TP.HCM 'khai tử' dự án hơn 250 tỷ hỗ trợ tuyến buýt nhanh BRT

Nhàđầutư
UBND TP.HCM sẽ yêu cầu chủ đầu tư thực hiện các thủ tục chấm dứt dự án hỗ trợ kỹ thuật cho dự án phát triển giao thông xanh TP.HCM trên hàng lang tuyến xe buýt nhanh BRT số 1.
ĐÌNH NGUYÊN
16, Tháng 08, 2023 | 10:17

Nhàđầutư
UBND TP.HCM sẽ yêu cầu chủ đầu tư thực hiện các thủ tục chấm dứt dự án hỗ trợ kỹ thuật cho dự án phát triển giao thông xanh TP.HCM trên hàng lang tuyến xe buýt nhanh BRT số 1.

Dự án hỗ trợ kỹ thuật cho dự án phát triển giao thông xanh TP.HCM do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Tổng mức đầu tư dự án là 10,77 triệu USD (hơn 250 tỷ đồng), trong đó, 10,5 triệu USD vốn viện trợ không hoàn lại của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) ủy thác WB quản lý, vốn đối ứng 0,27 triệu USD.

Thời hạn thực hiện dự án từ năm 2016-2020. Sau đó, dự án đã được UBND TP.HCM điều chỉnh thành 2018-2022, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM.

Tuy nhiên do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên trong văn bản gửi Bộ KH&ĐT, Tài chính, UBND TP.HCM cho biết, việc triển khai dự án này đã không còn phù hợp.

tuyen-buyt-nhanh-BRT-TPHCM

TP.HCM chấm dứt dự án hỗ trợ tuyến buýt nhanh BRT số 1. Ảnh: Saigon BRT

Cụ thể, hồi cuối tháng 9/2022 và giữa tháng 6 năm nay, WB thông báo ngưng thực hiện dự án tuyến buýt nhanh BRT số 1. Đến ngày 24/7/2023, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM cũng đã có kết luận về việc thống nhất chủ trương ngưng thực hiện dự án theo đề nghị của WB.

Bên cạnh đó, thời gian thực hiện dự án hỗ trợ cho dự án phát triển giao thông xanh TP.HCM là 3 năm, UBND TP.HCM cho rằng là không đủ theo quy định. Đồng thời, do dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc huy động tư vấn nước ngoài nên chủ đầu tư không thể hoàn thiện kịp các đề cương nhiệm vụ, dự toán và hồ sơ mời thầu đến các đơn vị liên quan, dẫn đến xin gia hạn thực hiện dự án.

Về nguyên nhân chủ quan, UBND TP.HCM cho rằng, sau khi WB có thư ngày 1/7/2022 thông báo không thể gia hạn cho khoản viện trợ, chủ đầu tư và các sở ngành liên quan chưa kịp thời tham mưu UBND TP.HCM báo cáo tình hình dự án cho Bộ KH&ĐT, Tài chính.

Vì vậy, UBND TP.HCM sẽ yêu cầu chủ đầu tư thực hiện các thủ tục kết thúc dự án theo quy định tại Nghị định 114/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

Dự án hỗ trợ kỹ thuật cho dự án phát triển giao thông xanh TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016. Song cùng với "số phận" tuyến buýt nhanh BRT số 1 đến nay, dự án này chính thức "khai tử".

Trước đây, mục tiêu của dự án là nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả của hệ thống giao thông công cộng dọc theo hành lang ưu tiên cao ở TP.HCM.

Quy hoạch phân khu từng quận huyện dọc hành lang và thiết kế đô thị dọc hành lang được điều chỉnh phù hợp tạo điều kiện cho việc thực hiện quy hoạch phát triển theo định hướng TOD (định hướng phát triển giao thông công cộng làm cơ sở phát triển đô thị); một cơ chế khuyến khích thành phần tư nhân tham gia đầu tư hạ tầng giao thông công cộng được xây dựng; khung pháp lý và quy định nhằm phát triển đô thị tinh gọn, bền vững, tập trung quanh trạm dừng giao thông công cộng khối lượng lớn trên nguyên tắc TOD.

Ngoài ra, không gian công cộng điển hình được xây dựng dọc hành lang nhằm tăng tính thu hút của hệ thống BRT và việc phát triển đô thị xung quanh trạm dừng BRT; số lượng hành khách sử dụng hệ thống xe buýt nhanh tăng từ 24.700 hành khách/ngày lên 27.000 hành khách/ngày tại thời điểm năm thứ 5 sau khi bắt đầu dự án và từ 27.000 hành khách/ngày lên 29.000 hành khách/ngày vào năm thứ 6.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ