TP. Cần Thơ giải ngân vốn đầu tư công chỉ mới đạt hơn 13% kế hoạch năm

Nhàđầutư
Tính đến hết tháng 5/2022, TP. Cần Thơ giải ngân vốn tư công chỉ mới đạt 13,22% so với kế hoạch, chưa bằng 50% so với mức bình quân của cả nước, thông tin trên vừa được lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ cho biết tại phiên họp giải trình về thực hiện đầu tư công do HDND TP. Cần Thơ tổ chức.
AN HÒA
04, Tháng 06, 2022 | 16:23

Nhàđầutư
Tính đến hết tháng 5/2022, TP. Cần Thơ giải ngân vốn tư công chỉ mới đạt 13,22% so với kế hoạch, chưa bằng 50% so với mức bình quân của cả nước, thông tin trên vừa được lãnh đạo UBND TP. Cần Thơ cho biết tại phiên họp giải trình về thực hiện đầu tư công do HDND TP. Cần Thơ tổ chức.

dau tu cong 2

Lần đầu tiên HĐND TP. Cần Thơ tổ chức kỳ họp giải trình về công tác giải ngân vốn đầu tư công. Ảnh An Hòa

Nhiều chủ đầu tư chưa giải ngân được đồng nào

Cụ thể, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển cho biết, năm 2022, tổng kế hoạch vốn đầu tư công thành phố được giao (Nghị quyết số 69/NQ-HĐND)  hơn 7.500 tỷ đồng. Trong đó ngân sách trung ương giao hơn 2.700 tỷ đồng, còn lại là các nguồn khác.

Ngay từ đầu năm, UBND thành phố đã bố trí cho các chủ đầu tư và các quận, huyện trên 7.300 tỷ đồng, trong đó, cấp thành phố quản lý trên 5.600 tỷ dồng, cấp quận, huyện quản lý gần 1.700 tỷ đồng, số vốn còn lại chưa phân bổ là vốn chuẩn bị đầu tư hoặc nguồn vốn ngân sách địa phương.

Tính đến hết tháng 5, giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 965 tỷ dồng, tuy cao hơn gần 60 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước nhưng chỉ mới đạt 13,22% so với kế hoạch được giao. Trong đó, các chủ đầu tư cấp thành phố chỉ mới giải ngân hơn 454 tỷ đồng, đạt 8,12%. 

Đáng quan tâm là trong số 21 sở, ban ngành được giao làm chủ đầu tư thì có đến 5 chủ đầu tư chưa giải ngân được đồng nào, gồm: Công an TP. Cần Thơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Chỉ huy quân sự TP. Cần Thơ, Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ, Ban An toàn giao thông TP. Cần Thơ;  9 chủ đầu tư giải ngân dưới 10%, 2 chủ đầu tư giải ngân dưới 20% và chỉ có 5 chủ đầu tư có giá trị giải ngân trên 30%.

Đối với 9 quận, huyện mặc dù được giao vốn chi bằng 1/3 cấp thành phố nhưng đã giải ngân được trên 510 tỷ đồng, đạt 30.16% so với kế hoạch.   

Theo ông Hiển, khó khăn, hạn chế lớn nhất trong công tác giải ngân vốn đằu tư công vẫn là thiếu nền tái định cư để bố trí tái định cự; công tác áp giá, đền bù vẫn còn một số nơi thực hiện rất chậm.

Về phía chủ đầu tư, ở một số đơn vị thực hiện các thủ tục ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, mời thầu, triển khai thi công còn chậm.

Bên cạnh đó cũng có nguyên nhận khách quan là giá cả vật liệu xây dựng trong những tháng gần đây tăng rất cao đã ảnh hường đến tiến độ thực hiện dự án.

Giải trình thêm về nguyên nhân chậm giải ngân vốn đầu tư công, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Cần Thơ Lê Thanh Tâm cho biết. thời gian qua, Sở đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Đó là các giải pháp như cho phép chủ đầu tư chủ động thực hiện trình tự các thủ tục trong từng trường hợp, từng dự án cụ thể để đẩy nhanh tiến độ. Thứ hai là chủ đầu tư tăng cường đôn đốc các đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ và chất lượng hồ sơ để đẩy nhanh tiến độ.

Về giải phóng mặt bằng, giải pháp thi công công trình, Sở cũng đã tham mưu cho UBND thành phố giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì lĩnh vực này để phối hợp với các chủ đầu tư, UBND các quận, huyện để tháo gỡ khó khăn kịp thời về mặt bằng để thi công các dự án; tăng cường giám sát, phối hợp với lực lượng thi công lựa chọn các giải pháp thi công phù hợp và đẩy mạnh xử lý các đơn vị thi công chậm triển khai không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, theo ông Tâm, trong thời gian qua vẫn chưa phát hiện chủ đầu tư nào vi phạm và cũng chưa xử lý một nhà thầu nào.

dau tu cong 1

Tính đến hết tháng 5/2022, TP. Cần Thơ chỉ mới giải ngân vốn đằu tư công đạt 13,22%. Ảnh An Hòa

Sẽ xử lý chủ đầu tư chậm tiến độ không có lý do thuyết phục

Phát biểu làm rỏ thêm một số vấn đề về giải ngân vốn đầu tư công cũng như nêu các giải pháp thực hiện tại phiên họp HĐND TP. Cần Thơ về giải trình công tác giải ngân vốn công, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường đã yêu cầu giám đốc sở, ngành, đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ chủ đầu tư dự án, quản lý dự án nghiêm túc tiếp thu, tập trung có hiệu quả theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, khắc phục ngay các mặt hạn chế, có biện pháp tích cực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kế hoạch giải ngân năm 2022  từ  95% kế hoạch vốn được giao trở lên.

Người đứng đầu chính quyền TP. Cần Thơ đề nghị các đơn vị được giao làm chủ đầu tư phải xem công tác giải ngân vốn đằu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong năm 2022. Trên tinh thần đó, khẩn trương rà soát, xác định, phân loại những khó khăn, vướng mắc trong từng khâu, từng công trình, dự án để kịp thời có biện pháp tháo gỡ.

“Các đơn vị tăng cường kỷ luật, kỷ cương, cụ thể hóa trách nhiệm đến từng cá nhân, phân công cụ thể trong từng thành viên lãnh đạo đơn vị, từng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, từng chuyên viên phụ trách trong việc phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công. Người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND thành phố. Chủ đầu tư phải có văn bản cam kết tỷ lệ giải ngân năm 2022 và xây dựng kế hoạch hành động, lộ trình giải ngân hàng tháng, quý. Trường hợp đến hết tháng 6/2022 (lấy số liệu từ Kho bạc nhà nước Cần Thơ), các đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp (không đạt tỷ lệ giải ngân theo mặt bằng chung của cả nước), sẽ xem xét kiểm điểm trách nhiệm chủ đầu tư”, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường nhấn mạnh.

Được biết trước đó, UBND TP. Cần Thơ cũng đã thành lập 4 đoàn kiểm tra công tác giải ngân vốn đằu tư công tại các dự án lớn trên địa bàn.

Theo đánh giá của UBND TP. Cần Thơ, kết quả giải ngân 5 tháng đầu năm 2022 của Thành phố chưa đáp ứng yêu cầu, tỷ lệ giải ngân thấp hơn tỷ lệ giải ngân chung cả nước. Nguyên nhân khách quan là do các dự án trọng điểm thành phố chiếm tỷ trọng lớn trong kế hoạch vốn năm 2022 đang trong quá trình thực hiện công tác kiểm kê, áp giá và trình phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và triển khai lập thiết kế kỹ thuật - dự toán để đấu thầu xây lắp,

Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, chủ yếu là người dân còn khiếu nại về giá và chính sách hỗ trợ tái định cư.

Ngoài ra, giá cả một số vật liệu xây dựng tăng cao trong những tháng qua đã ảnh hưởng phần nào đến tiến độ thực hiện của các dự án đang trong giai đoạn thi công.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ