[Gặp gỡ thứ Tư] Chính phủ cần sự tham gia của toàn dân để phục hồi kinh tế
Trong bối cảnh ngân sách có hạn, Chính phủ cần dựa vào sự chung tay hỗ trợ của doanh nghiệp và người dân, đồng thời khuyến khích các hoạt động xã hội hóa mới có thể đạt được mục tiêu dập dịch và hồi phục kinh tế sau dịch.
Bố trí đủ nguồn lực để vừa đối phó với dịch COVID-19, vừa thực thi các gói hỗ trợ kích thích kinh tế và duy trì những nguồn lực tăng trưởng dài hạn thực sự là bài toán khó với các nhà điều hành vĩ mô và cơ quan tham mưu chính sách cho Chính phủ.
Với mong muốn đóng góp thêm những ý kiến mới, nhằm bảo tồn nguồn lực và đẩy nhanh quá trình hồi phục kinh tế Việt Nam sau dịch, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Tô Trung Thành – Trưởng phòng nghiên cứu khoa học thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân.
Ông đánh giá thế nào về tác động của dịch COVID-19 với kinh tế Việt Nam thời gian qua?
PGS.TS Tô Trung Thành: Tác động của dịch COVID-19 tới nền kinh tế có thể có nhiều kênh. Ở kênh trực tiếp là tác động của các hoạt động và chi phí phòng dịch, cũng như chữa trị bệnh trong các ngành liên quan đến y tế.
Còn kênh gián tiếp là tác động từ hành vi phản ứng/đối phó của các thành phần kinh tế trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, bao gồm: hành vi của chính phủ (lệnh cách ly, đóng cửa biên giới, hạn chế giao thương, cấm các hoạt động văn hóa thể thao du lịch), hành vi của doanh nghiệp và tổ chức (tự hạn chế các hoạt động sản xuất kinh doanh), hành vi của người tiêu dùng (hạn chế giao tiếp, hạn chế mua bán và du lịch, tự cách ly).
Những kênh tác động trên đã tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ, nhiều chiều và lâu dài lên nền kinh tế. Theo đó, kinh tế sẽ suy giảm nhanh chóng do các kênh trên có tạo tác động khiến cả tổng cung và tổng cầu đều giảm mạnh. Ở tổng cung là hiện tượng các doanh nghiệp suy giảm sản xuất, bị gián đoạn nguồn cung nguyên liệu đầu vào. Ở tổng cầu là tình trạng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đầu tư sản xuất suy giảm, gía trị xuất khẩu giảm mạnh.

PGS.TS Tô Trung Thành. Ảnh: Hoàng Văn.
Việt Nam hiện là nền kinh tế có độ mở lớn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP tính tới cuối năm 2019 đã lên đến 200%, mức cao nhất trong khu vực. Trong bối cảnh đó, khu vực đối ngoại, gồm hai cấu phần xuất nhập khẩu và đầu tư FDI là đầu tầu cho tăng trưởng trong những năm qua đang và sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do diễn biến xấu từ thế giới.
Từ đây, có thể dự báo mức độ tác động của dịch COVID-19 đến nền kinh tế sẽ bị khuyếch đại thêm nhiều lần.
Ông có thể đưa ra dự báo về kịch bản kinh tế Việt Nam quý II và cả năm 2020 nếu dịch chưa được kiểm soát hoàn toàn?
PGS.TS Tô Trung Thành: Nếu dịch chỉ kéo dài 2-3 tháng, đa phần doanh nghiệp bị ảnh hưởng vẫn có thể chịu đựng được. Có thể một số các doanh nghiệp nhỏ sẽ phải tạm ngừng hoạt động do không đủ vốn lưu động để bù đắp cho chi phí thuê lao động và thuê mặt bằng kinh doanh.
Nhưng các doanh nghiệp quy mô lớn và trường vốn vẫn có thể trả cho người lao động có hợp đồng ở mức lương tối thiểu. Lúc này, đa số người lao động sẽ sử dụng tiền tiết kiệm để chi tiêu thay vì đi tìm việc làm mới. Kết quả, cầu đối với phần còn lại của nền kinh tế chỉ bị ảnh hưởng đôi chút.
Song nếu dịch tiếp tục kéo dài thêm 3 tháng, 6 tháng, thậm chí đến hết năm, khả năng nền kinh tế có thể rơi vào thời kỳ suy thoái là rất cao nếu không có những giải pháp đột phá và quyết liệt.
Những kênh tác động ở trên đã phân tích sẽ tiếp tục bị xoáy sâu bởi vòng xoáy tổng cung giảm, sản xuất suy giảm, doanh nghiệp không thể trụ vững phải ngưng sản xuất, sa thải lao động, thu nhập người lao động giảm xuống, khiến tổng cầu giảm, tiếp tục làm sản xuất suy giảm...
Vòng xoáy này tiếp tục tạo ra tác động lớn hơn các nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó có không ít bạn hàng quan trọng của Việt Nam cũng rơi vào tình trạng suy thoái. Suy thoái trong nền kinh tế thực cũng sẽ gây áp lực lớn đến đến hệ thống tài chính, tiền tệ - xương sống của nền kinh tế, rồi tiếp tục tác động ngược trở lại khu vực kinh tế thực.
Về dài hạn, các nguồn lực của nền kinh tế được dành cho ngành y tế cho công tác phòng và chữa bệnh ngày càng gia tăng, trong bối cảnh tổng ngân sách suy giảm do nguồn thu giảm sút mạnh. Theo đó, các nguồn lực cho đầu tư phát triển suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, vốn con người cũng bị suy giảm mạnh cho bệnh tật, chất lượng giáo dục suy giảm. Theo đó, tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế cũng có thể bị ảnh hưởng.
Hiện dịch tại Trung Quốc chưa được kiểm soát hoàn toàn, điều này sẽ tác động ra sao tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam?
PGS.TS Tô Trung Thành: Trong ấn phẩm thường niên của trường Đại học Kinh tế quốc dân “Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2019”, nhóm nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số kịch bản tác động của riêng việc hạn chế giao thương với Trung Quốc đến kinh tế Việt Nam.
Nếu tổng hòa kịch bản xuất nhập khẩu tiểu ngạch với Trung Quốc giảm 30%, thiệt hại doanh thu du lịch 5,9 tỷ USD và nhập khẩu từ Trung Quốc cho sản xuất giảm 5% thì GDP dự báo có thể giảm 0,6%. Trong kịch bản tổng hòa các yếu tố, nếu thiệt hại doanh thu du lịch nặng nề hơn (7,79 tỷ USD) thì GDP dự báo sẽ giảm 0,8%.
Còn nếu tính cả ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thì GDP có thể giảm sâu hơn. Theo số liệu ước tính ảnh hưởng của thời tiết khiến nhóm ngành nông lâm, thuỷ sản giảm khoảng 1%, tính toán từ bảng cân đối liên ngành liên vùng giữa ĐBSCL và phần còn lại của Việt Nam cho thấy GDP cả nước giảm khoảng 0,1%.
Kết hợp hai yếu tố trên có thể kéo giảm GDP cả nước 0,7% - 0,9%. Nếu tính cả tác động của COVID-19 hiện đã lan rộng ra các khu vực khác của thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu chắc chắn nền kinh tế còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều.
Ông có khuyến nghị chính sách gì để đối phó với tác động của dịch bệnh?
PGS.TS Tô Trung Thành: Dịch COVID-9 có thể sẽ còn kéo dài thêm 6-7 tháng nữa hoặc hơn nữa. Chính phủ cần có những giải pháp để giúp nền kinh tế phục hồi. Song trước khi áp dụng những giải pháp đó, Chính phủ vẫn cần ưu tiên nguồn lực nhằm ngăn ngừa, phát hiện, cách ly và dập dịch để đảm bảo dịch không được lây lan trên diện rộng.
Sau khi dịch đã được kiểm soát, bảo đảm cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh diễn ra một cách an toàn, Chính phủ có thể nghiên cứu, áp dụng một số chính sách sau.
Thứ nhất, không nên lạm dụng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước chủ yếu đảm bảo và hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại để giúp các NHTM có thể hỗ trợ về điều kiện tín dụng, giảm lãi suất, hay cơ cấu lại thời hạn trả nợ.... cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì đại dịch, đặc biệt là các DN tư nhân và DN vừa và nhỏ.
Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp giă tăng được tính thanh khoản – điểm mấu chốt giúp các doanh nghiệp trụ lại được trong giai đoạn khó khăn này. Cần lưu ý, Chính phủ hỗ trợ và khuyến khích các TCTD chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, chứ không nên là chính sách kích thích kinh tế và hỗ trợ lãi suất quy mô lớn như năm 2009. Việc gia tăng mạnh cung tiền và tín dụng mới có thể có rủi ro về lạm phát. Cần kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trong dài hạn.

PGS.TS Tô Trung Thành cho rằng Chính phủ cần sự tham gia của toàn dân phục hồi kinh tế. Ảnh: Quỳnh Danh/Zing
Thứ hai, thay vì tập trung vào chính sách tiền tệ, chính phủ cần tập trung hơn vào chính sách tài khóa chủ động, giúp cho các doanh nghiệp giảm được các gánh nặng chi phí, từ đó chống đỡ tốt hơn trong đại dịch. Nên tập trung áp dụng một số chính sách miễn giảm thuế phí, phí; giãn thuế VAT, thuế TNDN, BHXH cho các DN phải ngưng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng do dịch COVID-19.
Hiện nay các chi phí liên quan đến lương như BHXH đang là một gánh nặng lớn đối với doanh nghiệp, nên không những giãn đóng BHXH mà cần cân nhắc để miễn hoặc giảm đóng BHXH cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19.
Chính phủ cũng cần có những cải cách chính sách thuế theo hướng giảm mạnh suất thuế TNDN cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh các nguồn lực tư nhân và FDI đều bị giảm sút do dịch COVID-19, thì vai trò vốn từ ngân sách Nhà nước trở nên quan trọng và cần được tăng cường.
Thứ ba, để duy trì được tổng cầu của nền kinh tế, không để suy giảm mạnh và xoáy sâu vào suy thoái, Chính phủ phải chủ động củng cố và gia tăng chi tiêu cho an sinh xã hội; tăng trợ cấp thất nghiệp, kéo dài thời hạn nhận bảo hiểm thất nghiệp, và giải quyết các thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp nhanh chóng; giảm thuế cho nhóm thu nhập thấp; nâng mức khởi điểm thuế thu nhập cá nhân; hỗ trợ nhóm người dễ bị tổn thương (lao động trình độ thấp, lao động khu vực phi chính thức, khu vực doanh nghiệp nhở và vừa,...)
Thứ tư, với nguồn lực ngân sách hạn hẹp hiện nay, để có đủ nguồn lực vừa để đối phó với dịch bệnh COVID-19, vừa phải thực thi các gói hỗ trợ kích thích kinh tế, vừa phải duy trì những nguồn lực tăng trưởng dài hạn, Chính phủ cần dựa vào sự tham gia của toàn dân chứ không thể chỉ dựa vào nguồn lực của Chính phủ. Vì vậy, khuyến khích các hoạt động xã hội hóa, đóng góp của doanh nghiệp và người dân chung tay chi phí cho dịch bệnh là rất cần thiết hiện nay.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Đề nghị giảm thuế mặt hàng chịu chính sách thuế đối ứng của Mỹ
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho biết, có ý kiến đề nghị rà soát để xem xét đối với một số mặt hàng chịu tác động của chiến tranh thương mại và chính sách thuế đối ứng của Mỹ.
Sự kiện - 13/05/2025 19:16
TS. Lê Xuân Nghĩa: Nghị quyết 68 không phải 'cây đũa phép'
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị ra đời hứa hẹn tạo ra một bước ngoặt lịch sử thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đồng thuận rằng, đây mới là bước khởi đầu, chính sách cần được cụ thể hóa thành hành động thiết thực.
Sự kiện - 13/05/2025 16:46
Doanh nhân Hồ Nhân và giấc mơ vaccine dang dở
Cuộc đời gần 60 năm của doanh nhân Hồ Nhân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ sinh học dược Nanogen khép lại, giấc mơ vaccine của vị Tiến sỹ công nghệ sinh học vẫn còn đó, và là di sản mở ra những con đường nghiên cứu mới trong lĩnh vực vaccine nói riêng và công nghệ sinh học nói chung.
Sự kiện - 13/05/2025 14:44
'Cần cơ chế quản lý rủi ro tại Khu Thương mại tự do Hải Phòng'
Thành lập Khu Thương mại tư do tại TP. Hải Phòng cần có cơ chế quản lý rủi ro, giám sát bảo đảm một mặt thông thoáng song giữ vững an toàn tài chính, an ninh kinh tế.
Sự kiện - 13/05/2025 12:53
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, khắc phục hạn chế, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Sự kiện - 13/05/2025 10:00
Tổng Bí thư Tô Lâm và tư duy lý luận mới về kinh tế tư nhân
Bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm, đăng trên các cơ quan báo chí ngày 11/5/2025, có thể xem là một cột mốc quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.
Sự kiện - 13/05/2025 07:29
Thủ tướng: Hoan nghênh các doanh nghiệp Thụy Điển tăng cường đầu tư vào Việt Nam
Thủ tướng nhất trí hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho hàng hóa của mỗi bên thâm nhập thị trường của nhau, đặc biệt là các mặt hàng nông sản.
Sự kiện - 12/05/2025 22:25
'Miễn thuế 3 năm cho doanh nghiệp công nghệ là quá ngắn'
Cho rằng quy định miễn thuế thu nhập đối với doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, khoa học công nghệ không quá 3 năm là quá ngắn, các đại biểu Quốc hội đề nghị kéo dài thời gian hơn, thậm chí là 5 năm để khuyến khích đầu tư.
Sự kiện - 12/05/2025 16:04
Hải Phòng khởi công, khánh thành 12 dự án có tổng mức đầu tư 'khủng'
Chiều 11/5, UBND TP. Hải Phòng tổ chức sự kiện đồng loạt khởi công, khánh thành 12 công trình trọng điểm tại Trung tâm Chính trị - Hành chính mới thuộc khu đô thị Bắc Sông Cấm, TP. Thủy Nguyên.
Sự kiện - 12/05/2025 07:30
Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31/10/2025, sớm hơn 2 tháng so với mục tiêu ban đầu đã đề ra; trong đó ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ (xong trước ngày 27/7) và người có công với cách mạng (xong trước ngày 2/9).
Sự kiện - 12/05/2025 06:40
Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa top đầu ở Nga
Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại tỉnh Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày, trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc top nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Sự kiện - 11/05/2025 17:17
Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế
Một trong những nhiệm vụ cấp bách thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68 mà Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đó là xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành "chiến sỹ" trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách. Bảo vệ, hỗ trợ, khuyến khích, tôn vinh đội ngũ doanh nhân có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước.
Sự kiện - 11/05/2025 16:39
Nghị quyết 68-NQ/TW: Trang sử mới của kinh tế tư nhân
Hiếm có Nghị quyết nào vừa được ban hành đã nhận được sự quan tâm, đón nhận của xã hội với nhiều cảm xúc, kỳ vọng như Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành hôm 4/5/2025
Sự kiện - 11/05/2025 07:59
Việt Nam, Nga trao nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng, khoa học-công nghệ, y tế
Các văn kiện hợp tác được trao dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sau hội đàm của hai nhà lãnh đạo.
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
Kỷ nguyên mới không chờ doanh nghiệp thích ứng
Như một lời hiệu triệu, kêu gọi, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới không chờ đợi chúng ta kịp thích ứng; nó chỉ gọi tên những ai dám ước mơ lớn và hành động quyết liệt…”
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải bãi bỏ toàn bộ các thủ tục về công bố hợp quy vì loại thủ tục này không phát huy hiệu quả trong thực tế, gây phiền hà, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
Sự kiện - 10/05/2025 13:17
- Đọc nhiều
-
1
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
2
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
-
3
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
-
4
'Cần lộ trình đánh Thuế tiêu thụ đặc biệt để doanh nghiệp thích ứng'
-
5
APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago