Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Có hàng nghìn dự án FDI thành công

Nhàđầutư
Việt Nam chúng tôi có chính sách thu hút đầu tư thông thoáng để kêu gọi đầu tư nước ngoài, đến nay đã có hàng nghìn dự án FDI thành công. Cùng với đó, chúng tôi có nhiều chính sách hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là với các quốc gia Châu Á.
BẢO ANH
06, Tháng 06, 2017 | 08:52

Nhàđầutư
Việt Nam chúng tôi có chính sách thu hút đầu tư thông thoáng để kêu gọi đầu tư nước ngoài, đến nay đã có hàng nghìn dự án FDI thành công. Cùng với đó, chúng tôi có nhiều chính sách hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là với các quốc gia Châu Á.

thutuong

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu như vậy khi tham dự Diễn đàn Tương lai châu Á, do Nikkei tổ chức, diễn ra hôm qua tại Tokyo, Nhật Bản.

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh thực tế cho thấy toàn cầu hóa là xu thế và lịch sử cũng cho thấy toàn cầu hóa không chỉ là một tiến trình kinh tế mà còn là sự phản ánh những khát vọng vươn xa, những mưu cầu hạnh phúc và chinh phục thử thách của loài người.

 
Việt Nam chúng tôi có chính sách thu hút đầu tư thông thoáng để kêu gọi đầu tư nước ngoài, đến nay đã có hàng nghìn dự án FDI thành công. Cùng với đó, chúng tôi có nhiều chính sách hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là với các quốc gia Châu Á.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng nêu bật vai trò động lực tăng trưởng chủ chốt của châu Á đối với quá trình toàn cầu hóa, chỉ ra những thách thức lớn mà châu Á đang phải đối mặt, và đề xuất ba nhóm giải pháp chính gồm: Duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong bối cảnh châu Á đang có những thay đổi mang tính cấu trúc; Giải quyết bài toán về mô hình phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững và bao trùm; và tối ưu hóa nguồn lực, phối hợp và phát huy vai trò tích cực của các định chế quốc tế.

Thủ tướng khẳng định tầm nhìn sẽ quyết định phương thức tư duy, cách thức hành động và hợp tác giữa các quốc gia sẽ giúp xây dựng một châu Á hòa bình và thịnh vượng, nơi mà ước mơ của mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù phát triển hay hay chưa có điều kiện phát triển đều sẽ được lắng nghe.

Nhân dịp Hội nghị, Thủ tướng đã chia sẻ những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong 30 năm Đổi mới và khẳng định quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hết lòng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Ba định hướng lớn mà Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi trong giai đoạn tới là: Kiến tạo các cơ hội phát triển cho đất nước thông qua tăng cường hội nhập quốc tế, tham gia vào các cấu trúc quản trị toàn cầu; Kiến tạo môi trường thuận lợi nhằm phát huy vai trò động lực của kinh tế tư nhân và khả năng tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu dựa trên năng suất lao động và năng lực sáng tạo của nền kinh tế; Cân bằng giữa chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế với quản lý hiệu quả các nguồn lực và chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với thực tế và đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thủ tướng cũng đánh giá cao đóng góp của Nhật Bản trong những thập kỷ qua đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo của nhiều nước châu Á, mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và sự phát triển mới mạnh mẽ về đầu tư, thương mại, giao lưu văn hóa vì nhân dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Ngay sau bài phát biểu mở đầu, Thủ tướng Nguyên Xuân Phúc đã trực tiếp đối thoại về một số nội dung trong chủ đề của hội nghị, trong đó có vấn đề về vai trò của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC); thách thức ô nhiễm môi trường đối với Việt Nam; vấn đề đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Sau đây, Nhadautu.vn xin trích lại cuộc hỏi đáp của Thủ tướng tại Diễn đàn:

Thưa ngài, có những yếu tố nào trong và ngoài nước ảnh hưởng đến viễn cảnh kinh tế Việt Nam? Ngài vừa nói Việt Nam đã ký nhiều FTA, hiện nay Mỹ đã rút khỏi TPP, Nhật đang trở thành ngọn cờ đầu tiếp tục đàm phán hiệp định này, ý kiến của ngài?

Trong nhiều năm qua, nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì được mức tăng trưởng cao. Đồng thời, chúng tôi quan tâm đến những vấn đề xã hội, người nghèo, dân tộc thiểu số, vùng khó khăn đều được quan tâm.

Kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, chúng tôi đã có 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán với một số quốc gia, khu vực để tiếp tục ký các FTA mới để có thể nâng lên thành 16 FTA.

Việt Nam cùng với Nhật đã tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đến nay, Hoa Kỳ đã rút ra khỏi Hiệp định này, còn lại 11 nước, chúng tôi đang bàn bạc với các đối tác về những giải pháp cụ thể để tìm ra cách thức tốt nhất để chúng ta hợp tác cùng có lợi.

Cuộc họp cấp bộ trưởng thương mại của APEC tại Hà Nội vừa qua đã thảo luận về vấn đề này, chúng tôi đang tiếp tục thảo luận để tìm ra phương thức hợp tác tốt nhất khi TPP không có Hoa Kỳ.

Tôi tin tưởng rằng với nỗ lực của các bên, chúng ta sẽ tìm ra được phương thức hợp tác tốt nhất để đem lại nhiều lợi ích nhất cho người dân chúng ta, vì tương lai hòa bình và thịnh vượng chung.

Việt Nam chúng tôi có chính sách thu hút đầu tư thông thoáng để kêu gọi đầu tư nước ngoài, đến nay đã có 53.000 dự án FDI thành công. Cùng với đó, chúng tôi có nhiều chính sách hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là với các quốc gia Châu Á.

 
Việt Nam cùng với Nhật đã tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đến nay, Hoa Kỳ đã rút ra khỏi Hiệp định này, còn lại 11 nước, chúng tôi đang bàn bạc với các đối tác về những giải pháp cụ thể để tìm ra cách thức tốt nhất để chúng ta hợp tác cùng có lợi.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Ngài có thể cho biết triết lý của cộng đồng ASEAN khác gì với EU? Việt Nam đã tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN và có gặp khó khăn gì không?

Nguyên tắc của ASEAN là đồng thuận.  Đối với ASEAN, chúng tôi đã từng bước triển khai cộng đồng kinh tế ASEAN và bước đầu đạt được kết quả tốt. Việt Nam đã đẩy mạnh đầu tư, thương mại trong khối và chúng tôi đã quy định cụ thể về thể nhân và pháp nhân trong pháp luật.

Chính vì vậy, mức đầu tư và khối lượng thương mại của các nước ASEAN đã không ngừng tăng lên trong thời gian qua. Chúng tôi đã thống nhất xóa bỏ những rào cản không cần thiết, hàng năm chúng tôi đều có hội nghị ASEAN ở cấp cao và nhiều diễn đàn khác với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới.

Đến nay, những khác biệt căn bản về kinh tế trong ASEAN đã được thống nhất một bước, chúng tôi đang thúc đẩy để cải cách thể chế tốt hơn nữa để các nước cùng phát triển.

Việt Nam là một nước kinh tế thị trường, chúng tôi đang thảo luận với EU về Hiệp định thương mại tự do. Việt Nam đã sẵn sàng ký kết Hiệp định này.

Ngài vừa có chuyến thăm tới Hoa Kỳ, xin ngài cho biết kết quả chuyến đi và triển vọng trong mối quan hệ Việt - Mỹ?

Việt Nam là một quốc gia độc lập, trong lịch sử chúng tôi đã chiến đấu để bảo vệ nền tự do và độc lập của mình. Vừa qua, trước khi đến Nhật, chúng tôi đã có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của ngài Donald Trump. Như quý vị đã biết, đó là một chuyến đi thành công.

Tổng thống và phó tổng thống Mỹ cùng với các bộ trưởng quan trọng đã hội đàm với đoàn cấp cao của Việt Nam. Chúng tôi đã bàn về những vấn đề thương mại rất thú vị để hai bên cùng có lợi.

Việt Nam và Hoa Kỳ đã thống nhất cao rằng xuất nhập khẩu giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là có lợi cho hai bên. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ được người dân Mỹ ưa dùng. Việt Nam ưu tiên nhập các thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại của Hoa Kỳ để phát triển sản xuất, kinh doanh và phục vụ nhu cầu đời sống.

Ngay trong khuôn khổ chuyến thăm, các doanh nghiệp của chúng tôi đã ký kết, thỏa thuận với doanh nghiệp Mỹ các hợp đồng có tổng giá trị trên 10 tỉ USD.

Cho dù Việt Nam là nước xuất siêu sang Hoa Kỳ, giữa hai nước không có xung đột về thương mại, bởi nó đáp ứng nhu cầu của mỗi quốc gia và lợi ích của người dân hai nước. Các hàng nông sản, hải sản của Việt Nam được người Mỹ rất thích.

Tham dự hội nghị uy tín này có lãnh đạo cấp cao và đại diện các bộ, ngành của nhiều quốc gia châu Á như: Nhật Bản, Bangladesh, Indonesia, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Myanmar, Mông Cổ, Pakistan, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam. Dự hội nghị, bên cạnh các nhà lãnh đạo, còn có hơn 500 đại biểu từ các tổ chức khu vực và quốc tế, giới học giả, doanh nghiệp Nhật Bản và quốc tế. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là khách mời danh dự của Hội nghị năm nay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ