TS. Vũ Tiến Lộc: Chủ doanh nghiệp và người lao động đang trên cùng một con thuyền
TS.Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình cho rằng, chủ doanh nghiệp và người lao động đang trên cùng một con thuyền. Đồng thời đề nghị Quốc hội "hãy tin ở quyền tự quyết của họ và sức sống của thị trường lao động ở nước ta".
Sáng 23/10, thảo luận tại hội trường Quốc hội về Bộ luật Lao động (sửa đổi), đại biểu Vũ Tiến Lộc nhận định Bộ Luật Lao động là một dự luật lớn, có tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến hàng chục triệu người lao động, thu hút được sự quan tâm lớn.
TS.Vũ Tiến Lộc cho biết ông nhất trí với nhiều nội dung trong dự án bộ Luật lao động bổ sung sửa đổi lần này.
“Nếu được thông qua, dự luật sẽ tạo ra bước đột phá mới trên hai hướng bao trùm hơn và hội nhập hơn. Bao trùm hơn, bởi vì, lần đầu tiên dự luật đã đưa vào đối tượng điều chỉnh cả trên 55 triệu người trong độ tuổi lao động ở nước ta để bảo vệ và thúc đẩy thực hiện một quyền cơ bản được hiến định của người lao động là quyền có việc làm. Hội nhập hơn vì dự luật đã tiếp cận các tiêu chuẩn lao động quốc tế về lao động trẻ em, về lao động cưỡng bức,.. đã mở đường cho việc thành lập các tổ chức đại diện cho người lao độngở cơ sở ngoài hệ thống tổ chức của Tổng liên đoàn. Đó là yêu cầu phát triển tự thân của thị trường lao động ở nước ta và cũng là để tuân thủ các cam kết hội nhập.
Những đột phá này trong dự luật đã nhận được sự đồng thuận rất cao của các vị đại biểu Quốc hội. Điều này cho thấy tinh thần đổi mới, hội nhập luôn là tâm thế của Quốc hội nước nhà", vị đại biểu Quốc hội nói.
Bên cạnh đó, ông Vũ Tiến Lộc cũng đề nghị giữ nguyên thời gian làm việc theo quy định hiện hành.
Ông cho rằng, đây là quy định phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế và rất nhân văn. Ông phân tích thêm, chúng ta quy định linh hoạt rằng thời gian làm việc tối đa là 48 giờ trong 1 tuần và Nhà nước khuyến khích thực hiện tuần làm việc ít hơn 44 giờ hoặc 40 giờ tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Quy định này hợp lý, hợp tình bởi các lý do sau:
Thứ nhất, hầu hết các quốc gia có trình độ phát triển tương tự như nước ta và đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với chúng ta, đều quy định thời gian làm việc 48 giờ. Chúng ta thì mới chỉ vừa mới thoát khỏi ngưỡng nghèo, và mới là nước có thu nhập trung bình ở trình độ thấp. Năng suất lao động thậm chí còn đang ở mức thấp nhất trong khu vực, thì chúng ta áp dụng mức thời gian lao động như các nước xung quanh là phù hợp. Rút ngắn hơn nữa thời gian lao động sẽ làm suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia, gây trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và khó đưa nước ta thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, nguy cơ lớn nhất đối với tương lai của nền kinh tế Việt Nam.
Thứ hai, giảm thời gian lao động sẽ dẫn tới giảm tiền lương và sẽ làm chậm lại các kế hoạch tăng lương cho người lao động trong những năm tới. Bởi vì, lương tối thiểu hiện tại được các bên nhất trí và Hội đồng tiền lương quốc gia đã thông qua, là mức lương tối thiểu được quy định cho tuần làm việc 48 giờ. Nếu giảm xuống 44 giờ hay 40 giờ thì chắc chắn phải tính toán lại mức lương này cho phù hợp với sức chịu đựng của nền kinh tế.
Thứ ba, do năng suất lao động thấp, nên tiền lương và thu nhập của phần lớn người lao động vẫn chưa cao, nên nếu giảm thời gian làm việc thì đồng nghĩa với việc giảm thu nhập và người lao động vẫn phải tìm thêm việc làm để có thêm thu nhập, mà chủ yếu tại khu vực phi chính thức với nhiều hệ luỵ khó lường.
Kết quả cuối cùng là, giảm giờ làm trong bối cảnh hiện nay sẽ không mang lại lợi ích cho người lao động. Mặt khác, khi chi phí lao động của doanh nghiệp tăng lên, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ giảm sút. Nhiều doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp sản xuất và người lao động sẽ mất việc làm.
Thứ tư, để duy trì sản xuất trong điều kiện giảm giờ làm thì doanh nghiệp buộc phải tuyển thêm lao động, nhưng trong điều kiện thị trường lao động hiện nay, khi tỷ lệ thất nghiệp đang rất thấp, thì các doanh nghiệp rất khó tuyển thêm lao động và do vậy, họ buộc phải thu hẹp sản xuất. Theo tính toán sơ bộ, chỉ riêng với các ngành thuỷ sản, dệt may, da giầy, túi xách, điện tử, lương thực, thực phẩm .v.v. nếu giảm giờ làm việc 4 giờ trong 1 tuần có thể dẫn đến giảm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu ít nhất 20 tỷ USD hàng năm. Điều này ảnh hưởng tức thời tới xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Các doanh nghiệp FDI cũng sẽ tìm tới các nền kinh tế có chi phí lao động thấp hơn để chuyển hướng đầu tư. Việt Nam sẽ khó duy trì được tốc độ tăng trưởng của dòng vốn đầu tư FDI như kỳ vọng, thậm chí có thể xẩy ra tình trạng thoái lui trong đầu tư.
Thứ năm, có ý kiến lập luận rằng, giảm thời gian làm việc tại doanh nghiệp sẽ bảo đảm công bằng với khu vực Nhà nước. Nghe qua có vẻ có lý và mang ý nghĩa nhân văn. Tuy nhiên, nếu suy ngẫm kỹ, chúng ta sẽ thấy không thoả đáng, vì hai khu vực này đang không được đặt trên cùng một mặt bằng thu nhập và tiền lương. Chúng ta đều biết, hiện tại, tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp tại khu vực Hà Nội đã là gần 4,2 triệu đồng/ 1 tháng và đang tăng lên rất nhanh. Trong khi đó, tiền lương cơ sở trong khu vực Nhà nước chỉ ở mức chưa đến 1,5 triệu đồng và tăng rất chậm. Lương của một công chức – kỹ sư mới ra trường không bằng lương của một lao động chưa qua đào tạo ở doanh nghiệp. Vậy nên, rút ngắn thời gian làm việc tại doanh nghiệp về mức của khu vực nhà nước là một yêu cầu có phần khập khiễng trong bối cảnh hiện nay.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình phát biểu tại phiên họp
Về thời gian làm thêm, Chủ tịch VCCI ủng hộ phương án nới rộng có chừng mực khung thoả thuận thời giờ làm thêm, bởi các lý do:
Thứ nhất, tổng số thời gian làm thêm theo thoả thuận của doanh nghiệp Việt Nam đang bị hạn chế ở mức 200 giờ, 300 giờ/năm là thấp hơn nhiều so với các quốc gia đang cạnh tranh lao động với Việt Nam trong khu vực như Bangladesh là 408 giờ, Trung Quốc là 432 giờ, Hàn Quốc là 624 giờ, Indonesia là 728 giờ…
Thứ hai, thời gian làm thêm theo quy định hiện hành là không phù hợp với tính chất thời vụ của những ngành nghề đặc thù. Ví dụ, đối với ngành thuỷ sản (mà tôm là một ví dụ điển hình), nguồn cung ứng nguyên liệu chỉ nhiều nhất trong khoảng 3 đến 5 tháng. Và đây là khoảng thời gian các doanh nghiệp chế biến cần làm thêm giờ để có thể thu mua hết sản phẩm của bà con nông dân. Chuỗi giá trị của ngành thuỷ sản không chỉ liên quan tới 9 vạn lao động trực tiếp của các doanh nghiệp chế biến mà còn liên quan tới công ăn việc làm của gần 5 triệu lao động toàn ngành. Việc không nới rộng thời gian làm thêm của doanh nghiệp chế biến sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu hộ nông dân, doanh nghiệp và người lao động tại những vùng còn rất nghèo của đất nước. Bức tranh tương tựcũng diễn ra trong các ngành dệt may, da giầy, túi xách...
Về tiền lương làm thêm ở Việt Nam, theo quy định hiện hành là 150%, 200% và 300%, đang cao hơn so với mặt bằng chung của các nền kinh tế khác trong khu vực như: Nhật Bản là 125% vào ngày thường, 135% vào ngày nghỉ hàng tuần; Đài Loan là 133,3%, Philippines là 125%, thậm chí tiền lương luỹ tiến của Nhật Bản cũng mới chỉ bằng với tiền lương làm thêm giờ của Việt Nam là 150%.
Do vậy, TS.Vũ Tiến Lộc đề nghị giữ nguyên tiền lương làm thêm như quy định hiện hành, không bổ sung thêm các hạn chế theo tuần và tháng.
“Nếu hạn chế như vậy, thì chúng ta lại vô hiệu hoá khung thời gian làm thêm trên thực tế, gây khó khăn cho cả người lao động và doanh nghiệp và chỉ trao cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với chúng ta.
Làm thêm giờ là “cực chẳng đã” đối với các doanh nghiệp, nhưng cũng là nhu cầu tự nguyện của người lao động. Kết quả khảo sát mới đây của Tổ chức Lao động Quốc tế xác nhận 99% các hợp đồng làm ngoài giờ ở nước ta là có sự thoả thuận tự nguyện của cả hai bên. Tổ chức Lao động Quốc tế cũng cảnh báo một hiện tượng: có tới 70% doanh nghiệp được đánh giá là không tuân thủ đúng giới hạn tăng ca 300 giờ một năm. Điều này phản ánh một thực tiễn, tăng giờ làm thêm nhiều hơn 300 giờ là yêu cầu của cuộc sống và phù hợp với lợi ích của cả người lao động đồng thời với người sử dụng lao động. Xuất phát từ thực tiễn này, Chính phủ đề xuất về việc tăng giờ làm thêm là phù hợp", ông Lộc nêu rõ.
Cuối cùng, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất chế biến nông sản, dệt may, da giầy, điện tử ... là những động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong những năm đầu của tiên của quá trình công nghiệp hoá.
“Đó cũng là những ân nhân của của chúng ta trong tạo việc làm, thúc đẩy hội nhập và phát triển, góp phần đưa nước ta thoát khỏi đói nghèo. Đây là khu vực có nhiều doanh nghiệp, doanh nhân được vinh danh là anh hùng lao động, là chiến sỹ thi đua, là doanh nhân tiêu biểu trong thời kỳ đổi mới. Tuyệt đại bộ phận doanh nghiệp trong ngành là những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Phát triển những ngành này vẫn là lợi ích cốt lõi trong hội nhập mà chúng ta đã phải đánh đổi mới có được trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại tự do. Đừng để những lợi ích này vượt khỏi tay chúng ta khi thể chế kinh tế của chúng ta lại bó tay, bó chân các doanh nghiệp.
Chúng tôi đề nghị Quốc hội tiếp tục ủng hộ sự phát triển của họ, bằng những quyết sách đúng đắn trên cơ sở tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, quyền có việc làm và được làm thêm để có thêm thu nhập chính đáng của người lao động. Chủ doanh nghiệp và người lao động đang trên cùng chung một con thuyền. Hãy tin ở quyền tự quyết của họ và sức sống của thị trường lao động ở nước ta", Chủ tịch VCCI phân tích.
- Cùng chuyên mục
Bóng dáng Capella tại dự án Logistics hơn 1.500 tỷ ở Huế
CTCP Tập đoàn LEC vừa khởi công dự án Trung tâm Logistics Chân Mây với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, kỳ vọng trở thành trung tâm logistics trọng điểm khu vực miền Trung và cả nước.
Đầu tư - 29/03/2025 12:19
Đề xuất hơn 43.500 tỷ đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có tổng chiều dài xấp xỉ 125km (đi qua địa bàn hai tỉnh Bình Định và Gia Lai) với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 43.500 tỷ đồng.
Đầu tư - 29/03/2025 12:19
Sau tổ hợp 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên, Tập đoàn Trump xem xét đầu tư thêm dự án gần TP.HCM
Liên danh giữa Trump Organization và đối tác ở Việt Nam đã lên danh sách rút gọn các địa điểm để triển khai một dự án sân golf hoặc khách sạn gần Thành phố Hồ Chí Minh.
Đầu tư - 29/03/2025 06:45
'Ông trùm' cảng biển 'bắt tay' với cảng Phước An
Việc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) thực hiện khai thác tàu tại cảng Phước An (PAP) - một cảng ngoài hệ thống là chưa từng có trong tiền lệ. Hai bên sẽ tận dụng lợi thế của nhau để mở rộng hệ sinh thái trong ngành, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và kết nối toàn diện trong lĩnh vực logistics.
Đầu tư - 29/03/2025 06:45
Quảng Trị đề nghị đẩy nhanh tiến độ dự án điện gió 2.100 tỷ đồng
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị đẩy nhanh giải phóng mặt bằng tổng thể của dự án Nhà máy điện gió LIG - Hướng Hóa 1, hoàn thành trong tháng 4/2025.
Đầu tư - 29/03/2025 06:30
Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP là mô hình hiện thực hóa chủ trương hợp tác công tư của Đảng, Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Công nghệ - 28/03/2025 16:44
Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số
TP. Huế vừa làm việc với tập đoàn FPT về các nội dung liên về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Công nghệ - 28/03/2025 16:06
Phó Thủ tướng ủng hộ hình thành khu thương mại tự do ở Bình Định
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng ủng hộ việc sớm nghiên cứu hình thành khu thương mại tự do ở khu vực cảng Phù Mỹ (Bình Định).
Đầu tư - 28/03/2025 16:05
Doanh nghiệp muốn ưu tiên cải cách thủ tục hành chính thuế
Thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) và đáp ứng các quy định pháp luật là một trong ba nhóm vấn đề khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt, trong đó TTHC thuế là nhóm thủ tục DN mong muốn ưu tiên cải cách nhất….
Đầu tư - 28/03/2025 15:50
Loạt doanh nghiệp cam kết 'rót' hơn 231.000 tỷ vào Bình Định
Tỉnh Bình Định đã trao bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, đồng thời trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 62 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 231.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 28/03/2025 12:09
Giải pháp nào để hút được 570 tỷ USD vốn đầu tư hạ tầng đến 2040?
Theo dự báo, Việt Nam cần 570 tỷ USD để đầu tư cơ sở hạ tầng từ nay cho đến năm 2040. Do đó, Việt Nam đang tìm cách phát triển các cơ chế tài chính mới cũng như huy động các nguồn tài trợ từ nước ngoài.
Đầu tư - 28/03/2025 11:55
Nhiều dự án bất động sản bỏ hoang ở Đà Nẵng 'tái sinh'
Sau thời gian dài bỏ hoang, nhiều dự án khu đô thị ở Đà Nẵng như: Khu đô thị mới Thuận Phước; Marina Complex, The Legend City DaNang… đã thi công trở lại.
Đầu tư - 28/03/2025 10:29
Thành lập thành viên mới, Viettel nuôi tham vọng xuất khẩu dịch vụ khách hàng
Hoạt động kinh doanh hiệu quả ở 10 quốc gia và với việc thành lập Công ty Dịch vụ Khách hàng, Viettel kỳ vọng dịch vụ khách hàng cũng phải xuất khẩu được.
Đầu tư - 28/03/2025 10:23
Đà Nẵng có thêm dự án căn hộ cao cấp hơn 700 tỷ đồng
Dự án Căn hộ trung tâm thương mại tài chính Đà Nẵng (The APT Tower) do Công ty TNHH An Phước Thạnh làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng.
Đầu tư - 28/03/2025 08:41
New Việt Thắng tái khởi động dự án 450 tỷ ở Huế
Sau một thời gian ngừng thi công, dự án Khu du lịch sinh thái nhà rường Huế đã được CTCP Đầu tư thương mại du lịch New Việt Thắng tái khởi động.
Đầu tư - 28/03/2025 06:21
Đầu tư vào tài sản số đang 'nóng', cần lưu ý những rủi ro gì?
Đầu tư vào các tài sản số đã trở thành xu hướng trên thế giới và Việt Nam, nhưng cũng đi kèm không ít rủi ro và thách thức mà nhà đầu tư cần lưu ý.
Đầu tư - 28/03/2025 06:21
- Đọc nhiều
-
1
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
-
2
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
-
3
Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh
-
4
Số phận nào cho 'siêu' dự án chống ngập ở TP.HCM?
-
5
Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago