Dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ và góc khuất BOT

Nhàđầutư
Nếu vẫn duy trì hình thức chỉ định thầu cùng cách thức quản lý thiếu minh bạch, thì danh sách những dự án BOT như Bến Thủy, Hạc Trì hay Cai Lậy sẽ còn được nối dài. Người dân không tiếc tiền trả phí, nhưng muốn mỗi đồng bỏ ra phải minh bạch thay vì chảy vào túi của nhóm lợi ích.
HÀ NGHI
23, Tháng 08, 2017 | 07:30

Nhàđầutư
Nếu vẫn duy trì hình thức chỉ định thầu cùng cách thức quản lý thiếu minh bạch, thì danh sách những dự án BOT như Bến Thủy, Hạc Trì hay Cai Lậy sẽ còn được nối dài. Người dân không tiếc tiền trả phí, nhưng muốn mỗi đồng bỏ ra phải minh bạch thay vì chảy vào túi của nhóm lợi ích.

bot-phap-van

Trạm BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ 

Tháng 1/2017, Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) quyết định rút khỏi Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ (gọi tắt là dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ) và chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành.

Đối với người trong cuộc, đây là quyết định “chua chát” với doanh nghiệp có lịch sử hơn nửa thế kỷ trong ngành xây dựng cầu đường, đồng thời phản ánh những góc khuất ở không ít các dự án BOT hiện nay.

Dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ được khởi công năm 2014, có tổng mức đầu tư 6.731,78 tỷ đồng, 100% là vốn tư nhân. Ngoài hai doanh nghiệp vừa nêu, liên danh đầu tư còn có thêm Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng Minh Phát.

Ba pháp nhân này thành lập doanh nghiệp dự án là Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ (MPC). Mặc dù là đơn vị có uy tín, kinh nghiệm cũng như tiềm lực tài chính lớn, song tỷ lệ sở hữu của Cienco1 trong MPC chỉ dừng lại ở 18%; Công ty Phương Thành góp 17% và Công ty Minh Phát nắm tới 65% vốn.

Minh Phát là cái tên còn khá mới mẻ trong ngành giao thông. Doanh nghiệp được thành lập năm 2008 này có trụ sở tại phường Suối Hoa, TP. Bắc Ninh. Cổ đông sáng lập là một nhóm các cá nhân họ Đỗ gồm các ông Đỗ Ngọc Minh, Đỗ Minh Đức và bà Nguyễn Thị Cẩm Tú (cùng địa chỉ thường trú với ông Đức).

Nhóm các thể nhân này cũng sở hữu một doanh nghiệp có quy mô vốn khá lớn khác - là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Công Thành (vốn điều lệ 1.556 tỷ đồng tính tới giữa năm 2015)

Tương tự trường hợp của Công ty Minh Phát, dù chỉ mới hoạt động (thành lập tháng 4/2014) và không có tên tuổi trong ngành xây dựng, song Công ty Công Thành tháng 5/2015 nhanh chóng được cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức BOT, với tổng mức đầu tư gần 14.000 tỷ đồng.

Liên danh đầu tư với Công ty Công Thành là một cái tên quen thuộc - Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành.

Từ Pháp Vân - Cầu Giẽ tới dự án Hạ Long - Vân Đồn, có thể thấy những Minh Phát hay Công Thành phải chăng là pháp nhân tham gia để giành được dự án, còn Phương Thành góp nguồn lực và kinh nghiệm, thậm chí phụ trách luôn phần việc nhà thầu. Hay nói nôm na, đây là kiểu hợp tác “cộng sinh” trong các dự án BOT - giữa một bên có quan hệ và một bên có năng lực đầu tư, thi công.

Ở các dự án kiểu này, phần thiệt thuộc về những kẻ “lệch pha”. Giữa năm 2016, Cienco1 đăng đàn tố Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ (MPC) gian lận và cản trở minh bạch hóa hoạt động thu phí. Cả lãnh đạo Công ty Minh Phát lẫn Phương Thành nhanh chóng phản bác lại cáo buộc trên. Không những không đòi được quyền lợi, mà Cienco1 sau đó còn bị “đá” khỏi dự án béo bở này (quyết định rút hết vốn hồi đầu năm).

Thực tế hiện nay là ngân sách Nhà nước ngày càng khó khăn, bởi vậy xây dựng cơ bản trong tương lai sẽ tiếp tục dựa một phần không nhỏ vào nguồn vốn tư nhân, thông qua các hình thức đối tác công tư PPP (BT, BO, BOT).

Công bằng mà nói, nhiều dự án PPP đến nay đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần giảm sức ép cho ngân sách. Tuy nhiên, vẫn còn những góc khuất tại các dự án công ích có sự tham gia của nguồn vốn tư nhân, đặc biệt với hình thức BOT (xây dựng, vận hành, chuyển giao), mà những vụ việc ở Bến Thủy (Hà Tĩnh), Hạc Trì (Phú Thọ), Quốc lộ 6 (Hòa Bình) hay mới đây nhất là Cai Lậy (Tiền Giang) là minh chứng rõ nét.

Minh bạch là yếu tố tiên quyết trong dự án PPP, nơi mà công sản và tư sản thường dễ dàng bị “nhập nhèm” bởi ý chí chủ quan của con người. Công bố thông tin, đấu thầu rộng rãi thay vì chỉ định chủ đầu tư (hầu hết các dự án BOT hiện nay đều chỉ định nhà đầu tư, không qua đấu thầu) là một trong những mấu chốt giải quyết mâu thuẫn đang ngày càng gay gắt trong xã hội.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24780.00 24800.00 25120.00
EUR 26373.00 26479.00 27650.00
GBP 30737.00 30923.00 31875.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26960.00 27068.00 27905.00
JPY 160.74 161.39 168.85
AUD 15964.00 16028.00 16516.00
SGD 18134.00 18207.00 18744.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 18062.00 18135.00 18669.00
NZD   14649.00 15140.00
KRW   17.74 19.35
DKK   3541.00 3672.00
SEK   2280.00 2368.00
NOK   2259.00 2348.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ