Tình trạng độc quyền và thị trường điện năng

GS.TSKH NGUYỄN MẠI
14:41 22/06/2023

Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, EVN độc quyền hệ thống truyền tải điện lấy lý do vì an ninh quốc gia, trong khi một số nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn xây dựng dự án truyền tải điện thì không được thực hiện, gây ra tình trạng nơi thừa công suất, nơi thiếu điện.

Tình trạng cắt điện tại nhiều địa phương trong thời gian gần đây có nguyên nhân khách quan do thời tiết nắng nóng, mưa ít nên mực nước của hồ chứa nước một số nhà máy thủy điện lớn như Sơn La, Hòa Bình xuống dưới "mực nước chết", một số tổ máy nhiệt điện than phải bảo dưỡng định kỳ, trong khi nhu cầu sử dụng điều hòa, quạt máy tại công sở, trường học, gia đình tăng nhanh. Người dân và doanh nghiệp thông cảm với khó khăn của EVN, trong khi nhiệt độ 38 - 40oc thì người lao động ngành điện phải chịu nóng để khắc phục các sự cố, nhanh chóng khôi phục mạng lưới điện.

Không chỉ nhận lỗi

Cục trưởng Điều tiết điện lực đã xin lỗi người dân về tình trạng cắt điện và hứa sẽ có giải pháp cho việc cung ứng điện sắp tới.

Ngày 14/6/2023 Tổng giám đốc EVN đã quyết định tạm đình chỉ chức vụ giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) đối với ông Nguyễn Đức Ninh "để phục vụ công tác thanh tra chuyên ngành trong công tác quản lý và điều hành cung cấp điện".

Bộ Công Thương trình Chính phủ hai phương án: A0 trở thành đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ vận hành hệ thống điện và điều hành thị trường điện trực thuộc Bộ Công Thương; A0 trở thành Công ty TNHH MTV vận hành hệ thống điện và điều hành thị trường điện 100% vốn nhà nước trực thuộc Bộ Công Thương. Trước mắt thực hiện phương án thứ nhất; khi Luật Giá và Luật Điện lực sửa đổi được ban hành có thể xem xét thêm phương án thứ hai.

Bộ Nội vụ đồng tình với việc tách A0 từ EVN sang Bộ Công Thương, nhưng hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV để có điều kiện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhiệm vụ điều độ hệ thống điện quốc gia phù hợp với cơ chế điều hành giá, phí.

Tình trạng cắt điện trên diện rộng không chỉ thuộc trách nhiệm của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, do đó không nên vội vàng bàn chuyển AO về đâu, mà phải tìm nguyên nhân chủ yếu của sản xuất và cung ứng điện năng của nước ta để có giải pháp khắc phục.

Tại kỳ họp Quốc hội đầu năm nay, vấn đề thiếu điện trở thành điểm nóng tại nghị trường. Đại biểu Lê Thanh Vân nêu rõ, tình trạng cắt điện sinh hoạt của người dân trong thời điểm nắng nóng đang diễn ra thể hiện EVN không hoàn thành nhiệm vụ cung cấp điện ổn định, an toàn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân.

Đại biểu Phạm Văn Hòa nhận định, cần xem xét trách nhiệm và tiến hành thanh tra, kiểm tra kỹ lưỡng để tìm nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng thiếu điện; cũng cần kiểm toán đặc biệt đối với toàn bộ hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của EVN trong giai đoạn 10 năm gần đây, đặc biệt là việc thường xuyên báo lỗ, trong khi các công ty thành viên báo lãi.

Empty

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN ĐTNN

Tình trạng độc quyền

Chống độc quyền, hoàn thiện cơ chế thị trường là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước từ Đại hội Đảng VI (1986). Ngành nào, lĩnh vực nào chuyển sang cơ chế thị trường thì ở đó có cạnh tranh về chi phí, giá cả, chất lượng dịch vụ. Thông tin, viễn thông là điển hình thành công chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Từ một nước có hệ thống thông tin, viễn thông lạc hậu, Việt Nam đã trở thành nước phát triển hệ thống sản xuất và dịch vụ hiện đại, người dân được hưởng lợi từ truyền hình số, máy tính, smarphone với giá khá rẻ.

Cơ chế độc quyền cho EVN bộc lộ trong quá trình xây dựng Quy hoạch điện VIII, phát triển điện gió, điện mặt trời, điện áp mái, đàm phán giá mua điện của các doanh nghiệp ngoài EVN, chậm xây dựng giá điện sau khi hết hạn giá FIT làm cho hàng chục dự án điện tái tạo đã hoàn thành xây dựng không được đưa vào vân hành, gây lãng phí nghiêm trọng nguồn lực xã hội.

Đặc biệt độc quyền nhà nước trong khi nguồn lực ngân sách có hạn đã hạn chế đáng kể khả năng phát triển về hệ thống truyền tải điện, gây ra các "điểm nghẽn" để giải toả công suất cho các dự án điện, nhất là các dự án điện năng lượng tái tạo đã đi vào vận hành, dẫn đến tình trạng nơi thừa công suất, nơi thiếu điện cung ứng cho sản xuất và đời sống.

Nhiều nhà sản xuất thủy điện nhỏ cũng rất khó được các công ty thuộc EVN ký hợp đồng mua điện, nhất là vào giờ cao điểm.

Empty

Người dân và doanh nghiệp thông cảm với khó khăn của EVN, trong khi nhiệt độ 38 - 40oc thì người lao động ngành điện phải chịu nóng để khắc phục các sự cố, nhanh chóng khôi phục mạng lưới điện.

Thị trường điện năng

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 63/2013/QĐ-TTg ngày 8/11/2013, thị trường điện của Việt Nam được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ: Cấp độ 1 đến hết năm 2014 thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh; Cấp độ 2 2015 - 2021 thị trường bán buôn điện cạnh tranh; Cấp độ 3 từ 2021 thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Việc hình thành 3 cấp độ của thị trường điện Việt Nam phù hợp với xu thế chung về quản lý điện năng thế giới, nhưng mang đặc trưng của nước ta là triển khai từng bước thận trọng; mỗi cấp độ bao gồm giai đoạn thí điểm và giai đoạn hoàn chỉnh.

Ngày 9/6/2020 Thủ tướng đã phê duyệt chủ trương xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh với 3 giai đoạn: giai đoạn 1 đến hết năm 2021 là giai đoạn chuẩn bị; giai đoạn 2 từ 2022 đến 2024 cho phép khách hàng được mua điện trên thị trường điện giao ngay; giai đoạn 3 từ sau năm 2024 cho phép khách hàng được lựa chọn đơn vị bán lẻ điện. Bộ Công Thương cần nghiêm túc chỉ đạo EVN và các đối tác của EVN nghiêm chỉnh thực hiện.

Thị trường điện cạnh tranh là giải pháp quan trọng nhất để thực hiện Quy hoạch điện VIII, giảm thiểu tình trang cắt điện, nâng cao chất lượng cung ứng điện năng, nhằm:

Khai thác có hiệu quả năng lượng tái tạo

Theo các tư liệu nghiên cứu đã được công bố, tiềm năng phát triển NLTT của nước ta rất lớn, tổng tiềm năng kỹ thuật điện gió đạt khoảng 377 GW, trong đó điện gió trên bờ 217 GW, điện gió ngoài khơi 160 GW; điện mặt trời khoảng 434 GW, trong đó, đã đưa vào vận hành khoảng 16,6 GW.

Để phát triển nhanh và đạt hiệu quả kinh tế cao NLTT cần coi trọng tích trữ điện năng khi thừa công suất. Công ty GreenYellow (Pháp) mong muốn các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam chấp thuận và hổ trợ để tiến hành hai dự án Pin dự trử năng lượng (BESS) bằng vốn đầu tư cỏa họ.

Chính phủ cần khuyến khích nghiên cứu, xây dựng hệ thống tích trữ điện năng (Energy Storage System - ESS), có chính sách ưu đãi cao đối với đầu tư tích trữ năng lượng như trợ giá cho dự án đầu tư ESS, ưu đãi giá mua điện đối với dự án điện mặt trời có kèm lưu trử điện năng.

Xây dựng hệ thống truyền tài điện

Được biết Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ sửa Luật Điện lực theo hướng cho phép tư nhân tham gia đầu tư đường dây truyền tải điện. Các nhà đầu tư mong đợi chủ trương đúng đắn đó sớm được luật hóa thành cơ chế, chính sách nhất quán, minh bạch để thu hút có hiệu quả đầu tư của tư nhân vào hệ thống truyển tải điện mà vẫn đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Một số chuyên gia kinh tế lưu ý các vấn đề liên quan đến cơ chế sử dụng mạng lưới truyền tải điện để giải quyết hài hòa lợi ích của giữa nhà đầu tư tư nhân và của EVN đối với sử dụng lưới điện, đấu nối dự án của các nhà đầu tư tư nhân vào lưới điện đang khai thác nhằm tránh xảy ra xung đột lợi ích, tác động tiêu cực đến quản lý, vận hành hệ thống truyển tải điện.

Hình thành giá mua, giá bán điện

Bộ Tài chính cần xây dựng nguyên tắc và phương pháp hình thành giá mua, giá bán điện làm căn cứ để các bên tham gia thị trường điện thương thảo và ký kết hợp đồng mua, bán điện phù hợp với luật pháp của nước ta và thông lệ quốc tế, được ổn định 5 năm, sau đó được điều chỉnh nếu các điều kiện tác động đến giá điện thay đổi. Giá mua, giá bán điện cần được quy định dựa trên lợi thế của từng vùng để phân bổ đầu tư hợp lý, không gây quá tải cục bộ.

Thu hút vốn đầu tư

Vốn đầu tư là câu chuyện muôn thuở đối với các quốc gia. Vấn đề là cách tiếp cận làm thế nào để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài khá dồi dào.

Theo WB, khi nhà nước đã có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân thì sẽ gải quyết được bài toán về vốn đầu tư, tuy vậy, vẫn có điểm nghẽn là tín dụng cho các dự án NLTT. Theo đại diện của Ngân hàng quân đội, các ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi thẩm định dự án do vốn đầu tư lớn, công nghệ cao, thời gian thu hồi vốn dài làm cho ngân hàng khó cân đối vốn vay vì vốn của ngân hàng phần lớn là tiền gửi, gây rủi ro lớn cho ngân hàng. Do đó, Chính phủ cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, trên cơ sở đó Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn ngân hàng thương mại tiến hành các khoản tin dụng dự án NLTT.

Thị trường điện cạnh tranh đem lại lợi ích cho tất cả các bên, giải quyết được bài toán về giá điện minh bạch, tạo môi trường khuyến khích đầu tư có hiệu quả; tạo cơ hội thuận lợi cho việc phát triển năng lượng tái tạo, góp phần giải quyết tình trạng cắt điện.

  • Cùng chuyên mục
Quảng Nam đề xuất đầu tư khu đô thị mới rộng 15.000ha

Quảng Nam đề xuất đầu tư khu đô thị mới rộng 15.000ha

Tỉnh Quảng Nam đề nghị Trung ương thống nhất chủ trương cho đầu tư một khu đô thị mới thông minh, hiện đại với tổng diện tích đô thị khoảng 15.000ha, thuộc vùng Đông huyện Duy Xuyên và huyện Thăng Bình, là đô thị trọng điểm của khu vực.

Đầu tư - 30/03/2025 10:17

Đâu là cổ phiếu bị quỹ đầu tư bán ròng nhiều nhất trong tháng 2?

Đâu là cổ phiếu bị quỹ đầu tư bán ròng nhiều nhất trong tháng 2?

Theo thống kê từ FiinGroup, FPT là cổ phiếu có số lượng quỹ bán ròng nhiều nhất (22 quỹ), phần lớn từ các quỹ mở. Động thái này diễn ra trong bối cảnh thị giá FPT có dấu hiệu tạo đỉnh kể từ cuối tháng 1 và liên tục gặp áp lực bán.

Đầu tư - 30/03/2025 08:21

Thị trường bất động sản đã thực sự phục hồi chưa?

Thị trường bất động sản đã thực sự phục hồi chưa?

Thị trường bất động sản chỉ thực sự phục hồi khi các ngân hàng tăng trưởng tín dụng cho khách hàng vay mua nhà. Một khi cá nhân chưa mặn mà với việc mua nhà thì thị trường vẫn phải quyết liệt tái cấu trúc.

Đầu tư - 30/03/2025 06:30

Bình Định 'chốt' tiến độ loạt dự án nhà ở xã hội

Bình Định 'chốt' tiến độ loạt dự án nhà ở xã hội

Bình Định yêu cầu trong năm 2025, loạt dự án nhà ở xã hội trên địa bàn phải hoàn thành đầy đủ các hồ sơ, thủ tục để tổ chức khởi công; cùng với đó, phải hoàn thành, đưa các công trình vào sử dụng.

Đầu tư - 29/03/2025 21:47

TP.HCM khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ đồng nối quận 1 với Thủ Thiêm

TP.HCM khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ đồng nối quận 1 với Thủ Thiêm

Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn kết nối quận 1 với Thủ Thiêm dài 720m, vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, chính thức khởi công sáng 29/3.

Đầu tư - 29/03/2025 14:50

Bóng dáng Capella tại dự án Logistics hơn 1.500 tỷ ở Huế

Bóng dáng Capella tại dự án Logistics hơn 1.500 tỷ ở Huế

CTCP Tập đoàn LEC vừa khởi công dự án Trung tâm Logistics Chân Mây với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, kỳ vọng trở thành trung tâm logistics trọng điểm khu vực miền Trung và cả nước.

Đầu tư - 29/03/2025 12:19

Đề xuất hơn 43.500 tỷ đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Đề xuất hơn 43.500 tỷ đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có tổng chiều dài xấp xỉ 125km (đi qua địa bàn hai tỉnh Bình Định và Gia Lai) với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 43.500 tỷ đồng.

Đầu tư - 29/03/2025 12:19

Sau tổ hợp 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên, Tập đoàn Trump xem xét đầu tư thêm dự án gần TP.HCM

Sau tổ hợp 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên, Tập đoàn Trump xem xét đầu tư thêm dự án gần TP.HCM

Liên danh giữa Trump Organization và đối tác ở Việt Nam đã lên danh sách rút gọn các địa điểm để triển khai một dự án sân golf hoặc khách sạn gần Thành phố Hồ Chí Minh.

Đầu tư - 29/03/2025 06:45

'Ông trùm' cảng biển 'bắt tay' với cảng Phước An

'Ông trùm' cảng biển 'bắt tay' với cảng Phước An

Việc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) thực hiện khai thác tàu tại cảng Phước An (PAP) - một cảng ngoài hệ thống là chưa từng có trong tiền lệ. Hai bên sẽ tận dụng lợi thế của nhau để mở rộng hệ sinh thái trong ngành, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và kết nối toàn diện trong lĩnh vực logistics.

Đầu tư - 29/03/2025 06:45

Quảng Trị đề nghị đẩy nhanh tiến độ dự án điện gió 2.100 tỷ đồng

Quảng Trị đề nghị đẩy nhanh tiến độ dự án điện gió 2.100 tỷ đồng

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị đẩy nhanh giải phóng mặt bằng tổng thể của dự án Nhà máy điện gió LIG - Hướng Hóa 1, hoàn thành trong tháng 4/2025.

Đầu tư - 29/03/2025 06:30

Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP là mô hình hiện thực hóa chủ trương hợp tác công tư của Đảng, Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Công nghệ - 28/03/2025 16:44

Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số

Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số

TP. Huế vừa làm việc với tập đoàn FPT về các nội dung liên về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Công nghệ - 28/03/2025 16:06

Phó Thủ tướng ủng hộ hình thành khu thương mại tự do ở Bình Định

Phó Thủ tướng ủng hộ hình thành khu thương mại tự do ở Bình Định

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng ủng hộ việc sớm nghiên cứu hình thành khu thương mại tự do ở khu vực cảng Phù Mỹ (Bình Định).

Đầu tư - 28/03/2025 16:05

  Doanh nghiệp muốn ưu tiên cải cách thủ tục hành chính thuế

Doanh nghiệp muốn ưu tiên cải cách thủ tục hành chính thuế

Thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) và đáp ứng các quy định pháp luật là một trong ba nhóm vấn đề khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt, trong đó TTHC thuế là nhóm thủ tục DN mong muốn ưu tiên cải cách nhất….

Đầu tư - 28/03/2025 15:50

Loạt doanh nghiệp cam kết 'rót' hơn 231.000 tỷ vào Bình Định

Loạt doanh nghiệp cam kết 'rót' hơn 231.000 tỷ vào Bình Định

Tỉnh Bình Định đã trao bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, đồng thời trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 62 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 231.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 28/03/2025 12:09

Giải pháp nào để hút được 570 tỷ USD vốn đầu tư hạ tầng đến 2040?

Giải pháp nào để hút được 570 tỷ USD vốn đầu tư hạ tầng đến 2040?

Theo dự báo, Việt Nam cần 570 tỷ USD để đầu tư cơ sở hạ tầng từ nay cho đến năm 2040. Do đó, Việt Nam đang tìm cách phát triển các cơ chế tài chính mới cũng như huy động các nguồn tài trợ từ nước ngoài.

Đầu tư - 28/03/2025 11:55