TP.HCM cần hơn 21.000 tỷ đồng cho giao thông đường thủy

Trong giai đoạn 2020-2050, TP.HCM sẽ cần hơn 21.000 tỷ đồng cho giao thông đường thủy. Cũng như, thành phố sẽ sử dụng khoảng 4.100 tỷ đồng đầu tư cho các dự án cảng, luồng tuyến. Đặc biệt, vốn cho duy tu, bảo trì các tuyến đường thủy được tính khoảng 570 tỷ đồng mỗi năm, tức trong 30 năm cần 17.100 tỷ đồng.
KỲ PHONG
31, Tháng 08, 2020 | 11:42

Trong giai đoạn 2020-2050, TP.HCM sẽ cần hơn 21.000 tỷ đồng cho giao thông đường thủy. Cũng như, thành phố sẽ sử dụng khoảng 4.100 tỷ đồng đầu tư cho các dự án cảng, luồng tuyến. Đặc biệt, vốn cho duy tu, bảo trì các tuyến đường thủy được tính khoảng 570 tỷ đồng mỗi năm, tức trong 30 năm cần 17.100 tỷ đồng.

Sở GTVT TP.HCM vừa có báo cáo gửi Cục Đường thủy nội địa Việt Nam về quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa tại TP.HCM giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Qua đó, thành phố sẽ ưu tiên bố trí nguồn lực để tổ chức đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ kết nối với hệ thống cảng biển.

Theo Sở GTVT, trong giai đoạn 2020 – 2050, TP.HCM sẽ cần hơn 21.000 tỷ đồng cho giao thông đường thủy. Cũng như, thành phố sẽ sử dụng khoảng 4.100 tỷ đồng đầu tư cho các dự án cảng, luồng tuyến.

Đặc biệt, vốn cho duy tu, bảo trì các tuyến đường thủy được tính khoảng 570 tỷ đồng mỗi năm, tức trong 30 năm cần 17.100 tỷ đồng.

Trong đó, thực hiện nạo vét luồng, nâng cấp các công trình vượt sông đạt cấp kỹ thuật, 3 tuyến kết nối khu Đông thành phố với khu cảng Cát Lái trên sông Đồng Nai, bốn tuyến từ nội thành kết nối đến cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) và tuyến vành đai trong, vành đai ngoài.

Tập trung phát triển cảng, bến thủy nội địa phục vụ vận tải hàng hóa, hành khách và du lịch. Hệ thống cảng, bến sẽ xây dựng theo quy hoạch, đồng thời hoàn chỉnh các cảng cạn ICD để tăng khả năng trung chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp, chế xuất đến khu cảng biển, xây dựng hoàn chỉnh bến tàu quốc tế tại Mũi Đèn Đỏ.

8a7bf6904aedb5b3ecfc

Trong giai đoạn 2020 – 2050, TP.HCM sẽ cần hơn 21.000 tỷ đồng cho giao thông đường thủy.

Đầu tư cảng thuỷ nội địa – cảng cạn như: Cảng thuỷ nội địa (ICD) Long Bình, quận 9 phục vụ di dời khu cảng Trường Thọ (50 ha); cảng thuỷ nội địa Khu công nghệ cao (6ha); cảng thuỷ nội địa Củ Chi (15 ha); đầu tư xây dựng cảng thuỷ nội địa Phú Đinh, quận 8 giai đoạn 2 (60 ha); cảng thuỷ nội địa Khu công nghiệp Cát Lái trên sông Đồng Nai (66 ha). Triển khai kế hoạch di dời nhà ven và trên sông, kênh, phục vụ chỉnh trang đô thị.

Xây dựng giải pháp phát triển ngành dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố (trung tâm logistics Long Bình, Cát Lái, Linh Trung, Khu công nghệ cao, Tân Kiên, Củ Chi, Hiệp Phước). Cần đồng bộ hạ tầng, tăng khả năng kết nối vận tải đa phương thức đến các trung tâm logistics, ICD, kho bãi, trung tâm phân phối phục vụ cho hàng xuất nhập khẩu, thương mại nội địa. Thúc đẩy sử dụng vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ và đường sắt.

Ngoài ra, định hướng còn phát triển kết nối giữa TP.HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ thông qua 5 tuyến chính gồm Sài Gòn - Thị Vải, Sài Gòn - Bến Súc, Sài Gòn - Bến Kéo (sông Vàm Cỏ Đông), Sài Gòn - Mộc Hóa (sông Vàm Cỏ Tây) và Sài Gòn - Hiếu Liêm (sông Đồng Nai).

Kết nối các tỉnh Tây Nam Bộ, từ TPHCM sẽ thông qua các tuyến chính gồm Sài Gòn - Hà Tiên, Sài Gòn - Kiên Lương, Sài Gòn - Cà Mau, duyên hải Sài Gòn - Cà Mau và tuyến ven biển từ TPHCM đến Kiên Giang.

Thông tin về nguồn vốn thực hiện, Sở GTVT cho biết, ngoài nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đường thuỷ sử dụng vốn ngân sách nhà nước (trung ương và của TP.HCM). Trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, để thoả mãn nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa. Như vậy, cần phải tìm và huy động nhiều nguồn lực khác nhau, thực hiện nhiều phương thức đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư.

Theo đó, các giải pháp huy động vốn và hỗ trợ về vốn như: Xây dựng cơ chế sử dụng quỹ đất trên hành lang bờ sông cho tổ chức, cá nhân thuê để xã hội hoá đầu tư kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa hiện có để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Hiện UBND TP.HCM đã cơ bản thống nhất với đề xuất của Sở GTVT cũng chỉ đạo đơn vị này tổng hợp, cập nhật quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy vào đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chung của thành phố giai đoạn 2020 - 2030.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24900.00 24920.00 25240.00
EUR 26183.00 26288.00 27459.00
GBP 30590.00 30775.00 31725.00
HKD 3138.00 3151.00 3253.00
CHF 26916.00 27024.00 27854.00
JPY 159.28 159.92 167.24
AUD 15962.00 16026.00 16515.00
SGD 18096.00 18169.00 18702.00
THB 665.00 668.00 695.00
CAD 17894.00 17966.00 18490.00
NZD   14679.00 15171.00
KRW   17.38 18.92
DKK   3516.00 3644.00
SEK   2267.00 2354.00
NOK   2263.00 2352.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ