư, để cùng làm với dân, trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích. Đây chính là chiếc chìa khoá vàng để khơi thông được mọi nguồn lực ở nơi dân", ông Lộc nói.

Cuối cùng, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới vẫn phải là tiếp tục đẩy mạnh các cải cách thể chế, cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, để phát huy được sức mạnh của toàn dân, không để nền kinh tế nước ta “lỡ nhịp” với thế giới. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ