TP.HCM cần làm gì để khôi phục nền kinh tế sau dịch COVID-19?

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, điều quan trọng nhất lúc này là chính quyền, doanh nghiệp, người dân và toàn hệ thống chính trị phải đoàn kết một lòng, siết chặt tay nhau để vừa giữ được thành quả của TP.HCM trong phòng chống dịch COVID-19, vừa khôi phục, phát triển kinh tế trong giai đoạn bình thường mới.
KỲ PHONG
05, Tháng 05, 2020 | 11:45

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, điều quan trọng nhất lúc này là chính quyền, doanh nghiệp, người dân và toàn hệ thống chính trị phải đoàn kết một lòng, siết chặt tay nhau để vừa giữ được thành quả của TP.HCM trong phòng chống dịch COVID-19, vừa khôi phục, phát triển kinh tế trong giai đoạn bình thường mới.

Ngày 5/5, UBND TP.HCM đã tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với sự tham gia của 50 doanh nghiệp nhiều lĩnh vực, đại diện 14 hiệp hội ngành nghề và lãnh đạo 11 sở ngành, đơn vị liên quan sẽ cùng bàn về vấn đề, giải pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế sau dịch COVID-19.

Tại buổi tọa đàm, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhận định, trước sự tác động của đại dịch COVID-19, nền kinh tế của TP.HCM chỉ đạt mức tăng trưởng 0,42% so với cùng kỳ năm 2019, đây là mức tăng trưởng thấp nhất của TP từ năm 1986 đến nay. Bên cạnh những thành quả đạt được trong công tác phòng, chống COVID-19, TP.HCM chấp nhận hy sinh một phần lợi ích kinh tế.

IMG_5190

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong.

Theo ông Phong, với vai trò là nền kinh tế đầu tàu của khu vực và cả nước, TP.HCM luôn đạt mức tăng trưởng hàng năm cao hơn cả nước từ 1,1 đến 1,2 lần. Do đó, hiện tại là khoảng thời gian cần tìm ra và làm ngay những biện pháp vực dậy nền kinh tế của địa phương, tránh những hệ lụy xấu cho các doanh nghiệp, người lao động và toàn xã hội.

 "Sự tác động của đại dịch nằm ngoài khả năng dự báo của chúng ta. Điều quan trọng nhất lúc này là chính quyền, doanh nghiệp, người dân và toàn hệ thống chính trị phải đoàn kết một lòng, siết chặt tay nhau để vừa giữ được thành quả của TP.HCM trong phòng chống dịch COVID-19, vừa khôi phục, phát triển kinh tế trong giai đoạn bình thường mới. Lãnh đạo TP sẽ lắng nghe, ghi nhận và chuyển hóa thành những chỉ đạo, phương án cụ thể để duy trì sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô và tìm cơ hội phát triển sau dịch bệnh", Chủ tịch UBND TP.HCM kêu gọi và khẳng định.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cũng xác định, TP.HCM hiện đang phải đối diện với 4 thách thức trong công cuộc khôi phục, phát triển nền kinh tế do tác động của dịch COVID-19. Trong  đó, TP cần tìm câu trả lời cho việc thị trường xuất, nhập khẩu sẽ phải làm gì khi các chuỗi cung ứng bị đứt gãy nghiêm trọng do tác động của dịch bệnh; tìm ra thời điểm thích hợp mở cửa phát triển du lịch quốc tế;

Đối với thị trường nội địa, các doanh nghiệp cần tìm cách để vực dậy sức mua của người dân sau đại dịch trong bối cảnh người dân đã nhìn nhận lại hành vi tiêu dùng trong suốt thời gian diễn ra dịch bệnh; TP cần những biện pháp mới và hiệu quả hơn trong việc phòng, chống dịch bệnh cũng như giải quyết việc làm cho người lao động…

Chủ tịch UBND TP.HCM cũng đề nghị các sở, ngành tìm giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thủ tục để nhanh chóng đưa các gói hỗ trợ đến doanh nghiệp, người lao động, tìm kiếm, khai thác các thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường lớn để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm cũng cho biết, TP sẽ tổ chức nghiên cứu, xây dựng kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế từng quý và cả năm 2020, dự báo đánh giá chỉ số từng ngành, lĩnh vực; qua đó có giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên, tiềm năng, có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn vào GRDP nhằm đạt mức tăng trưởng cao nhất.

Trình bày ý kiến tại buổi tọa đàm, ông Lâm Ngọc Minh Tổng Giám đốc Công ty TNHH nệm Mousse Liên Á, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM cho rằng, TP.HCM nói riêng và cả VN nói chung có lợi thế là được nới lỏng cách ly xã hội sớm hơn các nước, giúp các doanh nghiệp tái khởi động sản xuất, kinh doanh sớm. 

Ông Minh nhận định, những ngày qua có nhiều tín hiệu khởi sắc khi người dân đã mua sắm trở lại. Hiện doanh nghiệp cần nhất là dòng tiền để duy trì hoạt động, do đó các cơ quan chức năng nên ưu tiên quan tâm đến các chính sách về giãn thời gian đóng thuế, bảo hiểm xã hội và những chi phí khác.

“Thời buổi khó khăn này, các chính sách cho doanh nghiệp phải nhanh nhạy hơn, chứ không như quy trình khuyến mãi sản phẩm thường phải trình lên Sở Công thương và chờ sau 7 ngày mới chạy. Bây giờ doanh nghiệp cần nhanh nên những vấn đề như khuyến mãi hay nhiều thủ tục khác cần tăng tốc, giảm thời gian để kịp thời hơn cũng là cách tốt để hỗ trợ doanh”, ông Minh nói.

Đồng quan điểm với ông Minh, bà Lý Kim Chi Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM cho biết, vừa qua nhiều doanh nghiệp rất khó khăn khi tiếp cận các ưu đãi, các điều kiện vay vốn... vì thủ tục thẩm định, chứng minh thiệt hại còn phức tạp, rườm rà, doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ khó tiếp cận nên TP cần đề nghị ngân hàng nhà nước sớm có hướng dẫn cụ thể về quy trình chuẩn, công khai, minh bạch, hạn chế việc "xin - cho" bằng quan hệ, lợi dụng chính sách.

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho hay, thời gian qua HoREA đã có rất nhiều kiến nghị lên TP.HCM cũng như Chính phủ về giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản, nổi bật là vấn đề về dự án nhà ở có xen kẽ đất do nhà nước quản lý và quy trình cấp phép một dự án bất động sản có đất hỗn hợp.

Theo ông Châu, gần 160 dự án bất động sản liên quan đến đất công bị dừng lại từ năm 2017 đến nay vẫn gặp khó. Vừa qua cũng đã có một số dự án tiếp tục được triển khai rồi nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa thể triển khai tiếp. Qua đó, đề nghị các cơ quan trung ương và TP.HCM phối hợp làm việc giải quyết để doanh nghiệp sớm tìm được lối ra.

Mặt khác, liên quan đến quy trình và thực thi thủ tục hành chính thực hiện dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp, Chủ tịch HoREA cho rằng, trước đây quy định có 6 bước, sau đó Hiệp hội kiến nghị giảm xuống còn 5 bước, mới đây UBND TP.HCM đã kết luận sẽ gộp bước 4 vào bước 5 để tiến hành làm song song.

"Về câu chữ thì rõ ràng đây là một cải cách lớn khi giảm thủ tục từ 6 bước xuống còn 4 bước. Nhưng bản chất thì không phải như vậy. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đã có báo cáo 19 vấn đề của các doanh nghiệp liên quan đến hơn 30 dự án trực tiếp trong cuộc họp với UBND TP.HCM ngày 22/2 đến nay nhưng vẫn chưa giải quyết được", ông Châu nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ