Tổng giám đốc DEEP C: Khó nhất trong phát triển KCN sinh thái là thiếu khung khổ pháp luật

THANH THANH
06:00 29/08/2024

Mặc dù quy định của pháp luật vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển, song việc phát triển KCN sinh thái đang là xu thế tất yếu, là yếu tố cạnh tranh để thu hút các nhà đầu tư

Khẳng định quyết định đầu tư KCN DEEP C theo mô hình KCN sinh thái cách đây 6 năm là quyết định đúng đắn song rất gian nan, ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc KCN DEEP C đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí…

Quy định pháp luật về KCN sinh thái chưa theo kịp thực tiễn…

Thưa ông, khó khăn nào mà doanh nghiệp gặp phải khi triển khai mô hình KCN sinh thái ở Việt Nam?

Ông Bruno Jaspaert: Xây dựng một KCN sinh thái nghe có vẻ rất hấp dẫn, cảm giác như một hành động "giải cứu thế giới", nhưng trên thực tế đó là một công việc rất gian nan. Vấn đề lớn nhất là Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng nhưng các quy định pháp luật lại chưa theo kịp tốc độ đó. Vì thế nếu muốn xây dựng một KCN bền vững thì vẫn làm được nhưng mất rất nhiều thời gian và công sức.

Tôi có thể lấy một ví dụ là ở phía góc kia của KCN, các bạn có thể thấy một cột điện gió. Để xin được giấy phép thi công lắp đặt cột điện gió này chúng tôi đã phải mất 3 năm vì Việt Nam chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật về lắp đặt cột điện gió trong KCN. Ở châu Âu thì các bạn có thể thấy các cột điện gió được lắp đặt dọc đường cao tốc, trong các KCN. Nhưng ở Việt Nam để làm được điều này thì không phải dễ vì quy định pháp luật chưa theo kịp.

Đó là một trong những lý do tại sao khó làm. Lý do khác nữa là vấn đề này khá mới mẻ ở Việt Nam. Nếu chúng tôi có một sáng kiến phát triển bền vững nào đó mà muốn xin cơ quan nhà nước cho phép thực hiện thì không đơn giản. Vì về bản chất, chúng tôi phải trao đổi với các cơ quan nhà nước về một vấn đề rất mới, một câu chuyện ở tương lai, đồng nghĩa với việc chúng tôi cần có nhiều cuộc trao đổi để họ hiểu được ý tưởng của chúng tôi, sau đó mới đồng ý phê duyệt và chúng tôi có giấy phép để triển khai.

Có rất nhiều ví dụ khác mà chúng tôi gặp khó khăn khi triển khai các sáng kiến, và ngay tại thời điểm này có nhiều việc chúng tôi cũng chưa thể làm được. Như việc chúng tôi có nhà máy xử lý nước thải có khả năng xử lý để chất lượng nước thải sau xử lý còn tốt hơn chất lượng nước thô, nhưng như vậy chúng tôi cũng chưa thể đưa nước thải đã qua xử lý quay trở lại quy trình sản xuất công nghiệp mặc dù các NĐT thứ cấp trong KCN sẵn sàng tái sử dụng nước thải đã qua xử lý này. Đó là một ví dụ khác về thách thức khó khăn mà chúng tôi gặp phải.

Để xây dựng một KCN sinh thái đòi hỏi khoản đầu tư lớn. Vậy DN có nhận được ưu đãi nào không, thưa ông?

Ông Bruno Jaspaert: Đúng vậy! Không chỉ khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, sự cố gắng và thời gian mà còn cần cả tài chính. Tại thời điểm này tôi có thể nói là chưa hề có một ưu đãi nào cho KCN sinh thái. Tôi hy vọng sau này tình hình sẽ khác đi.

Sự khác nhau giữa đầu tư thông thường và đầu tư bền vững là vấn đề thời gian. Để có được cùng một lượng doanh thu thì đầu tư bền vững sẽ cần nhiều thời gian hơn. Chính vì thế khi nói về ưu đãi, tôi không có ý nói là ưu đãi về tiền, mà cách tốt nhất đối mà Chính phủ Việt Nam có thể cấp ưu đãi các NĐT hạ tầng đó là xem xét nếu NĐT hạ tầng có thể xây dựng thành công KCN sinh thái thì NĐT hạ tầng sẽ được gia hạn thời gian dự án là 70 năm thay vì 50 năm như quy định hiện nay. Điều này giúp cho các NĐT có thể có thời gian phân bổ chi phí khấu hao dài hơn.

Hiện nay, với các ý tưởng thông minh, sáng tạo và mong muốn có thêm các dịch vụ cung cấp cho các NĐT thứ cấp, chúng tôi vẫn thuyết phục được cổ đông của mình là các khoản đầu tư vào phát triển bền vững vẫn mang lại hiệu quả. Việc đầu tư được chúng tôi thực hiện từ nguồn lợi nhuận thu được và từ chính các khoản đầu tư của các khách hàng trong KCN. Các NĐT đến với DEEP C không phải vì chúng tôi có giá cho thuê đất rẻ nhất. Đó là điểm mấu chốt. Chúng tôi không bao giờ cạnh tranh bằng giá, NĐT đến với chúng tôi cũng không cần thương lượng để giảm giá, mà họ đến với chúng tôi vì chúng tôi xanh hơn, chúng tôi đáp ứng các yêu cầu mà các NĐT tìm kiếm.

"Chìa khóa" ESG thu hút nhà đầu tư

Ông có thể chia sẻ bí quyết nào giúp DEEP C thu hút được các NĐT?

Ông Bruno Jaspaert: Chúng tôi bắt đầu đến Việt Nam từ cách đây 6 năm, trong đó có 2 năm COVID-19, không ai đi lại được để đến đây đầu tư. Nhưng trong vòng 6 năm qua chúng tôi đã đạt tốc độ tăng trưởng gấp 5 lần. Chúng tôi thu hút đầu tư lớn như vậy không phải vì chúng tôi cho thuê đất với giá rẻ nhất mà ngược lại giá của chúng tôi còn gần như cao nhất.

Vậy tại sao chúng tôi làm được điều đó, tại sao chúng tôi tăng trưởng nhanh như vậy? Có thể nói đến bây giờ chúng ta vẫn chưa có một KCN sinh thái nào (theo nghĩa là đã được đánh giá theo tiêu chí), mà mới chỉ là các KCN tiên phong tham gia chương trình KCN sinh thái.

Các nguyên tắc phát triển hiện nay của chúng tôi đều theo hướng đảm bảo rằng các NĐT muốn đến đầu tư vì chúng tôi cung cấp cho họ khả năng tiếp cận các dịch vụ liên quan đến ESG (môi trường, xã hội, quản trị DN), đến chứng chỉ carbon, các sáng kiến để các NĐT có thể báo cáo với cấp quản lý rằng hoạt động đầu tư của họ có hiệu quả, không chỉ hiệu quả về mặt lợi nhuận mà cả việc thực hiện trách nhiệm xã hội.

Như bản thân chúng tôi có Dự án DEEP C Care, chúng tôi mời gọi các NĐT cùng tham gia với chúng tôi, họ không cần phải làm gì nhiều, chúng tôi quản lý và vận hành chương trình đảm bảo mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội. Các sáng kiến này đều đảm bảo rằng chúng tôi phát triển một KCN không nhờ giá cho thuê đất rẻ mà vì chúng tôi theo định hướng xanh nhất và bền vững nhất.

Từ thực tế triển khai KCN sinh thái, ông có đề xuất, kiến nghị gì không?

Ông Bruno Jaspaert: Đầu tiên cần cải thiện hệ thống pháp lý.

Thứ hai, cần đào tạo cho cán bộ quản lý kỹ thuật ở cấp tỉnh thành phố hiểu được các yêu cầu kỹ thuật của một KCN sinh thái. Nếu như chất lượng nước thải đầu ra của nhà máy xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn thì tại sao lại phải đầu tư một hệ thống đường ống riêng cho nước thải đã qua xử lý mà không cho phép xả chung vào hệ thống thoát nước mưa?

Thứ ba, nếu muốn tạo ra sự khác biệt thì cần có cơ chế ưu đãi như tôi đã nói ở trên, nghĩa là ưu đãi về mặt thời gian dự án dài hơn, 70 năm thay vì 50 năm.

Một đề xuất nữa là cần coi KCN là một đơn vị và các hoạt động tái chế tái xử lý trong phạm vi KCN được coi là tái chế, tái xử lý nội bộ mà không cần xin giấy phép. Ví dụ như hiện nay chúng tôi không được nhận "rác thải" từ các NĐT thứ cấp trong KCN vì cần có giấp phép thu gom rác thải, mà trên thực tế thì đó không phải là rác thải, mà chỉ là nguồn vật liệu tự nhiên. Nên nếu chúng tôi được phép thực hiện các hoạt động tái chế, tái xử lý nguyên vật liệu thải trong nội bộ KCN mà không phải xin giấy phép thu gom và xử lý chất thải thì có thể tạo ra được rất nhiều hoạt động cộng sinh và kinh tế tuần hoàn thay vì mang các chất thải này ra bãi rác đổ.

Xin cám ơn ông!


DEEP C đã đặt ra mục tiêu đạt 30% năng lượng tái tạo vào năm 2030 trong khuôn khổ Dự án 2030. Để hiện thực hóa mục tiêu này, KCN đã và đang triển khai nhiều dự án năng lượng tái tạo, tiêu biểu như: Dự án điện gió DEEP C & UNISON tại KCN DEEP C Hải Phòng 2 cung cấp khoảng 2500 MWh sản lượng điện mỗi năm, đồng thời giảm phát thải hơn 1691 tấn CO2;

Hiện DEEP C đã đầu tư vào 2 dự án điện mặt trời. Dự án Năng lượng mặt trời số 1 tại DEEP C RED (DEEP C Hải Phòng 1) có công suất 2.151 Mwp, tạo ra sản lượng ~2300 MWh/năm, giúp cắt giảm 1556 tấn CO2td mỗi năm.

Dự án Năng lượng mặt trời số 2 (giai đoạn 1) tại Nhà kho Jupiter (DEEP C Hải Phòng 2) có công suất 0.933 Mwp, sản xuất ~1100 MWh/năm, giúp cắt giảm ~744 tấn CO2td mỗi năm.

DEEP C đang lên kế hoạch đầu tư thêm 12.5 triệu USD cho dự án có công suất 19.4 MWp trong giai đoạn 2023-2025, và 17 triệu USD trong giai đoạn 2026-2028.

  • Cùng chuyên mục
Nhập nhằng khai thác khoáng sản ở Quảng Ngãi

Nhập nhằng khai thác khoáng sản ở Quảng Ngãi

Doanh nghiệp trúng đấu giá rồi "quay xe", quá trình khai thác xảy ra nhiều vi phạm hay chây ỳ đóng cửa mỏ sau khi kết thúc khai thác là thực trạng đang nổi lên tại tỉnh Quảng Ngãi.

Đầu tư - 18/09/2024 10:34

Có trào lưu doanh nghiệp Singapore quan tâm đầu tư vào Bình Định

Có trào lưu doanh nghiệp Singapore quan tâm đầu tư vào Bình Định

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, có một trào lưu doanh nghiệp Singapore đến tìm hiểu Bình Định. Trong tuần này, lãnh đạo tỉnh sẽ tiếp một số doanh nghiệp Singapore, đặc biệt, các doanh nghiệp về năng lượng tái tạo của Singapore đang nghiên cứu đầu tư tại địa phương.

Đầu tư - 18/09/2024 06:00

Tỉnh Nam Định muốn hợp tác với Đức trong lĩnh vực ô tô, cơ khí

Tỉnh Nam Định muốn hợp tác với Đức trong lĩnh vực ô tô, cơ khí

Lãnh đạo tỉnh Nam Định vừa có buổi làm việc với Hiệp hội ô tô Berlin – Brandenburg và bày tỏ mong muốn hợp tác với Đức trong lĩnh vực thế mạnh của quốc gia này…

Đầu tư - 17/09/2024 14:45

Hoang tàn Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Dung Quất

Hoang tàn Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Dung Quất

Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Dung Quất (ở Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi) có tổng mức đầu tư 2.219 tỷ đồng, đã đóng cửa trong nhiều năm qua gây lãng phí rất lớn.

Đầu tư - 17/09/2024 14:33

Dòng tiền đổ vào đầu cơ nhà đất: Nguy cơ cho nền kinh tế và thế hệ Gen Z

Dòng tiền đổ vào đầu cơ nhà đất: Nguy cơ cho nền kinh tế và thế hệ Gen Z

Trong thời gian gần đây, hiện tượng đầu cơ nhà đất đã trở thành một vấn đề nổi cộm tại Việt Nam, điển hình là vụ việc 90% các nhà đầu tư tại Thanh Oai, Hà Nội bỏ cọc sau phiên đấu giá đất đai.

Đầu tư - 17/09/2024 12:47

Danh tính nhà đầu tư 'một mình một ngựa' tại dự án 1.190 tỷ ở Huế

Danh tính nhà đầu tư 'một mình một ngựa' tại dự án 1.190 tỷ ở Huế

Liên danh Nhà An Bình – Đắk Lắk là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký dự án Nhà ở xã hội hơn 1.190 tỷ đồng ở Thừa Thiên Huế.

Đầu tư - 17/09/2024 12:40

Nghệ An chấm dứt dự án công viên nghĩa trang hơn 465 tỷ

Nghệ An chấm dứt dự án công viên nghĩa trang hơn 465 tỷ

Nghệ An đã chấm dứt dự án Công viên nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng vì chưa đảm bảo trình tự, thủ tục, một số nội dung chưa phù hợp quy định của pháp luật.

Đầu tư - 17/09/2024 09:46

Khánh Hòa làm đường rộng 34m nối Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong đến QL1

Khánh Hòa làm đường rộng 34m nối Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong đến QL1

Dự án Đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (giai đoạn 2) giúp kết nối giao thông xuyên suốt từ Cảng trung chuyển quốc tế này đến QL1.

Đầu tư - 17/09/2024 09:45

Quảng Nam hoàn thành dự án kè 210 tỷ đồng trước mùa mưa bão

Quảng Nam hoàn thành dự án kè 210 tỷ đồng trước mùa mưa bão

Chủ đầu tư cho biết, dự án kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại đoạn từ UBND phường Cẩm An đến khu vực An Bàng (TP. Hội An) đang triển khai thi công đáp ứng tiến độ hoàn thành trước mùa mưa bão, dự kiến nghiệm thu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Đầu tư - 17/09/2024 06:30

Chung cư 1.300 tỷ ở trung tâm thành phố Huế gặp khó vì mặt bằng

Chung cư 1.300 tỷ ở trung tâm thành phố Huế gặp khó vì mặt bằng

Chung cư Đống Đa có tổng mức đầu tư 1.300 dự kiến khởi công vào tháng 9/2024, nhưng đến nay dự án vẫn gặp khó vì vướng mặc bằng.

Đầu tư - 17/09/2024 06:00

HueWaco tham gia tuần lễ nước Quốc tế tại Đài Loan

HueWaco tham gia tuần lễ nước Quốc tế tại Đài Loan

HueWACO đã đến thăm và làm việc với Cục nước Đài Bắc (TWD), đại diện hai đơn vị đã cùng thảo luận, trao đổi và chia sẻ về các vấn đề trong lĩnh vực cấp nước.

Công nghệ - 16/09/2024 14:35

BAF 'bắt tay' tập đoàn chăn nuôi số 1 Trung Quốc Muyuan làm chăn nuôi công nghệ cao

BAF 'bắt tay' tập đoàn chăn nuôi số 1 Trung Quốc Muyuan làm chăn nuôi công nghệ cao

Công ty CP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: BAF) vừa công bố thoả thuận hợp tác với Muyuan (Muyuan Foods Co., Ltd), tập đoàn chăn nuôi hàng đầu Trung Quốc.

Đầu tư - 16/09/2024 11:39

Cam kết rót 1,34 tỷ USD vào Quảng Nam, Hyosung gặp khó chưa thể tăng vốn

Cam kết rót 1,34 tỷ USD vào Quảng Nam, Hyosung gặp khó chưa thể tăng vốn

Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) cam kết đầu tư 1,34 tỷ USD vào Quảng Nam để triển khai các dự án, tuy nhiên tập đoàn này đang gặp khó khi không thể triển khai các dự án theo đúng kế hoạch.

Đầu tư - 15/09/2024 13:24

Giá thuê mặt bằng cao cấp tại Hà Nội và TP.HCM hấp dẫn hơn nhiều thị trường

Giá thuê mặt bằng cao cấp tại Hà Nội và TP.HCM hấp dẫn hơn nhiều thị trường

Giá thuê mặt bằng cao cấp khu trung tâm Hà Nội là 96,4 USD/m2 và TP.HCM là 151 USD/m2. Trong khi, mức giá này tại Kuala Lumpur (Malaysia) là 158,6 USD/m2, Singapore là 399,7 USD/m2 và 289,5 USD/m2 tại Bắc Kinh (Trung Quốc).

Đầu tư - 15/09/2024 10:00

Apple, Google, Facebook... đã nộp hơn 6.200 tỷ tiền thuế tại Việt Nam

Apple, Google, Facebook... đã nộp hơn 6.200 tỷ tiền thuế tại Việt Nam

8 tháng đầu năm, có 106 nhà cung cấp nước ngoài đã nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng. Luỹ kế từ tháng 3/2022, tổng số tiền thuế các doanh nghiệp nước ngoài đã nộp là hơn 16.800 tỷ đồng

Đầu tư - 15/09/2024 09:15

Dự án hơn 1.800 tỷ của Nông nghiệp Trường Hải Bình Định được gia hạn

Dự án hơn 1.800 tỷ của Nông nghiệp Trường Hải Bình Định được gia hạn

Dự án Trại heo giống cụ kỵ công nghệ cao hơn 1.800 tỷ đồng do Công ty TNHH Nông nghiệp Trường Hải Bình Định làm chủ đầu tư được điều chỉnh thời gian hoàn thành, đưa toàn bộ dự án vào vận hành.

Đầu tư - 14/09/2024 17:21