MBKE: Nợ xấu tăng do COVID-19 không gây ra rủi ro hệ thống

Trái ngược với những lo ngại về việc nợ xấu gia tăng, MBKE cho rằng mức độ tăng của nợ xấu là hợp lý và có thể kiểm soát được.
TRÂM ANH
07, Tháng 11, 2021 | 09:04

Trái ngược với những lo ngại về việc nợ xấu gia tăng, MBKE cho rằng mức độ tăng của nợ xấu là hợp lý và có thể kiểm soát được.

Báo cáo về ngành ngân hàng của MaybankKimEng (MBKE) đề cập tình hình giãn cách xã hội nghiêm ngặt trong hầu hết quý III đã gây ra áp lực đáng kể lên chất lượng tài sản. Nhiều ngân hàng cho biết tỷ lệ nợ xấu tăng so với mức trung bình khoảng 29% đối với 17 ngân hàng niêm yết.

Trái ngược với những lo ngại về việc nợ xấu gia tăng, MBKE cho rằng mức độ tăng của nợ xấu là hợp lý và có thể kiểm soát được, do 3 nguyên nhân. Thứ nhất, mức nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam trước đại dịch tương đối thấp, thậm chí rất thấp ở một số ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu chỉ 0,4-0,6%), theo quan điểm của MBKE. Do đó, việc tăng từ mức nền so sánh thấp như vậy trở lại mức bình thường, đặc biệt là trong bối cảnh Covid-19, khiến tỷ lệ nợ xấu có vẻ tăng tương đối cao, có thể gấp đôi lên mức nợ xấu bình thường là 1-1,2%. Con số này vẫn là tỷ lệ nợ xấu rất tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu.

no-xau

Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam. Nguồn: MBKE

Thứ hai, tỷ lệ nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng vẫn ở mức cơ bản và khá. Ngoài ra, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng đã được tăng cường hơn nhiều.

Cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ước tính nợ xấu toàn phần (gồm cả các khoản nợ có khả năng tái cơ cấu đạt khoảng 7,8% vào cuối 2021. MBKE nhận thấy mức nợ xấu này tương tự như trong giai đoạn 2016-2017 và tin rằng điều này sẽ không gây ra rủi ro có hệ thống cho hoạt động của các ngân hàng Việt Nam. Trên thực tế, với việc nền kinh tế đang dần phục hồi hậu giãn cách xã hội, CTCK cho rằng nhiều khoản vay trên sẽ quay trở lại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn

Xét một cách tổng thể (bao gồm mức nợ xấu hiện tại cũng như nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản nợ tái cơ cấu, tỷ lệ bao phủ nợ xấu, các chính sách hỗ trợ hiện hành (như Thông tư 01/03/14 cho phép hoãn nợ và giãn trích lập dự phòng cần thiết cho các khoản nợ tái cơ cấu do ảnh hưởng của Covid-19 trong vòng 3 năm) và sự hồi phục của nền kinh tế hiện nay, MBKE cho rằng các ngân hàng Việt Nam sẽ không gặp cú sốc về phí suất tín dụng/tỷ lệ trích lập dự phòng. 

CTCK cũng kỳ vọng phí suất tín dụng trung bình sẽ vào khoảng 1,5-1,6% trong hai quý tới, sau đó có thể giảm xuống kể từ quý II/2022, điều này sẽ là động lực chính thúc đẩy lợi nhuận các ngân hàng tăng trưởng mạnh hơn trong nửa cuối 2022. 

no-xau-2

 

Hầu hết các ngân hàng đang trên đà hoàn thành các mục tiêu 2021. Lũy kế 9 tháng đầu năm, các ngân hàng đã thực hiện bình quân 77% kế hoạch lợi nhuận. Riêng Techcombank, MB, ACB, MSB, SHB, LienVietPostBank và SeABank đã thực hiện 85-105% mục tiêu đề ra.

So với dự báo của MBKE/ước tính của Bloomberg, một số ngân hàng niêm yết vẫn còn dư địa để hoàn thành và vượt mục tiêu đề ra. Các ngân hàng có khả năng tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng bao gồm: Techcombank, BIDV và HDBank. Mặt khác, Eximbank và VIB có thể sẽ không hoàn thành các dự báo. 

MBKE kỳ vọng 17 ngân hàng niêm yết sẽ  tăng trưởng lợi nhuận 10% trong quý IV, tương đương 44.000 tỷ đồng lãi trước thuế (bằng mức trung bình của ba quý đầu năm) nhờ tăng trưởng tín dụng và thu nhập từ phí mạnh hơn. Do đó, ngành ngân hàng sẽ kết thúc năm 2021 với mức tăng trưởng lợi nhuận 33% so với năm trước.

(Theo NDH)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ