'Thúc' DNNN cổ phần hóa chậm lên sàn: Cần có những liệu pháp đủ mạnh
Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gắn với niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán đã cho thấy sự chuyển biến tích cực và mang lại hiệu quả thiết thực.
Tuy nhiên trên thực tế, công tác này còn chậm với nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Do vậy, trong thời gian tới, cần có thêm nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể, quyết liệt và sự vào cuộc thực sự của nhiều cơ quan, DN. Xung quanh vấn đề này, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với bà Vũ Thị Chân Phương - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).

Hiện nay, việc DNNN cổ phần hóa lên sàn chứng khoán vẫn còn chậm.
* PV: Thưa bà, xin bà cho biết về kết quả công tác cổ phần hóa gắn với niêm yết/đăng ký giao dịch đã thực hiện trong thời gian qua?
- Bà Vũ Thị Chân Phương: Chủ trương gắn cổ phần hóa DNNN với việc đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán đã được Chính phủ quán triệt và đã có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện sát sao. Theo đó, DN cổ phần hóa phải hoàn tất đăng ký công ty đại chúng, đăng ký cổ phiếu tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM, trường hợp DN đáp ứng được điều kiện niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thì phải thực hiện niêm yết theo quy định.
Tính đến ngày 31/8/2019, có 840 DNNN cổ phần hóa đã niêm yết/đăng ký giao dịch trên hai sở giao dịch chứng khoán (trong đó, số lượng DN niêm yết là 314 DN; số lượng DN đăng ký giao dịch là 526 DN) và có 755 DNNN cổ phần hóa chưa thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch.
* PV: Bà đánh giá thế nào về kết quả này? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, thưa bà?
- Bà Vũ Thị Chân Phương: Ngoài một số nguyên nhân đã tồn tại từ trước đến nay như tính tự giác, chủ động của DN,… thì trên cơ sở kiểm tra, làm việc trực tiếp với các DN cho thấy, việc chậm đăng ký giao dịch theo giải trình của các DNNN cổ phần hóa có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có một số lý do chính.

Bà Vũ Thị Chân Phương - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
Theo đó, một số DN hoạt động kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ, lỗ lũy kế trên vốn điều lệ cao, nợ ngân hàng lớn, đang trên bờ vực phá sản; đang trong quá trình giải quyết hậu quả sai phạm phát hiện trong thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, không tổ chức được đại hội đồng cổ đông để xin ý kiến về phương án đưa cổ phiếu lên sàn, kiểm toán báo cáo tài chính nên không thực hiện được thủ tục niêm yết, đăng ký giao dịch.
Cùng với đó, một số DN gặp vướng mắc trong xác định giá trị phần vốn nhà nước khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần, còn nhiều vướng mắc về tài chính và về công nợ; chưa thực hiện quyết toán công tác cổ phần hóa theo quy định để kiểm toán xác nhận số vốn điều lệ thực góp; chưa có phương án xử lý tài chính tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần; liên quan đến việc điều chỉnh phần vốn nhà nước; đang có quyết định của tòa án về việc mở thủ tục phá sản đối với công ty.
Bên cạnh đó, một số DNNN cổ phần hóa có cổ đông chủ yếu là cán bộ công nhân viên, nhiều người đã nghỉ hưu, thay đổi địa chỉ liên hệ nên việc tập hợp danh sách cổ đông với đầy đủ thông tin theo quy định của VSD gặp nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Một số DN có quy mô nhỏ, ở vùng sâu, vùng xa, việc nhận thức các quy định về niêm yết/đăng ký giao dịch còn hạn chế.
* PV: Để thúc đẩy và hỗ trợ các DN thuộc diện cổ phần hóa phải lên sàn, UBCKNN sẽ có những giải pháp gì hiệu quả hơn nữa?
- Bà Vũ Thị Chân Phương: Để đảm bảo thực thi quy định về niêm yết/đăng ký giao dịch của DNNN cổ phần hóa, UBCKNN đã tiến hành nhiều biện pháp để thúc đẩy các DN này niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường, đồng thời xử lý nghiêm các DN vi phạm quy định.
Cụ thể, UBCKNN đã có văn bản gửi đến các công ty đại chúng chưa niêm yết/đăng ký giao dịch để phổ biến, đôn đốc, nhắc nhở tuân thủ quy định về niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán.
UBCKNN đã công khai danh sách công ty đại chúng tiền thân là DNNN cổ phần hóa chưa thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch trên website của UBCKNN (nêu rõ đây là các DNNN cổ phần hóa) để các cổ đông tại DN biết và yêu cầu DN phải tuân thủ đúng quy định pháp luật; đồng thời để các bộ, ngành, địa phương, các tổng công ty, DNNN với vai trò là đại diện chủ sở hữu phần vốn góp tại các DNNN cổ phần hóa chỉ đạo người đại diện phần vốn đôn đốc các DN này thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán theo quy định.
Bên cạnh đó, thông qua các buổi hội thảo, UBCKNN đã có tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho các công ty đại chúng, trong đó có nghĩa vụ niêm yết/đăng ký giao dịch của DNNN cổ phần hóa.
Còn đối với DNNN cổ phần hóa chưa chấp hành quy định về niêm yết/đăng ký giao dịch, chúng tôi cũng đã và đang tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau.
Theo đó, UBCKNN đã thành lập tổ công tác/phối hợp với đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính thành lập đoàn kiểm tra trực tiếp tại DN để yêu cầu DN chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính. Cũng qua các đợt tiếp xúc trực tiếp đó, cơ quan quản lý sẽ nắm thêm tình hình, tiến độ triển khai thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch; nguyên nhân chậm trễ và đề nghị DN có biện pháp xử lý vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan về phía DN để sớm đưa cổ phiếu vào giao dịch.
UBCKNN cũng đã có văn bản gửi một số bộ, ngành, các tổng công ty/công ty đại diện vốn nhà nước (đối với các DN UBCKNN có đủ thông tin xác định) để thông báo cho các cơ quan, đơn vị này biết về vi phạm của DN thuộc quản lý, giám sát và đề nghị các cơ quan, đơn vị này phối hợp yêu cầu DN thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch theo quy định và chấp hành các biện pháp xử lý của UBCKNN.
Chúng tôi cũng đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Một số DN bị xử phạt với mức phạt tiền rất cao, lên đến 350 triệu đồng do không thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch theo quy định.
* PV: Tuy vậy, việc “thúc” các DN lên, nếu một mình cơ quan quản lý ngành chứng khoán thì chưa đủ, bà có đề xuất gì đối với các bộ ngành, địa phương, cơ quan hữu quan để DN nâng cao tính tự giác và nghiêm chỉnh chấp hành?
- Bà Vũ Thị Chân Phương: Để nâng cao tính tự giác và nghiêm túc chấp hành của các DN về vấn đề này, bên cạnh các giải pháp đã được UBCKNN thực hiện, thì các bộ, ngành chủ quản cũng cần rà soát, phân loại, danh sách các DNNN cổ phần hóa chưa niêm yết/đăng ký giao dịch và lý do các trường hợp chưa thực hiện để có báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, cần có sự nhắc nhở, phê bình, xem xét kỷ luật đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại DN nếu cố tình không chấp hành, trì hoãn kéo dài việc đưa các DNNN cổ phần hóa lên niêm yết/đăng ký giao dịch.
* PV: Xin cảm ơn bà!
UBCKNN đã công khai danh sách công ty đại chúng tiền thân là DNNN cổ phần hóa chưa thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch trên website của UBCKNN (nêu rõ đây là các DNNN cổ phần hóa) để các cổ đông tại DN biết và yêu cầu DN phải tuân thủ đúng quy định pháp luật.
* Ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính : Sẽ đánh giá lại quá trình cổ phần hóa để có giải pháp cho giai đoạn tới

Ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính
Sắp tới, Bộ Tài chính tổ chức 2 hội nghị là: Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN và Hội nghị tập huấn về niêm yết/đăng ký giao dịch của DNNN cổ phần hóa (CPH).
Mục tiêu của các hội nghị này là tiếp tục quán triệt các chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, đánh giá quá trình triển khai công tác cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong thời gian qua. Trong đó bao gồm đánh giá tình hình triển khai cơ cấu lại DNNN trong giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 9/2019, các nhiệm vụ đã thực hiện được, các nhiệm vụ còn phải tiếp tục triển khai, những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân.
Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp, đưa ra kế hoạch và phân công rõ trách nhiệm cho các cơ quan trong việc hoàn thành kế hoạch cơ cấu lại DNNN, gắn CPH DNNN với việc niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán, thống nhất tổ chức triển khai trong thời gian tới theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.
* Ông Nguyễn Như Quỳnh – Phó Tổng giám đốc phụ trách ban điều hành HNX: Nhiều giải pháp hỗ trợ DN từ cổ phần hóa đến niêm yết.
Những năm qua, Sở GDCK Hà Nội (HNX) đã có nhiều giải pháp hỗ trợ các DN từ khâu CPH, thoái vốn đến đưa cổ phiếu vào đăng ký giao dịch và niêm yết tại HNX.

Ông Nguyễn Như Quỳnh – Phó Tổng giám đốc phụ trách ban điều hành HNX
Trong năm 2017, HNX đã cho nâng cấp hệ thống đấu giá và tiếp tục nâng cấp hệ thống này trong năm 2018. Trong tháng 9 vừa qua, HNX cũng tiến hành sửa đổi Quy chế Tổ chức và quản lý thị trường giao dịch chứng khoán chưa niêm yết (Quy chế UPCoM), trong đó mở rộng đối tượng điều chỉnh “DN CPH theo quy định pháp luật về CPH” thay vì “DN CPH dưới hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng” như trước đây. Quy chế sửa đổi cũng chỉnh sửa về trình tự thủ tục hồ sơ đăng ký giao dịch theo hướng rút ngắn thời gian, thay đổi cách tính giá tham chiếu của ngày giao dịch đầu tiên theo giá đấu thành công bình quân...
Bên cạnh đó, định kỳ hàng năm, HNX đều phối hợp với Cục Tài chính DN tổ chức hội nghị phổ biến các quy định liên quan đến CPH, thoái vốn nhà nước, trong đó có gắn CPH với niêm yết, đăng ký giao dịch. Đến nay, đã có 33 DN sau CPH đưa cổ phiếu vào giao dịch tại UPCoM với giá trị đăng ký giao dịch đạt 13,9 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này còn khá khiêm tốn so với số DN đã CPH nhưng chưa lên niêm yết/đăng ký giao dịch.
Thực tế có nhiều DN CPH có cổ phiếu giao dịch trên UPCoM có thanh khoản rất thấp, chưa thực sự thu hút nhà đầu tư (NĐT). Một trong những nguyên nhân có lý do tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng rất thấp hoặc bị hạn chế nắm giữ đối với NĐT nước ngoài. Vì vậy, thời gian tới, Chính phủ cần có các cơ chế, chính sách để khuyến khích, thu hút hơn nữa sự tham gia của các NĐT, đặc biệt là NĐT nước ngoài đối với các cuộc đấu giá bán phần vốn của Nhà nước cũng như đối với TTCK, qua đó tăng thêm nguồn vốn đầu tư, tăng thêm tính thanh khoản của thị trường.
* Ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam: Cần chế tài đủ mạnh với lãnh đạo DNNN sau CPH
Những năm gần đây, việc quy định các công ty đại chúng bắt buộc phải đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM là một trong những tiến bộ quan trọng, giúp quy mô thị trường UPCoM tăng lên nhanh chóng và góp phần tăng mạnh quy mô của TTCK Việt Nam nói chung. Chính vì vậy, để tiếp tục phát huy tiến bộ này thì cần tăng chế tài đối với DN và lãnh đạo DNNN chậm trễ trong việc CPH, đại chúng hóa và đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam
Tuy nhiên, việc đưa DNNN sau CPH lên niêm yết tại Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của các DN này có đạt đủ các điều kiện niêm yết hay không. Đối với các DN có đủ điều kiện niêm yết, cơ quan quản lý cũng cần có chế tài cụ thể đủ mạnh đối với lãnh đạo các DNNN sau CPH phải có kế hoạch niêm yết cụ thể để tạo sức ép đến chính các lãnh đạo này trong việc phải tuân thủ các quy định. Theo tôi, quan điểm công khai minh bạch của DN thể hiện bằng quyết định lên sàn niêm yết phụ thuộc rất nhiều vào chủ trương, định hướng và tầm nhìn của chính hội đồng quản trị và ban lãnh đạo các DNNN đó.
* Ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận chiến lược thị trường của Công ty Chứng khoán VNDIRECT: CPH tạo sự đa dạng hàng hóa, tăng quy mô thị trường.
Phải khẳng định rằng, CPH và thoái vốn DNNN sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả Nhà nước, DN và xã hội. Nguồn tiền thu được từ CPH là nguồn vốn quan trọng cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020. Đồng thời, việc thúc đẩy quá trình sắp xếp, tái cấu trúc hoạt động của DNNN sẽ nâng hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước. Bản thân các DNNN sau CPH cũng có cơ hội tiếp cận với các tiêu chuẩn quản lý, kế toán - kiểm toán, công bố thông tin cao hơn, từ đó thúc đẩy quá trình tái cơ cấu, tiến hành cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN.

Ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận chiến lược thị trường của Công ty Chứng khoán VNDIRECT
Với TTCK, rõ ràng quá trình CPH tạo ra sự đa dạng hàng hóa, sản phẩm, tăng quy mô thị trường. Sự phong phú về nguồn cung sẽ mang đến cho NĐT cơ hội đầu tư vào các DN có quy mô lớn, thương hiệu lâu đời, có tiềm năng phát triển lớn hoặc trong các ngành nghề hấp dẫn mà trước đây ít có cơ hội tiếp cận như viễn thông, năng lượng, dịch vụ công ích, …
Tôi cho rằng, đối với các DN trong các ngành nghề mà Nhà nước không nắm giữ, khi tiến hành CPH và IPO, cần giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống mức thấp, tăng tỷ lệ bán ra bên ngoài để tăng sức hấp dẫn đối với NĐT. Còn trong các đợt thoái vốn, có thể thực hiện thoái vốn “một gói lớn”, thoái vốn toàn bộ để tăng sức hấp dẫn đối với các NĐT lớn. Thực tế trên TTCK, hiệu quả của phương pháp này đã được chứng minh, điển hình như trường hợp SCIC và Viettel thoái vốn hoàn toàn tại Vinaconex (VCG) vừa qua.
(Theo Thời báo tài chính Việt Nam)
- Cùng chuyên mục
NCB dự kiến có lãi ngay trong quý I
Chia sẻ tại AGM năm 2025, Tổng giám đốc NCB Tạ Kiều Hưng thông tin tổng doanh thu ngân hàng quý I/2025 sẽ vượt khoảng 25% so với kế hoạch. Dự kiến NCB sẽ có lãi trên toàn bộ hệ thống ngân hàng trong quý I.
Tài chính - 29/03/2025 15:38
Ngay sau ĐHĐCĐ, Gelex Electric triển khai chia thưởng cổ phiếu tỷ lệ 20%
Ngay sau cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, Gelex Electric đã thông qua Nghị quyết về việc phát hành 61 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 20% để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Tài chính - 29/03/2025 14:40
Cổ đông lớn sẽ hỗ trợ Novaland thanh toán nợ khi cần thiết
Cổ đông lớn đã có văn bản xác nhận tiếp tục đồng hành và hỗ trợ Novaland thanh toán nợ khi cần thiết, đảm bảo duy trì hoạt động liên tục 12 tháng tới.
Tài chính - 29/03/2025 14:40
DIC Corp hạ giá chào bán cổ phiếu cho cổ đông
Nhu cầu vốn đầu tư năm nay của DIC Corp là 6.690 tỷ đồng. Tập đoàn muốn chào bán 150 triệu cổ phiếu giá 12.000 đồng/cp để huy động 1.800 tỷ.
Tài chính - 29/03/2025 09:58
SJ Group đặt mục tiêu doanh thu vượt 1.200 tỷ đồng
Năm 2025, SJ Group đặt mục tiêu doanh thu 1.211 tỷ đồng, tăng trưởng 87% so với cùng kỳ năm trước, còn lợi nhuận ở mức 753 tỷ đồng.
Tài chính - 28/03/2025 16:59
Thủy điện Hủa Na đặt mục tiêu lãi 185 tỷ đồng năm 2025
CTCP Thuỷ điện Hủa Na đặt kế hoạch tổng doanh thu năm 2025 đạt 828,7 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế khoảng 185,3 tỷ đồng, giảm tới 31,3% so với năm 2024.
Tài chính - 28/03/2025 15:28
Sợi Thế Kỷ kỳ vọng lợi nhuận đột biến nhờ Unitex và mùa World Cup 2026
Sợi Thế Kỷ đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 gấp 25 lần so với nền thấp 2024. Động lực đến từ nhà máy Unitex và mùa World Cup 2026.
Tài chính - 28/03/2025 14:24
Tái cấu trúc nhà đầu tư, nhanh chóng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Theo các chuyên gia, để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam theo hướng minh bạch, chuyên nghiệp, cần tái cấu trúc nhà đầu tư, đào tạo đầu tư thông minh, nhanh chóng nâng hạng thị trường...
Tài chính - 28/03/2025 13:59
CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới
Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết GELEX có chủ trương tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài cho không chỉ CADIVI, mà còn là các công ty thành viên hàng đầu, nhằm phát triển bền vững và vươn tầm thế giới.
Tài chính - 28/03/2025 07:36
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: ‘Ngành ngân hàng cần thích ứng nhanh với sự thay đổi’
Trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt trong hoàn thiện chính sách. Do vậy các ngân cần thích ứng nhanh với sự những thay đổi này.
Tài chính - 27/03/2025 18:55
Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'
CEO Gelex cho biết tại các công ty tốt trên thế giới, cổ đông lớn thường không ngồi trong HĐQT hay ban điều hành. "Cổ đông lớn tham gia cũng tốt, nhưng cái không tốt cũng có thể có. Tôi nghĩ cổ đông lớn không tham gia là tốt nhất", ông nói.
Tài chính - 27/03/2025 17:58
Kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR giữa Việt Nam và Singapore
Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) là đơn vị đầu mối hợp tác với Công ty mạng lưới chuyển tiền điện tử Singapore (NETS) triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Singapore.
Tài chính - 27/03/2025 17:35
Giá vàng có thể tăng thêm 16% trong năm nay
Giá vàng thế giới được dự báo có thể đạt mức 3.500 USD/ounce trong năm nay (tương đương mức tăng 16%. Như vậy, nếu trong nước tăng tương ứng, giá vàng nhẫn có thể đạt 115 triệu đồng/lượng.
Tài chính - 27/03/2025 12:13
Chủ tịch VIB: Đang tìm cổ đông chiến lược phù hợp, đảm bảo giá tốt
Ngân hàng VIB đề ra chỉ tiêu kinh doanh tăng trên 20% cho tín dụng, huy động và lợi nhuận. Riêng quý I, lợi nhuận đạt 20 – 22% kế hoạch, tín dụng tăng 3%.
Tài chính - 27/03/2025 12:12
Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh
Theo thống kê từ SSI Research, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng ở mức 2 chữ số.
Tài chính - 27/03/2025 07:59
Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD và lãi suất VND
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam, Standard Chartered nâng mức dự báo tỷ giá VND/USD giữa năm lên 26.000 và NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II nhằm ứng phó với lạm phát gia tăng.
Tài chính - 27/03/2025 07:00
- Đọc nhiều
-
1
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
-
2
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
-
3
Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh
-
4
Số phận nào cho 'siêu' dự án chống ngập ở TP.HCM?
-
5
Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago