Toàn cảnh nợ xấu ngân hàng
Tỷ lệ nợ xấu của 27 ngân hàng tính đến cuối tháng 9 mới ở mức trung bình 1,76%. Nợ xấu có thể sẽ tiếp tục xấu trong quý IV và gánh nặng dự phòng rủi ro sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận ngân hàng về cuối năm.
Theo số liệu từ báo cáo tài chính quý III/2021 vừa công bố, dư nợ xấu tuyệt đối tại 27 ngân hàng niêm yết tính đến 30/9 đã tăng lên 111 nghìn tỷ đồng, cao hơn 26% so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tỷ lệ nợ xấu trung bình của 27 ngân hàng là 1,76%, chỉ nhỉnh hơn 0,06% so với thời điểm cuối năm 2020 và trong ngưỡng an toàn. Xét tới độ "xấu" trong tài sản một ngân hàng, thường nhà đầu tư sẽ nhìn vào tỷ lệ nợ xấu/tổng tín dụng thay vì tổng nợ xấu.

Nguồn: BCTC ngân hàng quý III/2021
Theo thống kê của Nhadautu.vn, 10/27 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng trong 9 tháng đầu năm 2021. Điều này là diễn biến bình thường, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế, doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn từ dịch bệnh COVID-19. Nhưng cũng có một điểm rất đáng lưu ý là sự gia tăng mạnh của nợ xấu cả về trị số tuyệt đối cũng như tỷ lệ tương đối của nhóm ngân hàng quốc doanh - đây cũng là nguyên nhân chính đẩy tổng nợ xấu của ngành ngân hàng tăng mạnh 9 tháng qua.
Cụ thể, như Vietcombank, tỷ lệ nợ xấu đã tăng gần gấp đôi đầu năm lên mức 1,1%. Trong đó, nợ xấu nhóm 4 tăng 14 lần, nhóm 5 tăng 45% và chiếm tới 60% tổng nợ xấu; ở Vietinbank, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng gần gấp đôi so với cuối năm 2020 lên mức 1,66%. Trong đó, nợ nhóm 4 tăng gấp 10 lần và chiếm 64% tổng nợ xấu. BIDV dù có tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ, đứng ở mức 1,61% nhưng nợ xấu nhóm 5 cũng chiếm tới 76% tổng nợ xấu. 3 ngân hàng này đã chiếm gần 1/2 tổng tín dụng của 27 ngân hàng niêm yết việc tăng mạnh tỷ lệ nợ xấu cũng như giá trị tuyệt đối sẽ ảnh hưởng lớn tới con số chung toàn ngành.
Theo thông tin được Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh đưa ra: "Tính đến cuối tháng 6/2021, nếu tính cả nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu là 3,66% và thêm cả các khoản nợ không bị chuyển nợ xấu do được cơ cấu lại theo Thông tư 01 thì tỷ lệ này là 7,21%".
Như vậy, đâu đó còn khoảng 5,5% tỷ lệ nợ xấu đang nằm ngoài bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, tương đương với khoáng 380.000 tỷ đồng nợ xấu đang ở dưới dạng nợ xấu bán cho VAMC, nợ tái cơ cấu, tiềm ẩn thành nợ xấu. Con số này cũng gần tương đương với báo cáo mới đây của NHNN về dư nợ tái cơ cấu là tính đến cuối tháng 9, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 01 cho dư nợ 238.000 tỷ đồng (ngoài ra còn khoảng 100.000 tỷ nợ bán cho VAMC).
Tuy nhiên, theo Phó Thống đốc NHNN, đơn vị quản lý và Chính phủ đã cơ bản nắm được thực trạng nợ xấu và đề ra những phương án giải quyết. Các Thông tư 01, 03, 14 là một trong những phương án tạm thời vừa hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và cả ngân hàng để không gây tắc nghẽn mạch máu kinh tế.
Thông tư 03 đã yêu cầu các ngân hàng trích lập dự phòng dần các khoản nợ do ảnh hưởng COVID-19 được tái cơ cấu trong vòng 3 năm (2021, 2022, 2023). Theo đó, trong năm 2021, các ngân hàng phải trích lập tối thiểu 30% cho các khoản nợ tái cơ cấu đang hạch toán ngoại bảng.
Thống kê tỷ lệ trích lập dự phòng và tỷ lệ bao nợ xấu của các ngân hàng có thể thấy những con số rất lớn đã được trích trong 9 tháng.

Nguồn: BCTC ngân hàng quý III/2021

Nguồn: BCTC ngân hàng quý III/2021
Thống kê cho thấy, các ngân hàng có tổng tài sản lớn có ưu thế về nguồn lực hơn để gia tăng dự phòng rủi ro so với nhóm ngân hàng nhỏ. Dẫn đầu về tốc độ gia tăng trích lập dự phòng rủi ro trong 9 tháng đầu năm lần lượt là ACB (tăng 93%), MB (tăng 73%), CTG (tăng 70%), BID (tăng 57%), VPBank (tăng 38%), VCB (tăng 37%); chỉ có 3 ngân hàng giảm trích lập dự phòng rủi ro trong 9 tháng là EIB (-23%), TPBank (-16,6%), PGBank (-3,5%).
Gia tăng trích lập dự phòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, việc này được cho là cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh dù dần được kiểm soát nhưng vẫn còn rất nhiều rủi ro, bất định đến từ nền kinh tế ảnh hưởng tới sức khoẻ của doanh nghiệp; nợ xấu chắc chắn sẽ gia tăng trong cả ngắn và trung hạn. Nhiều ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận quý 3 giảm hoặc tăng rất thấp phần lớn đến từ gia tăng trích lập dự phòng rủi ro.
Về tỷ lệ bao phủ nợ (một trong những chỉ số dùng để đánh giá khả năng phòng thủ của ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến nợ xấu) thì Vietcombank vẫn là ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ bao phủ nợ với 505%, tiếp theo là ACB (297%), TCB (260%), MB (226%) và CTG (225%). Tỷ lệ bao phủ nợ thấp vẫn là những ngân hàng có quy mô tài sản nhỏ như KLB, PGB, BVB, VBB, SGB, ABB (tỷ lệ bao phủ nợ từ 18-70%).
Bảng xếp hạng về trích lập dự phòng của ngân hàng trong quý 4 và cả năm 2021 sẽ còn nhiều thay đổi tuỳ thuộc vào khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng và việc áp dụng quy định của cơ quan quản lý. Đại diện Vietcombank cho biết, ngân hàng này sẽ là ngân hàng đầu tiên trích lập dự phòng 100% cho cả dư nợ tái cơ cấu theo Thông tư 01, 14, 03 của NHNN trong năm 2021. Điều này có thể làm ảnh hưởng lợi nhuận ngân hàng trong năm 2021 nhưng sẽ có lợi trong các năm 2022, 2023 khi các ngân hàng khác tiếp tục phải trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu phát sinh sau Thông tư 14.
Nợ xấu có thể sẽ tiếp tục xấu trong quý IV và gánh nặng dự phòng rủi ro sẽ là gánh nặng, ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận nhiều ngân hàng về cuối năm.
- Cùng chuyên mục
‘Ngược dòng’ thị trường, cổ phiếu VIC tăng hết biên độ
Trong khi VN-Index có phiên điều chỉnh giảm hơn 8 điểm, cổ phiếu VIC đã tăng hết biên độ lên 51.400 đồng/CP. Đây cũng là mức giá cao nhất trong 1 năm qua của VIC.
Tài chính - 13/03/2025 16:04
HoSE dự kiến 7 sự thay đổi khi áp dụng hệ thống KRX
Hệ thống KRX được ấn định vận hành từ tháng 5 hoặc 6. HoSE công bố 7 vấn đề khác so với hệ thống hiện tại mà nhà đầu tư cần lưu ý.
Tài chính - 13/03/2025 13:10
Trái chiều giao dịch của quỹ đầu tư tại Sacombank
Cùng với Pyn Elite Fund, 2 quỹ đầu tư khác cũng giảm tỷ trọng hoặc thoái hết vốn ở Sacombank là Norges Bank (Na Uy), Amersham Industries Limited.
Tài chính - 13/03/2025 11:50
Singapore – Việt Nam tăng cường hợp tác trong quản lý, giám sát thị trường vốn và tài sản số
Ý định thư hợp tác (LOI) được ký kết giữa Singapore – Việt Nam góp phần vào mục tiêu đảm bảo tính toàn vẹn của thị trường thị trường vốn và tài sản số hai nước và khu vực.
Tài chính - 13/03/2025 11:47
Ngân hàng ACB chia cổ tức tỷ lệ 25% năm thứ 5 liên tiếp
Ngân hàng ACB chốt chia cổ tức tỷ lệ 25% cho năm 2024 gồm 15% cổ phiếu và 10% tiền mặt. Theo đó, vốn điều lệ sẽ cán mốc 2 tỷ USD sau chia.
Tài chính - 13/03/2025 11:44
Thủ tướng Chính phủ: Đảm bảo tiếp cận tài chính rộng khắp, bao trùm, toàn diện, bình đẳng
Sáng 12/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo; nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo tiếp cận tài chính rộng khắp, bao trùm, toàn diện, bình đẳng, mọi người dân ở mọi nơi được tiếp cận bình đẳng, được thụ hưởng thành quả và được bảo vệ an toàn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính.
Tài chính - 13/03/2025 11:33
Đầu tư công là 'chìa khóa' thúc đẩy tăng trưởng GDP vượt trội
Theo UOB, tỷ lệ đầu tư vốn của Việt Nam đã duy trì quanh mức 30% GDP trong ít nhất một thập kỷ qua, trong khi Trung Quốc vẫn luôn duy trì trên 40% GDP. Điều này cho thấy, Việt Nam có dư địa để đẩy mạnh đầu tư công, không chỉ để mở rộng tăng trưởng mà còn có thể giảm thiểu tác động tiêu cực nếu thương mại gặp suy thoái.
Tài chính - 13/03/2025 07:00
Chứng khoán Rồng Việt tìm đối tác để tăng vốn lên 3.200 tỷ
Chứng khoán Rồng Việt tiếp tục đặt mục tiêu tăng vốn lên 3.200 tỷ đồng qua trả cổ tức, ESOP và chào bán riêng lẻ.
Tài chính - 12/03/2025 15:06
UBCKNN ấn định lộ trình triển khai hệ thống KRX và cơ chế CCP
UBCKNN công bố 9 nhóm giải pháp để nâng hạng TTCK Việt Nam. Trong đó, hệ thống KRX sẽ triển khai vào tháng 5 hoặc 6 năm nay, cơ chế CCP dự kiến vào năm sau.
Tài chính - 11/03/2025 12:07
CEO Chứng khoán IVS: Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong lộ trình nâng hạng
Ông Huang Bo, Tổng Giám đốc Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam (IVS) cho rằng năm nay thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ, bao gồm cơ hội nâng hạng lên thị trường mới nổi, gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, cũng như thu hút thêm các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài.
Tài chính - 11/03/2025 12:03
EVNFinance đặt mục tiêu lãi gần nghìn tỷ năm 2025
Trong năm 2025, EVNFinance đặt mục tiêu lãi trước thuế 960 tỷ đồng, tăng 36% so với thực hiện năm 2024. Tổng tài sản cuối năm 2025 dự kiến 80.000 tỷ đồng, tăng 34%.
Tài chính - 11/03/2025 08:41
Đằng sau kế hoạch lợi nhuận lao dốc của Sữa Quốc Tế Lof
Sữa Quốc Tế Lof lên kế hoạch lợi nhuận sau thuế khoảng 360 tỷ đến 440 tỷ đồng, giảm 50% - 59%. Một phần do dự án nhà máy sữa Lof Bình Dương bắt đầu đi vào vận hành.
Tài chính - 10/03/2025 15:51
Hoàn thiện hồ sơ Nghị định về tài sản mã hóa trước 13/3
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương sớm hoàn thiện hồ sơ Nghị quyết thí điểm để quản lý các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tài sản mã hóa, báo cáo Thường trực Chính phủ trước ngày 13/3/2025.
Tài chính - 10/03/2025 09:48
Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo 'Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới'
Ngày 19/3, tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức hội thảo 'Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới' nhằm cung cấp những thông tin thiết thực, gợi mở mới mẻ giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp có thêm dữ liệu tham khảo khả tín và hữu ích trước khi ra quyết định đầu tư.
Tài chính - 10/03/2025 06:37
Chứng khoán Vietcap giảm tỷ lệ chi trả cổ tức
Chứng khoán Vietcap sẽ trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt tỷ lệ 6,5% và không thực hiện chia tách cổ phiếu như 3 năm trước.
Tài chính - 09/03/2025 11:38
NCB muốn tăng vốn lên gần 19.000 tỷ đồng
Tại tờ trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, NCB đề xuất phương án chào bán 700 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 59,42% vốn điều lệ ngân hàng tại thời điểm chào bán.
Tài chính - 08/03/2025 21:22
- Đọc nhiều
-
1
Dự báo thị trường Bất động sản Nghệ An 2025
-
2
Người trẻ mất khả năng tích lũy vì giá thuê nhà chiếm một nửa thu nhập
-
3
Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo 'Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới'
-
4
Những thương hiệu OCOP Việt gặt hái thành công bền vững trên TikTok
-
5
CEO Chứng khoán IVS: Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong lộ trình nâng hạng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 3 week ago
'Chương mới' của NCB
Tài chính - Update 2 week ago
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 1 month