Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện: 'Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ không phải dừng thu phí'

Nhàđầutư
Ngày 10/6, trao đổi với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ không dừng thu phí vì "đã nâng cấp xong trước ngày 10/6".
PHAN CHÍNH
10, Tháng 06, 2019 | 10:16

Nhàđầutư
Ngày 10/6, trao đổi với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ không dừng thu phí vì "đã nâng cấp xong trước ngày 10/6".

bot-phap-van

Trạm BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ vẫn thu phí bình thường vào ngày 10/6/2019

Sáng 10/6, trao đổi với PV Nhadautu.vn, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ đã nâng cấp xong trước ngày 10/6 nên "không phải dừng thu phí".

Trước đó, ngày 13/5/2019, Cục QLĐB I đã có văn bản số 817/CQLĐBI - KHTC báo cáo việc kiểm tra việc sao lưu dữ liệu thu phí tại Trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ Pháp Vân - Cầu Giẽ. Theo báo cáo, CTCP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ chưa thực hiện sao lưu dữ liệu thu phí theo yêu cầu.

Tổng cục Đường bộ trên cơ sở đó đã báo cáo Bộ GTVT phương án xử lý là yêu cầu CTCP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ dừng thu phí kể từ ngày 10/6/2019 cho đến khi đơn vị này thực hiện sao lưu dữ liệu thu phí dịch vụ theo đúng quy định.

Về phần mình, trả lời Nhadautu.vn ngày 6/6, ông Phạm Văn Khôi, Chủ tịch HĐQT CTCP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, chủ đầu tư dự án cho biết đây là sự hiểu nhầm không đáng có đối với doanh nghiệp này.

"Theo hợp đồng BOT, chúng tôi đã đưa vào hoạt động hệ thống sao lưu dữ liệu đồng bộ, lưu trữ hình ảnh trong 45 ngày và 1 năm đối với số liệu. Trên thực tế, chúng tôi đã nâng cấp hệ thống, đảm bảo lưu trữ hình ảnh 3 tháng và số liệu tới 2 năm".

Nói về nguồn cơn sự việc, ông Phạm Văn Khôi cho hay: "Vừa rồi Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ có yêu cầu nâng thời hạn lưu trữ hình ảnh lên 1 năm và lưu trữ số liệu lên 5 năm, dẫn tới cần thời gian thay thế, nâng cấp máy móc. Ngay sau khi được Tổng cục Đường bộ chấp thuận, chúng tôi đã ký hợp đồng với nhà cung ứng và tới thời điểm hiện nay đã hoàn thành rồi, chứ không chờ tới ngày 10/6 như hạn cuối của Tổng cục Đường bộ".

Thông tin trái chiều giữa cơ quan quản lý và nhà đầu tư trong mấy ngày qua khiến người dân không biết đường nào mà lần. Ngay sau phát ngôn của đại diện BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, PV Nhadautu.vn đã nhiều lần liên hệ lãnh đạo Tổng cục Đường bộ để xác nhận lại nhưng không nhận được phản hồi. Cho đến sáng nay, 10/6, khi các phương tiện lưu thông qua trạm thu phí vẫn phải dừng mua vé như thường lệ, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam mới bắt máy và khẳng định "không phải dừng thu phí" như trên. 

Dự án cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 29km, là huyết mạch cửa ngõ Thủ đô, điểm đầu Km 182+300 tại nút giao Pháp Vân, điểm cuối tại Km 211+256 (Km 211+000 của tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình). Dự án được thực hiện theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư ban đầu 6.731 tỉ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 là 1.973 tỉ đồng và giai đoạn 2 là 4.757 tỉ đồng.

Dự án được khởi công năm 2014, có tổng mức đầu tư 6.731,78 tỷ đồng. Nhà đầu tư dự án là CTCP Minh Phát, cùng với Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) và đối tác quen thuộc - Phương Thành Tranconsin cùng góp  vốn thành lập doanh nghiệp dự án là Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ (MPC). 

Công ty Minh Phát được các ông Đỗ Minh Đức và Đỗ Ngọc Minh thành lập năm 2008, với vốn điều lệ 30 tỷ đồng. Ông Đỗ Ngọc Minh cùng cựu Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Huyền Tâm là các cổ đông sáng lập của CTCP Tập đoàn Minh Tâm, một trong những nhóm doanh nghiệp lớn nhất tỉnh Bắc Ninh.

Công ty này không có hoạt động gì đáng chú ý cho tới khi được cấp phép dự án nâng cấp đường Pháp Vân - Cầu Giẽ. Tuy vậy, ngay từ đầu đã chiếm 65% vốn điều lệ của CTCP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ