Đại gia vang bóng một thời HUD còn lại gì trước thềm cổ phần hóa?

Nhàđầutư
Theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vừa qua, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD) thuộc diện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ cổ phần đến hết năm 2020.
KHÁNH AN
10, Tháng 09, 2019 | 11:50

Nhàđầutư
Theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vừa qua, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD) thuộc diện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ cổ phần đến hết năm 2020.

Vào năm 1989, theo định hướng xóa bao cấp về nhà ở, nhà nước đã cho phép thành lập Công ty phát triển nhà và Đô thị (tiền thân của HUD) với nhiệm vụ chính là quy hoạch và phát triển nhà ở cho người dân.

Trong giai đoạn đầu, HUD đã tạo được dấu ấn trên thị trường bất động sản với hàng loạt dự án lớn, trong đó phải kể tới Khu đô thị mới Bắc Linh Đàm rộng 24ha, sau quá trình xây dựng trong 10 năm, khu đô thị này trở thành khu đô thị kiểu mẫu, đồng bộ về hạ tầng xã hội và kỹ thuật, đã thu hút hàng chục nghìn người đến định cư tại đây.

Cùng với quy mô nguồn vốn chủ sở hữu tăng trưởng ấn tượng, đến năm 2000, HUD đã được nâng lên thành Tổng Công ty. Trên đà phát triển, HUD bắt đầu nhân rộng mô hình phát triển đô thị ra các tỉnh thành lân cận như Hà Tây (cũ), Thanh Hóa, Hà Tĩnh,…rồi các tỉnh khu vực phía Nam như TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai. Do đó, đến năm 2006, HUD được chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình công ty mẹ-công ty con.

hud-tower-lvl-01-2338

Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD)

HUD bước vào thời kỳ huy hoàng khi sản phẩm mang tên thương hiệu này được sang nhượng ồ ạt trên thị trường, lợi nhuận thu về lên tới hàng trăm tỷ đồng. Đến năm 2009, HUD được biết đến như một tập đoàn phát triển nhà và đô thị, kết quả là đến năm 2010 HUD được thí điểm hình thành Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị Việt Nam gồm Viglacera, Hancorp, Viwaseen và Tổng công ty Bạch Đằng.

Tuy nhiên cũng như Tập đoàn Sông Đà, mô hình tập đoàn của HUD không đạt yêu cầu và bị giải tán vào năm 2012. Khi đó vốn điều lệ tạm tính của HUD là 3.981 tỷ đồng. Cùng thời điểm, thị trường địa ốc bước vào thời kỳ khủng hoảng, HUD cũng nhanh chóng rơi vào suy thoái. Với HUD, khó khăn không chỉ tới từ tình hình thị trường chung ảm đạm, mà còn bởi những quyết định sai lầm trong quá khứ. Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ năm 2015 từng chỉ rõ: “quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh, đặc biệt là từ 2011 trở về trước HUD đã quyết định các dự án đầu tư vượt xa khả năng tài chính và quản trị, dẫn đến việc chậm trễ triển khai các dự án, sản phẩm dở dang và hàng tồn kho quá nhiều, đẩy HUD và một số đơn vị thành viên đến tình trạng khó khăn hiện nay”.

Sai lầm trong việc đầu tư nhiều dự án vượt xa khả năng tài chính và quản trị đã khiến HUD phải bán một phần trụ sở. Cụ thể, HUD đã xin chuyển nhượng một phần dự án HUD Tower - trụ sở kết hợp văn phòng cho thuê trên đường Lê Văn Lương (Thanh Xuân, Hà Nội).

Ngoài ra, hàng loạt lô đất có vị trí đắc địa tại các khu đô thị Vân Canh, Văn Quán, Linh Đàm, Định Công, Việt Hưng,… cũng được HUD bán cho các chủ đầu tư thứ cấp với giá rẻ từ nhiều năm trước.

Trong giai đoạn tái cơ cấu phục vụ kế hoạch cổ phần hóa, HUD cũng bán đi những tài sản lớn như: 1,5 triệu cổ phần tại CTCP Khách sạn và Du lịch Bảo Việt (vốn điều lệ 60 tỷ đồng); 280.000 cổ phần tại CTCP Đầu tư phát triển hạ tầng Phú Quốc (vốn điều lệ 500 tỷ đồng).

Khó khăn tiếp tục chồng chất khi năm 2014, tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn đòi nợ tiền sử dụng đất 78 tỷ đồng và 4,5 tỷ đồng tiền nợ chậm nộp tại KĐT mới Bắc TP. Hà Tĩnh. Đến cuối năm 2015, HUD buộc phải bán đi khu đất vàng rộng 2,1 ha tại góc đường Phạm Văn Đồng - Võ Nguyên Giáp để chi trả nợ.

Những năm gần đây, HUD tiếp tục gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận hợp nhất năm 2018 giảm về còn 212 tỷ đồng,  thấp nhất trong 5 năm qua và chỉ bằng non nửa năm 2017.

hu

Biểu đồ tình hình kinh doanh từ năm 2014-2018. ĐVT: Tỷ đồng

Theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vừa qua, HUD sẽ được cổ phần hoá chậm nhất vào cuối năm 2020, theo đó nhà nước sẽ thoái hết vốn hoặc giữ dưới 50% vốn tại công ty này.

Trước thềm cổ phần hóa, HUD đã tích cực chuyển mình với việc phát triển nhiều dự án nhà ở xã hội trên toàn quốc. Mới đây nhất, HUD đã khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội với tổng số 1.030 căn thuộc Khu đô thị mới Thanh Lâm-Đại Thịnh 2, liền kề Khu Trung tâm Hành chính huyện Mê Linh, Hà Nội. Đây là dự án tiêu biểu nằm trong chương trình phát triển nhà ở xã hội của HUD và là một trong các mục tiêu trọng điểm trong năm 2019.

Cùng với đó, BCTC công ty mẹ đã ghi nhận được những tín hiệu tích cực trong nửa đầu năm với doanh thu thuần tăng hơn 3 lần lên 651 tỷ đồng, lãi sau thuế tăng gấp đôi lên xấp xỉ 100 tỷ đồng. Dù vậy, ban lãnh đạo HUD vẫn còn rất nhiều việc phải làm để thoái vốn nhà nước có hiệu quả và hấp dẫn nhà đầu tư.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24560.00 24580.00 24900.00
EUR 26330.00 26436.00 27602.00
GBP 30806.00 30992.00 31943.00
HKD 3100.00 3112.00 3214.00
CHF 27305.00 27415.00 28276.00
JPY 159.75 160.39 167.85
AUD 15863.00 15927.00 16413.00
SGD 18093.00 18166.00 18706.00
THB 668.00 671.00 699.00
CAD 17891.00 17963.00 18494.00
NZD   14721.00 15211.00
KRW   17.71 19.34
DKK   3539.00 3670.00
SEK   2326.00 2418.00
NOK   2279.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ