Thanh tra Chính phủ chỉ rõ hàng loạt bất cập tại các dự án BOT

Nhàđầutư
Cổng thông tin Thanh Tra Chính phủ vừa đăng tải thông báo Kết luận Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trong lĩnh vực giao thông.
PHAN CHÍNH
18, Tháng 08, 2017 | 16:31

Nhàđầutư
Cổng thông tin Thanh Tra Chính phủ vừa đăng tải thông báo Kết luận Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trong lĩnh vực giao thông.

Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận về việc đầu tư, quản lý các dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) thuộc lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ Giao thông Vận tải với 7 dự án gồm: dự án BOT hầm đường bộ đèo Phước Tượng - Phú Gia; dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội); dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình...

tram-thu-phi

Trong kết luận Thanh Tra vừa công bố Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là mộ trong những dự án bất cập  (Ảnh: Internet) 

Các trạm BOT có khoảng cách gần nhau bất hợp lý

Kết luận của Thanh tra Chính phủ xác định trong quá trình xây dựng, Bộ Giao thông thực hiện không đầy đủ quy trình xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo quy định hiện hành. Trong hơn 70 dự án BOT và BT Bộ không lựa chọn được nhà đầu tư nào theo hình thức đấu thầu, 100% đều là chỉ định thầu với lý do chỉ có một nhà đầu tư tham gia hoặc do tính cấp bách của dự án. Tuy nhiên, Bộ này không có quy trình, thủ tục đánh giá hay xác định thế nào là cấp bách.

Một số nhà đầu tư được lựa chọn có năng lực hạn chế, không đáp ứng yêu cầu của dự án.

Thanh tra Chính phủ phát hiện kết quả kiểm tra tổng mức đầu tư có nhiều sai lệch nên vốn đầu tư xác định cho hợp đồng dự án không chính xác. Qua 7 dự án nêu trên, các nhà đầu tư phê duyệt sai tăng về đơn giá định mức, chế độ tiền lương, phụ cấp hoặc các yếu tố phát sinh không đúng thực tế với số tiền trên 316 tỷ đồng.

Cũng theo kết luận Thanh tra, hầu hết dự án BT và BOT đều thực hiện tại các khu vực giao thông trọng yếu, có mật độ tham gia giao thông lớn, đặt các trạm thu phí có khoảng cách gần nhau bất hợp lý, giá phí cao, tăng nhanh. Việc này khiến người tham gia giao thông không còn sự lựa chọn nào khác, điển hình là tại Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên và Hòa Bình.

Thực trạng trên dẫn đến việc người dân  né trạm thu phí, đi vào đường ngang ngõ tắt gây hư hại hệ thống giao thông địa phương, gây nguy cơ mất an toàn giao thông. Hơn nữa, việc xác định phương án, doanh thu tài chính thiếu chính xác đã gây ra gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp tham gia giao thông vì thời gian thu phí quá dài.

Bộ Giao thông Vận tải khi phê duyệt các dự án đã ghép việc cải tạo với đầu tư xây dựng đường mới thành một dự án rồi đặt hai trạm thu phí tại hai nơi không hợp lý. Cụ thể, tại tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) có chiều dài 28 km nhưng quyết định đầu tư BOT Thái Nguyên - Chợ Mới đã phê duyệt lên tới 40,7 km, trong đó bao gồm cả việc nâng cấp cải tạo từ Km 93 đến Km 100 thuộc quốc lộ 3 cũ.

"Theo quy định, việc cải tạo đường cũ này phải thực hiện bằng nguồn Quỹ bảo trì đường bộ, như vậy Bộ Giao thông phê duyệt ghép vào là không đúng quy định", kết luận nêu.

Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh sai làm tăng chi phí

Việc thực hiện trình tự phê duyệt tổng mức đầu tư, thiết kế cơ sở còn thiếu chặt chẽ, không lường hết các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến phải điều chỉnh, thay đổi quá lớn trong thời ngắn. Cụ thể, sau khi đã phát hành hồ sơ yêu cầu lần thứ 3 để lựa chọn nhà đầu tư, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư từ gần 8.500 tỷ đồng xuống còn 6.700 tỷ đồng.

Ngay sau khi triển khai thực hiện dự án, Bộ này đã phê duyệt thay đổi cơ bản thiết kế cơ sở giai đoạn 1, bỏ lớp cấp phối base bù vênh và thay hoàn toàn bằng bê tông nhựa tăng cường mặt đường dẫn đến tăng chi phí 25 tỷ đồng.

Áp dụng đơn giá đất đắp chưa đúng khu vực theo thông báo giá dẫn đến phê duyệt tổng mức đầu tư tăng sai trên 21 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư phê duyệt một số yếu tố chi phí, mặc dù theo chế độ hướng dẫn nhưng chưa phù hợp với thực tế và không sát thực nên khi thực hiện không phát sinh hoặc chênh lệch quá lớn.

Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc Bộ Giao thông vận tải xác định tính cấp bách của dự án còn thiếu cơ sở để trình Thủ tướng Chính phủ phương án chỉ định nhà đầu tư và việc không thực hiện đầy đủ quy trình xây dựng và công bố danh mục đầu tư dự án BOT theo hướng dẫn tại Nghị định 108/2009 của Chính phủ, dẫn đến thông tin về dự án được công bố chưa thực rộng rãi, minh bạch, kịp thời để các nhà đầu tư có thể tiếp cận thuận tiện, bình đẳng.

Việc lựa chọn nhà đầu tư phức tạp, nhiều công đoạn, mất nhiều thời gian: 3 lần lựa chọn từ chỉ định thầu, đấu thầu rồi lại chỉ định thầu mới lựa chọn được nhà đầu tư.

Về giá thu phí, kết luận thanh tra khẳng định trước khi thực hiện dự án Bộ Tài chính đã có văn bản, nêu rõ “việc đặt trạm thu phí trên đường BOT để thu phí hoàn vốn cho nhà đầu tư chỉ được thu phí khi dự án hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng”.

Tuy nhiên, hợp đồng dự án ký kết giữa Bộ Giao thông vận tải và nhà đầu tư đã thống nhất việc thu phí hoàn vốn cho nhà đầu tư thực hiện ngay sau khi hoàn thành đầu tư giai đoạn 1. Sau đó Bộ Tài chính đã chấp thuận và ban hành thông tư thu phí theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải và nhà đầu tư.

Theo Bộ KH&ĐT, quy định khoảng cách đặt các trạm thu phí trên cùng một tuyến đường tối thiểu phải là 70 km. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều dự án khoảng cách đường lưu thông ngắn hơn 70 km, nhưng người tiêu dùng vẫn phải trả mức phí cao.

Thậm chí, có tuyến đường chủ đầu tư rút ngắn khoảng cách 70 km để đặt trạm thu phí, gây ảnh hưởng lớn đến DN, chi phí vận tải và không được xã hội đồng thuận. Điển hình như đường cao tốc Hà Nội - Thái Bình dài chưa đầy 100 km, nhưng có 4 trạm phí BOT. Hay tuyến đường từ tỉnh Đăk Nông lên Bến xe Miền Đông (TP.HCM) lchỉ có 330 km nhưng có tới 8 trạm thu phí, bình quân, cứ 40 km có 1 trạm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ