7 định hướng phát triển KCN sinh thái

THANH THANH
06:30 23/08/2024

Từ 4 khu công nghiệp (KCN) triển khai thí điểm mô hình KCN sinh thái cách đây chục năm, đến nay hàng chục KCN đã, đang nỗ lực chuyển đổi sang mô hình này.

KCN sinh thái - Tiêu chí lựa chọn của doanh nghiệp FDI

Theo Vụ Quản lý các Khu kinh tế (KKT), Bộ KH&ĐT, tính đến hết tháng 7/2024, cả nước đã có 431 KCN, khu chế xuất được thành lập với tổng diện tích khoảng 132,3 nghìn ha, tạo ra quỹ đất công nghiệp khoảng 89,9 nghìn ha; trong đó có 301 KCN đã đi vào hoạt động, thu hút được lượng vốn đầu tư lớn, bổ sung nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như các địa phương nói riêng.

Những năm gần đây, vốn FDI trong KCN, KKT chiếm khoảng 35 - 40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước; nếu tính riêng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo thì vốn FDI trong KCN, KKT chiếm 70 - 80% tổng vốn đăng ký cả nước.

KCN và KKT đã thực sự trở thành các khu vực trọng điểm thu hút các nguồn vốn đầu tư và dự án lớn trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới (Samsung, LG, Canon, Foxconn, Lego, Gortek, Hyosung, Formosa…), đóng vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tái cơ cấu nền kinh tế và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam.

Không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, với sự hỗ trợ của các tổ chức, chuyên gia quốc tế và nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, trong giai đoạn 2015-2019, Việt Nam đã triển khai thí điểm sáng kiến KCN sinh thái tại 3 địa phương: Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ do Bộ KH&ĐT phối hợp với tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) thực hiện với nguồn tài trợ từ Tổng cục kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP).

Các hoạt động thí điểm thực hiện KCN sinh thái đã đạt được kết quả tích cực. Sau hơn 4 năm triển khai hỗ trợ chuyển đổi 4 KCN thí điểm (KCN Khánh Phú, KCN Gián Khẩu tại Ninh Bình, KCN Hòa Khánh tại Đà Nẵng và KCN Trà Nóc 1&2 tại Cần Thơ), các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn do dự án đề xuất đã giúp 72 DN tiết kiệm được hơn 22.000 MWh điện, 600.000 m3 nước, 140 TJ nhiên liệu hóa thạch, gần 3.600 tấn hóa chất và chất thải, trên 76 tỷ đồng/năm và huy động trên 207 tỷ đồng từ khu vực tư nhân, cắt giảm 32 Kt khí CO2/năm..

Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) là Nhà máy xử lý nước thải đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đáp ứng về công năng kỹ thuật và được bài trí theo Công viên vườn Nhật (ảnh: Thanh Thanh)

Từ năm 2020-2024, từ nguồn hỗ trợ tài chính của Chính phủ Thụy Sỹ, Bộ Kế KH&ĐT tiếp tục phối hợp với UNIDO nhân rộng mô hình KCN sinh thái thêm tại 3 địa phương: Hải Phòng, Đồng Nai và TP.HCM.

Tính đến hết tháng 5/2024, đã có 90 DN được hỗ trợ với 889 giải pháp hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP) tại 4 KCN (Hiệp Phước-TP.HCM; Amata-Đồng Nai; Đình Vũ-Hải Phòng; và Hoà Khánh-Đà Nẵng), trong đó 429 giải pháp đã được thực hiện góp phần tiết kiệm năng lượng, nước, giảm phát thải CO2 và đem lại lợi ích kinh tế cho các DN; đề xuất thực hiện 62 cơ hội cộng sinh công nghiệp, cộng sinh công nghiệp - đô thị cho 3 KCN (Hiệp Phước, Amata, Đình Vũ) với 18 trường hợp có tính khả thi cao, góp phần tối ưu hóa việc tái sử dụng chất thải, cụ thể hóa việc thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Bên cạnh đó, trong các khuôn khổ hợp tác với các tổ chức quốc tế khác, hiện Bộ KH&ĐT đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới hỗ trợ việc xây dựng KCN sinh thái tại Bình Dương; thực hiện các mạng lưới tuần hoàn nước đối với một số KCN tập trung nhiều hoạt động dệt may tại Hưng Yên, Thừa Thiên Huế; thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả năng lượng trong các KCN để xây dựng KCN sinh thái theo mô hình của Hàn Quốc; tiếp tục mở rộng các hoạt động hợp tác với Phái đoàn liên minh Châu Âu (EU), tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững Việt Nam của Hà Lan (IDH),... để triển khai các hoạt động hỗ trợ DN trong các KCN thực hiện kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của chuỗi ngành hàng để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các KKT, việc triển khai mạnh mẽ KCN sinh thái trong khuôn khổ các dự án hợp tác quốc tế thời gian qua có ý nghĩa lan tỏa, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững cho nhiều địa phương, DN đầu tư hạ tầng KCN tại Việt Nam…

"Có thể nói, KCN sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các doanh nghiệp FDI với mục tiêu phát triển bền vững, lợi ích kinh tế song hành trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Nhiều địa phương và nhà đầu tư hạ tầng KCN xác định việc phát triển KCN theo mô hình KCN sinh thái là nhu cầu tất yếu, cấp bách để kiến tạo lợi thế cạnh tranh bền vững. KCN sinh thái sẽ đóng góp đáng kể vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân cho giải pháp công nghiệp xanh, đảm bảo an ninh năng lượng, thể hiện quyết tâm chính trị của Chính phủ trong việc thực hiện các cam kết phát triển bền vững…", đại diện Vụ Quản lý các KKT nhận định.

An Phát Holdings (KCN An Phát- Hải Dương) là Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa công nghệ cao và thân thiện với môi trường hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á. (ảnh: Thanh Thanh)

Phát triển KCN gắn với phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn

Theo đại diện Vụ quản lý các KKT, phát triển bền vững không còn là khẩu hiệu mà đang thực sự trở thành xu thế tất yếu, là giá trị cốt lõi của DN, giúp DN xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh. Đây cũng vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các DN Việt Nam để phát triển bứt phá và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

"Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, các KCN trong thời gian tới cần có những giải pháp đột phá, phù hợp với xu thế mới…", bà Vương thị Minh Hiếu khẳng định, đồng thời nhấn mạnh trọng tâm.

Thứ nhất, mạnh dạn tiên phong thay đổi hướng phát triển các mô hình KCN mới. Theo đó, tập trung đẩy mạnh phát triển mô hình KCN sinh thái, KCN xanh, trong đó cần quy hoạch hình thành các khu Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, hướng đến xây dựng "Thung lũng Sillicon Việt Nam".

Thứ hai, lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm trụ cột cho phát triển trong tương lai. Trong đó, chuyển hướng sang chủ động kiến tạo, tạo môi trường cho các DN công nghệ, start-up được hình thành và phát triển. Dành quỹ đất và nguồn lực cho các dự án R&D, nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, tiết kiệm năng lượng...

Thứ ba, thu hút đầu tư có chọn lọc, chủ động tiếp xúc, bám sát các Tập đoàn hàng đầu thế giới trong các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên.

Thứ tư, phát triển sản xuất, công nghiệp, dịch vụ trên nguyên tắc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, gắn với liên kết phát triển vùng, hình thành cụm liên kết ngành; hạn chế phát triển KCN trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định (đặc biệt là đất trồng lúa) và tại các khu vực khó có khả năng đền bù, giải phóng mặt bằng.

Thứ năm, phát triển kinh tế phải đi liền với phát triển hạ tầng xã hội; đảm bảo bền vững về môi trường; quy hoạch và triển khai các giải pháp xây dựng nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động trong KCN, KKT; hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp - đô thị - dịch vụ, đảm bảo cho việc phát triển bền vững các KCN, KKT.

Thứ sáu, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng nhà máy xử lý nước thải; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, thực thi hiệu quả thủ tục một cửa tại Ban Quản lý KCN, KKT, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư tại các KCN, KKT.

Thứ bảy, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức hấp dẫn của các KCN, KKT các địa phương thông qua: Cải thiện cơ sở hạ tầng (giao thông, cảng biển, cảng hàng không, dịch vụ logistic); Tăng cường nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

KCN Deep C (Hải Phòng) đang không ngừng nỗ lực để trở thành KCN sinh thái đầu tiên tại Việt Nam (ảnh: Thanh Thanh)

"Nhìn lại chặng đường phát triển của đất nước hơn 35 năm qua, có thể khẳng định mô hình KCN, KKT đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò, vị trí ngày càng quan trọng, là động lực thúc đẩy tăng trưởng và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là kênh thu hút các nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững. Trong thời gian tới, Bộ KH&ĐT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các KCN, KKT trên cả nước phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả, đặc biệt đối với các mô hình KCN mới như KCN sinh thái. Trong đó, việc nghiên cứu, xây dựng Luật KCN, KKT để bảo đảm tăng cường tính cạnh tranh quốc tế của các mô hình KCN, KKT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ KH&ĐT sẽ cùng các Bộ, ngành và địa phương triển khai trong thời gian tới…"- Đại diện Vụ Quản lý các KKT cho biết thêm.

  • Cùng chuyên mục
FPT đón nhân viên 80.013 trên toàn cầu

FPT đón nhân viên 80.013 trên toàn cầu

Tập đoàn FPT chào đón 80.013 nhân viên làm việc trên toàn cầu. Đây là một sự kiện ý nghĩa với FPT nhân dịp 36 tuổi, cho thấy sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu.

Đầu tư - 18/09/2024 18:00

Việt Nam cần tái định hướng phát triển kỹ năng công nghệ cho lao động

Việt Nam cần tái định hướng phát triển kỹ năng công nghệ cho lao động

Các doanh nghiệp FDI cho rằng, Việt Nam cần tái định hướng cách phát triển lực lượng lao động, nhất là lao động trẻ, học cách sử dụng AI như một công cụ và phát triển các kỹ năng hướng đến con người, những kỹ năng sẽ rất quan trọng trong tương lai.

Đầu tư - 18/09/2024 16:58

Hà Nội sẽ tiếp tục đấu giá hàng trăm lô đất

Hà Nội sẽ tiếp tục đấu giá hàng trăm lô đất

Dự kiến, từ nay đầu tháng 10, bốn huyện vùng ven Hà Nội là Thanh Oai, Mỹ Đức, Đan Phượng và Mê Linh chuẩn bị tổ chức đấu giá 250 lô đất.

Bất động sản - 18/09/2024 14:34

Signetics xây nhà máy bán dẫn 100 triệu USD tại Vĩnh Phúc

Signetics xây nhà máy bán dẫn 100 triệu USD tại Vĩnh Phúc

Signetics, công ty thành viên của tập đoàn đa ngành lớn nhất Hàn Quốc Young Poong, chuẩn bị đầu tư 100 triệu USD làm nhà máy bán dẫn 5ha tại Khu công nghiệp Bá Thiện (Vĩnh Phúc).

Đầu tư - 18/09/2024 14:00

Bất động sản công nghiệp 'dẫn dắt' thị trường Bình Dương

Bất động sản công nghiệp 'dẫn dắt' thị trường Bình Dương

Các chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi. Trong đó, bất động sản công nghiệp đang là điểm sáng, dẫn dắt thị trường Bình Dương.

Đầu tư - 18/09/2024 13:49

Nhập nhằng khai thác khoáng sản ở Quảng Ngãi

Nhập nhằng khai thác khoáng sản ở Quảng Ngãi

Doanh nghiệp trúng đấu giá rồi "quay xe", quá trình khai thác xảy ra nhiều vi phạm hay chây ỳ đóng cửa mỏ sau khi kết thúc khai thác là thực trạng đang nổi lên tại tỉnh Quảng Ngãi.

Đầu tư - 18/09/2024 10:34

Có trào lưu doanh nghiệp Singapore quan tâm đầu tư vào Bình Định

Có trào lưu doanh nghiệp Singapore quan tâm đầu tư vào Bình Định

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, có một trào lưu doanh nghiệp Singapore đến tìm hiểu Bình Định. Trong tuần này, lãnh đạo tỉnh sẽ tiếp một số doanh nghiệp Singapore, đặc biệt, các doanh nghiệp về năng lượng tái tạo của Singapore đang nghiên cứu đầu tư tại địa phương.

Đầu tư - 18/09/2024 06:00

Tỉnh Nam Định muốn hợp tác với Đức trong lĩnh vực ô tô, cơ khí

Tỉnh Nam Định muốn hợp tác với Đức trong lĩnh vực ô tô, cơ khí

Lãnh đạo tỉnh Nam Định vừa có buổi làm việc với Hiệp hội ô tô Berlin – Brandenburg và bày tỏ mong muốn hợp tác với Đức trong lĩnh vực thế mạnh của quốc gia này…

Đầu tư - 17/09/2024 14:45

Hoang tàn Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Dung Quất

Hoang tàn Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Dung Quất

Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Dung Quất (ở Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi) có tổng mức đầu tư 2.219 tỷ đồng, đã đóng cửa trong nhiều năm qua gây lãng phí rất lớn.

Đầu tư - 17/09/2024 14:33

Dòng tiền đổ vào đầu cơ nhà đất: Nguy cơ cho nền kinh tế và thế hệ Gen Z

Dòng tiền đổ vào đầu cơ nhà đất: Nguy cơ cho nền kinh tế và thế hệ Gen Z

Trong thời gian gần đây, hiện tượng đầu cơ nhà đất đã trở thành một vấn đề nổi cộm tại Việt Nam, điển hình là vụ việc 90% các nhà đầu tư tại Thanh Oai, Hà Nội bỏ cọc sau phiên đấu giá đất đai.

Đầu tư - 17/09/2024 12:47

Danh tính nhà đầu tư 'một mình một ngựa' tại dự án 1.190 tỷ ở Huế

Danh tính nhà đầu tư 'một mình một ngựa' tại dự án 1.190 tỷ ở Huế

Liên danh Nhà An Bình – Đắk Lắk là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký dự án Nhà ở xã hội hơn 1.190 tỷ đồng ở Thừa Thiên Huế.

Đầu tư - 17/09/2024 12:40

Nghệ An chấm dứt dự án công viên nghĩa trang hơn 465 tỷ

Nghệ An chấm dứt dự án công viên nghĩa trang hơn 465 tỷ

Nghệ An đã chấm dứt dự án Công viên nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng vì chưa đảm bảo trình tự, thủ tục, một số nội dung chưa phù hợp quy định của pháp luật.

Đầu tư - 17/09/2024 09:46

Khánh Hòa làm đường rộng 34m nối Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong đến QL1

Khánh Hòa làm đường rộng 34m nối Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong đến QL1

Dự án Đường giao thông Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (giai đoạn 2) giúp kết nối giao thông xuyên suốt từ Cảng trung chuyển quốc tế này đến QL1.

Đầu tư - 17/09/2024 09:45

Quảng Nam hoàn thành dự án kè 210 tỷ đồng trước mùa mưa bão

Quảng Nam hoàn thành dự án kè 210 tỷ đồng trước mùa mưa bão

Chủ đầu tư cho biết, dự án kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại đoạn từ UBND phường Cẩm An đến khu vực An Bàng (TP. Hội An) đang triển khai thi công đáp ứng tiến độ hoàn thành trước mùa mưa bão, dự kiến nghiệm thu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Đầu tư - 17/09/2024 06:30

Chung cư 1.300 tỷ ở trung tâm thành phố Huế gặp khó vì mặt bằng

Chung cư 1.300 tỷ ở trung tâm thành phố Huế gặp khó vì mặt bằng

Chung cư Đống Đa có tổng mức đầu tư 1.300 dự kiến khởi công vào tháng 9/2024, nhưng đến nay dự án vẫn gặp khó vì vướng mặc bằng.

Đầu tư - 17/09/2024 06:00

HueWaco tham gia tuần lễ nước Quốc tế tại Đài Loan

HueWaco tham gia tuần lễ nước Quốc tế tại Đài Loan

HueWACO đã đến thăm và làm việc với Cục nước Đài Bắc (TWD), đại diện hai đơn vị đã cùng thảo luận, trao đổi và chia sẻ về các vấn đề trong lĩnh vực cấp nước.

Công nghệ - 16/09/2024 14:35