'Lợi ích quốc gia sẽ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thông qua dự thảo Bộ luật Lao động mới'

Nhàđầutư
Nhiều ý kiến cho rằng, "lợi ích quốc gia sẽ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở cả trong và ngoài phạm vi lãnh thổ khi thông qua dự thảo Bộ luật Lao động mới".
HẢI ĐĂNG
18, Tháng 09, 2019 | 15:40

Nhàđầutư
Nhiều ý kiến cho rằng, "lợi ích quốc gia sẽ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở cả trong và ngoài phạm vi lãnh thổ khi thông qua dự thảo Bộ luật Lao động mới".

8 vấn đề lớn cần được xem xét sửa đổi, bổ sung

Sáng ngày 18/9, Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi): Những tác động bất lợi và kiến nghị”.

Phát biểu tại buổi hội thảo, TS.Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM cho rằng, những quy định trong dự thảo Bộ luật Lao động (BLLĐ) đã được thảo luận quá nhiều và khó thống nhất, khiến nhiều người có suy nghĩ “chán không muốn nói nữa". Tuy vậy, đó là tình trạng rất không hay trong xây dựng chính sách. Quá trình thảo luận sẽ góp phần xây dựng chính sách tốt, "chính sách tốt cực kỳ quan trọng".

“Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là nguồn nhân lực dồi dào, mọi đóng góp cho tăng trưởng kinh tế đều tạo ra công ăn việc làm, tận dụng tối đa nguồn nhân lực để tăng trưởng. Chính vì vậy, cần khích lệ cộng đồng doanh nghiệp đóng góp ý kiến cho dự thảo BLLĐ; có đạo luật tốt, chính sách tốt sẽ cực kỳ quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội”, TS.Cung nhấn mạnh.

3B46DE10-66B9-47C8-AA05-7676A02150D8

Hội thảo “Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi): Những tác động bất lợi và kiến nghị”.

Tại hội thảo, góp ý cho dự thảo BLLĐ, bà Trần Thị Lan Anh - Phó Tổng thư ký VCCI, Giám đốc văn phòng Giới sử dụng lao động đã nêu lên 8 vấn đề lớn cần được xem xét sửa đổi, bổ sung trong dự thảo, đó là: thời giờ làm thêm và cách tính tiền lương làm thêm giờ; tiền lương; thời gian làm việc bình thường; hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc, tập nghề và cho thuê lại lao động; kỹ thuật lao động; đình công; tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở và một số vấn đề khác.

Theo bà Lan Anh, không nên quy định giới hạn giờ làm thêm theo tuần, theo tháng, chỉ quy định theo năm.

Về tiền lương làm thêm giờ, phía VCCI cũng cho rằng, tiền lương làm thêm giờ ở Việt Nam hiện nay đang cao hơn so với tiền lương làm thêm giờ của nhiều quốc gia khác. Quy định mới sẽ khiến chi phí doanh nghiệp tăng cao, khó quản lý, theo dõi và làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

VCCI đề xuất, lương trả cho người lao động làm thêm giờ được tính như sau: vào ngày bình thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, tết ít nhất bằng 300%.

Về quy định giờ làm việc bình thường, theo nghiên cứu của VCCI, đa số các nước có GDP dưới 3.000 USD/người (trong đó có Việt Nam) đều đang quy định làm việc 48 giờ/tuần. Việc giảm thời gian làm việc bình thường xuống 44 giờ/tuần thay vì 48 giờ/tuần như hiện nay sẽ là suy giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, gây mất niềm tin của khách hàng.

Chưa kể, việc giảm giờ làm được cho là sẽ khiến giảm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn thuế của doanh nghiệp đóng góp cho Nhà nước bị sụt giảm đáng kể.

luat lao dong

Ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần May Sông Hồng phát biểu tại hội thảo.

Ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần May Sông Hồng cũng cho rằng, quy định về số thời gian làm việc cùng chế độ tiền lương trong doanh nghiệp còn quá rườm rà, không luật nào quy định chi tiết đến như trong BLLĐ, điều này sẽ gây thêm rất nhiều phức tạp cho doanh nghiệp.

"Lợi ích quốc gia sẽ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng".

Tổng hợp một số nhận định đánh giá của các hiệp hội về sự cần thiết phải xem lại một số quy định trong dự thảo BLLĐ sửa đổi của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố tại hội thảo cho biết, "lợi ích quốc gia sẽ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở cả trong và ngoài phạm vi lãnh thổ khi thông qua dự thảo BLLĐ mới".

Cụ thể, bên ngoài thì Chính phủ phải đối phó với việc giảm kim ngạch xuất khẩu do “năng lực cạnh tranh yếu kém” của các doanh nghiệp Việt Nam (doanh nghiệp phải gánh thêm những gánh nặng về chi phí nhân công, tăng bảo hiểm xã hội, tăng chi phí và cơ chế hỗ trợ cho nhiều tổ chức đại diện lao động tại cơ sở khi BLLĐ mới được ban hành theo Dự thảo tháng 8/2019…).

Bên trong thì các cơ quan Nhà nước phải nỗ lực xử lý vấn đề thất nghiệp gia tăng, chi phí bảo hiểm thất nghiệp tăng và việc cắt giảm lao động hàng loạt do nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam vốn thiếu nguồn lực về tài chính) không thể trụ nổi trong bối cảnh chịu những tác động của các quy định trong Dự thảo BLLĐ mới.

Lý giải cho nhận định trên, theo các hiệp hội: Thứ nhất, dự thảo BLLĐ mới sẽ có thể làm sụt giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu đã và đang chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của quốc gia. Tuy nhiên, nếu dự thảo BLLĐ sửa đổi được chính thức thông qua với hàng loạt các quy định “ngáng chân” doanh nghiệp sẽ tác động tiêu cực tới kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Thứ hai, dự thảo BLLĐ mới sẽ có thể làm sụt giảm nguồn thu của ngân sách Nhà nước.

Thứ ba, dự thảo BLLĐ mới sẽ có thể làm cho lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu quốc tế trở nên “vô giá trị”.

Thứ tư, dự thảo BLLĐ mới sẽ có thể khiến cho những nỗ lực của Nhà nước hướng tới đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài có thể trở nên vô ích.

Thứ năm, dự thảo BLLĐ mới còn nhiều “điểm mờ” sẽ có thể trở thành “rào cản”, gây ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp.

Thứ sáu, dự thảo BLLĐ mới sẽ có thể khiến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động dôi dư do năng lực tài chính hiện tại của nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam) chưa đáp ứng được các yêu cầu của Dự thảo BLLĐ mới. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Khi hội nhập trên thị trường quốc tế, nguyên tắc hàng đầu giữa các doanh nghiệp là uy tín, là bảo đảm giao hàng đúng thời điểm. Đây chính là nguyên tắc sống còn của doanh nghiệp. Bởi nếu không tuân thủ, trước tiên doanh nghiệp phải chịu thiệt hại trực tiếp là các chế định phạt hợp đồng, sau là mất niềm tin với khách hàng, khó khăn trong việc tìm kiếm bạn hàng mới. Đối với doanh nghiệp lớn, hậu quả này còn tác động lớn đến hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ cùng chuỗi cung ứng phía sau đó.

Nếu doanh nghiệp lại tiếp tục phải đối diện với việc gia tăng nhiều yêu cầu cao hơn, khắt khe hơn về việc sử dụng lao động (theo dự thảo BLLĐ mới) thì khó khăn càng nhân lên gấp bội lần so với hiện nay.

Thay vì tập trung nguồn lực (tài chính, trí tuệ) vào thị trường và đem lại nhiều doanh số xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ phải đối diện với vấn đề lao động và chắc chắn sẽ giảm đi lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu hàng hóa, giảm kim ngạch xuất khẩu, doanh nghiệp dẫn tới bước đường cùng phải giải thể hoặc phá sản.

Thứ bảy, dự thảo BLLĐ mới sẽ có thể khiến nhiều doanh nghiệp phải gia tăng những rủi ro về chi phí lao động bên cạnh những rủi ro mà doanh nghiệp đã và đang phải đối diện liên quan đến thị trường, hàng hóa (nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất, gia công, làm dịch vụ các hàng hóa mang tính đặc thù về thời vụ, hoặc phải xử lý ngay các nguyên liệu nông - lâm - thủy sản tươi sống…). Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ